1. Bạn đã biết 5 nhóm thu nhập tại Việt Nam là gì hay chưa?
Trong quá trình phát triển của Việt Nam, không thể tránh khỏi việc phân tầng xã hội giữa mọi người có nguồn thu nhập khác nhau. Sự phân chia các tầng lớp xã hội, phân hóa giàu nghèo là một trong những trường hợp của việc phân tầng xã hội tiêu biểu. Và việc quyết định đến sự giàu nghèo sẽ dựa vào thu nhập của mỗi người tại nước ta.
Sự phân chia thu nhập của Việt Nam do bình mức thu nhập của từng người, số lượng tài sản do người đó sở hữu,... 5 nhóm thu nhập tại Việt Nam bao gồm các nhóm lần lượt là: Nghèo, Cận Nghèo, Trung bình, Khá và Giàu. Trong đó, Nghèo là nhóm thu nhập thấp nhất và Giàu là nhóm thu nhập cao nhất.
Bên cạnh đó, sự phân chia mức thu nhập cũng dựa vào khu vực sinh sống như thành thị và nông thôn. Theo Thủ tướng Chính phủ đã đề ra quyết định 59/2015/QĐ-TTG về việc phân chia các tầng lớp theo các nhóm và được xếp theo mức thu nhập như sau:
- Nhóm 5 – Nhóm Giàu: Đây chính là nhóm có thu nhập cao nhất ở Việt Nam hiện nay. Đối với nhóm Giàu, cả ở thành thị và nông thôn có mức thu nhập từ 5.000.000 đồng trở lên sẽ được xếp vào nhóm này.
- Nhóm 4 – Nhóm Khá: Ở nhóm Khá sẽ xếp hạng thu nhập theo khu vực thành thị và nông thôn. Đối với nông thôn, người có thu nhập từ 2.000.000 đồng cho đến 3.500.000 đồng sẽ được xếp vào nhóm Khá. Còn ở thành thị, người có mức thu nhập từ 2.200.000 đồng cho đến 4.000.000 sẽ được xếp vào nhóm này.
- Nhóm 3 – Nhóm Trung bình: Đây là nhóm có mức thu nhập trung bình. Cũng giống như nhóm Khá thì mức thu nhập ở nhóm Trung bình cũng được chia thành 2 khu vực đó là thành thị và nông thôn.
Đối với những người lao động tại nông thôn, mức thu nhập trung bình của họ sẽ vào khoảng 1.000.000 cho đến 1.500.000 đồng 1 tháng. Còn đối với những người làm việc tại thành thị thì mức thu nhập ở nhóm Trung bình là 1.300.000 đồng cho đến 1.950.000 đồng trong 1 tháng.
- Nhóm 2 – Nhóm Cận nghèo: Đây là nhóm có mức thu nhập tương đối thấp.
Với những người nằm trong nhóm cận nghèo thì họ sẽ có mức thu nhập từ 700.000 đồng cho đến 1.000.000 đồng với khu vực nông thôn. Tại những khu vực thành phố sẽ cao hơn một chút, mức thu nhập dao động từ 900.000 đến 1.300.000 đồng.
- Nhóm 1 – Nhóm nghèo: Đây là nhóm có mức thu nhập rất thấp, được xem là thấp nhất. Trung bình mức thu nhập của những người nghèo tại nông thôn sẽ có mức thu nhập là dưới 700.000 đồng một tháng và tại khu vực thành phố là khoảng 900.000 đồng trở xuống. Đây có thể xem là mức thu nhập quá thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu như hiện nay.
Theo thời gian và sự phát triển của xã hội, các nhóm thu nhập này sẽ phân chia nhiều hơn và có sự chênh lệch khá lớn giữa nhóm Nghèo và nhóm Giàu. Tuy nhiên, có thể dựa vào nhiều yếu tố như chi phí sinh hoạt, nhà ở, ăn uống quá đắt đỏ thì nhóm Giàu cũng có thể trở thành Nghèo. Hoặc tại nông thôn, việc chi tiêu hợp lý cũng có thể biến họ trở thành người Giàu nhanh chóng.
2. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại nước ta
Bất bình đẳng thu nhập hay thường được gọi là khoảng cách giàu nghèo chính là sự chênh lệch thu nhập của những cá nhân trong cùng một xã hội. Tại Việt Nam trong những năm gần đây mức độ bất bình đẳng thu nhập giữa các nhóm thu nhập không có biến động nhiều.
Có nhiều khu vực thành thị việc bất bình đẳng trong thu nhập đã có xu hướng giảm nhưng tại nhiều khu vực nông thôn lại tăng cao. Những thông tin về mức độ chênh lệch thu nhập của một quốc gia nào đó thì đều được đo dựa trên hệ số GINI – hệ số chênh lệch giàu nghèo. Ở Việt Nam, hệ số này ngày càng giảm dần, xu hướng bất bình đẳng hiện nay nằm trong ngưỡng an toàn. Thực trạng đó là sự bất bình đẳng ở thành thị giảm nhưng sự bất bình đẳng ở nông thôn có xu hướng tăng và tỉ lệ luôn lớn hơn thành thị.
Xu hướng này có sự biến động rõ rệt nhất là năm 2020 thời điểm dịch bệnh. Thời điểm này nhà nước có các chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại do dịch bệnh. Do đó, thu nhập của nhóm thu nhập thấp có xu hướng tăng 7,6% còn nhóm thu nhập cao thì tỉ lệ là 3,3%. Sự phân hóa giàu nghèo ở khu vực thành thị cũng có xu hướng giảm, thu nhập của nhóm thu nhập cao giảm và thu nhập của nhóm thu nhập thấp tăng.
Dưới đây là bảng biểu mô tả hệ số GINI từ 2016-2020:
Và để có thể giải quyết vấn đến bất bình đẳng trong thu nhập thì nhà nước cần phải xây dựng được chiến lược tăng trưởng và hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó là những chính sách phân chia thu nhập thích hợp và khuyến khích người dân làm giàu mạnh mẽ.
3. Những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến các nhóm thu nhập
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các nhóm thu nhập tạo nước ta, bạn có thể tìm hiểu qua các nhân tố dưới đây.
3.1. Nhân tố về khu vực làm việc
Những khu vực thành thị thông thường sẽ có những lợi thế nhất định về vị trí và cơ hội việc làm vì thế đương nhiên thu nhập cũng sẽ cao hơn những khu vực nông thôn có cơ hội việc làm thấp hơn.
Cũng chính vì vậy mà mức thu nhập giàu và khá chủ yếu nằm ở khu vực thành thị. Tuy nhiên không có nghĩa là nông thôn không có những người cơ mức thu nhập cao, chỉ là con số đó không nhiều và chủ yếu là 3 mức thu nhập còn lại.
Xem thêm: Thu nhập chịu thuế là gì? Mở rộng thông tin về thu nhập chịu thuế
3.2. Phụ thuộc vào trình độ
Sự chênh lệch thu nhập cũng bị ảnh hướng rất nhiều bởi trình độ văn hóa và tư tưởng, những người có trình độ cao thì mức thu nhập trả cho họ cũng cần phải xứng đáng. Với những người như vậy thì họ thường làm việc tại những công ty lớn với mức lương cao.
Những người có trình độ học vấn trung bình và không được đào tạo qua trường lớp sẽ thường chỉ làm được những công việc lao động bình thường với mức thu nhập không cao.
3.3. Phụ thuộc vào chính sách phát triển kinh tế của nhà nước
Chính sách phát triển kinh tế cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phân chia các nhóm thu nhập trong xã hội. Mỗi khu vực và địa phương sẽ có cho mình những chính sách để phát triển nền kinh tế khác nhau.
Cũng chính vì những chính sách đó sẽ tác động tới mức thu nhập của khu vực đó, với những chính sách phù hợp thì sẽ giúp cho người dân khu vực đó có được mức thu nhập ổn định. Ngược lại, nếu chính sách đưa ra không phù hợp thì sẽ khiến cho đời sống người dân trở nên khó khăn hơn.
Ngoài những yếu tố chủ chốt tác động đến các nhóm thu nhập thì trên thì cũng vẫn còn nhiều yếu tố nhỏ khác như: khí hậu , đặc điểm vùng miền,... Nếu những yếu tố nhỏ lẻ này ngày một tăng lên thì nó cũng sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến thu nhập của người dân.
4. Việc phân chia các nhóm thu nhập tại Việt Nam có ý nghĩa như thế nào?
Phân chia các nhóm thu nhập tại Việt Nam mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tìm ra những giải pháp giúp thúc đẩy nền kinh tế đất nước.
Căn cứ vào các nhóm thu nhập mà nhà nước có thể đưa ra được những chính sách kinh tế phù hợp. Bên cạnh đó đưa ra những chiến lược hỗ trợ cho những cá nhân, gia đình thuộc diện nghèo và cận nghèo giúp họ có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống, tiếp thêm động lực và khuyến khích làm giàu vươn lên.
Tuy nhiên, việc gì thì cũng sẽ có hai mặt tích cực và tiêu cực, bên cạnh những tích cực trên thì vẫn tồn tại những tiêu cực. Việc phân chia mức thu nhập sẽ thúc đẩy cho việc phân hóa giàu nghèo trở nên rõ ràng hơn, người nghèo sẽ mất đi tiếng nói trong xã hội và bị khinh thường.
Và đây là điều không nên xảy ra trong xã hội, đòi hỏi nhà nước cần khéo léo hơn trong việc phân chia mức thu nhập để có thể vẫn giúp phát triển kinh tế nước nhà và vẫn đảm bảo việc phân hóa giàu nghèo không xảy ra.
5. Làm thế nào để hạn chế sự bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam?
Bất bình đẳng sẽ gây ra sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp với nhau, gây ra các tỷ lệ như thất nghiệp, thu nhập bình quân giảm, tỷ lệ tội phạm tăng… đây là vấn đề mà rất nhiều quốc gia đang “đau đầu”. Đặc biệt Covid-19 đang hoành hành như hiện nay, do đó nước ta cần có biện pháp giải quyết để giảm bớt về nguồn thu nhập cho người lao động.
5.1. Khuyến nghị từ phía Chính phủ
Chính phủ nước ta đã ban hành các chính sách giúp ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh, giúp người lao động và các doanh nghiệp giảm bớt những khó khăn do chỉ thị 16 và giãn cách do dịch bệnh.
Tuy vậy, để các chính sách này phát huy tối ưu thì cần sự kết hợp của nhiều bộ phận khác nhau như Bộ, ngành và các địa phương để thúc đẩy các công tác một cách nhanh chóng, cải cách các thủ tục hành chính để đảm bảo các gói chính sách hỗ trợ được ban hành hiệu quả, đảm bảo người dân tháo gỡ hết khó khăn và đảm bảo an sinh xã hội.
Chính phủ cũng cần xây dựng các gói hỗ trợ tăng cường đầu tư vào nguồn lực con người và hỗ trợ việc làm cho người lao động và khuyến khích mọi người hình thành các tầng lớp trung lưu; tăng cường đầu tư vào những nơi kém phát triển; khuyến khích người giàu càng thêm giàu; cải thiện chất lượng các dịch vụ công và giúp người dân nghèo thoát nghèo.
5.2. Khuyến nghị từ phía doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần nghiên cứu các phương án đổi mới, ứng dụng việc tiến bộ kỹ thuật vào việc sản xuất kinh doanh; nghiên cứu mở rộng thị trường đầu ra của sản phẩm và chất lượng đầu vào; sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến để đa dạng hóa việc kinh doanh từ online cho đến trực tiếp; giúp người lao động nâng cao trình độ tay nghề của mình.
5.3. Khuyến nghị từ phía người lao động
Về phía người lao động cần tích cực, chăm chỉ làm việc, nâng cao kỹ năng chuyên môn và học thêm các kỹ năng mềm cần thiết để có thể đảm bảo thích ứng được với sự phát triển không ngừng của xã hội.
Bên cạnh đó, người lao động cần phải chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, nhà nước. Trong các quá trình người lao động thực hiện triển khai gói hỗ trợ do Chính phủ ban hành và người lao động cần thực hiện nghiêm túc các chính sách mà Chính phủ đề ra, đảm bảo gói hỗ trợ đến đúng được đối tượng.
5.4. Về các chính sách hỗ trợ y tế
Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách như mua thẻ y tế cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, người nghèo; hỗ trợ thẻ bảo hiểm cho sinh viên, học sinh, hộ cận nghèo; hỗ trợ việc khám và chữa bệnh cho các vùng khó khăn.
Do vậy, để giải quyết sự bất bình đẳng của các nhóm thu nhập ở Việt Nam, Chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ cho những vùng đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo,... và kết hợp với việc đẩy mạnh nền kinh tế, tạo nên sự bình đẳng giữa các tầng lớp, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng hoàn thiện và chất lượng hơn.
Hy vọng qua bài viết này, quý độc giả đã biết được về khái niệm 5 nhóm thu nhập tại Việt Nam là gì, thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến các nhóm thu nhập, ý nghĩa của các nhóm thu nhập và một số khuyến nghị giúp hạn chế sự bất bình đẳng thu nhập ở nước ta. Bên cạnh đó, bạn đã biết được mình và gia đình thuộc vào mức thu nhập nào, từ đó có những giải pháp để nâng cao thu nhập của bản thân và gia đình.
Tham gia bình luận ngay!