1. Bài học đắt giá về sự chủ động và sự tự tin
1.1. Sinh viên cần phải chủ động trong mọi tình huống
Đây là bài học đắt giá nhất sau quá trình thực tập. Thực trạng nền giáo dục Việt Nam từ tiểu học cho đến trung học phổ thông, thậm chí sau khi đã lên đại học, cao đẳng, trường đào tạo nghề vẫn còn thiếu sự chủ động từ học sinh, sinh viên. Môi trường giáo dục này đã áp dụng từ khi còn rất nhỏ và cho đến mãi về sau nên việc cố gắng thay đổi từ thụ động sang chủ động là rất khó. Tuy nhiên, môi trường làm việc thực tiễn là môi trường mạnh mẽ, bạn sẽ không được “cầm tay chỉ việc” như lúc đi học mà đòi hỏi bạn phải học cách chủ động một cách nhanh nhất để hòa nhập với công việc.
Bạn phải xác định rõ mình là người đi thực tập, muốn học nghề thì phải luôn trong tư thế chủ động. Sẵn sàng mở lời, chào hỏi, làm quen mọi người, chủ động tìm hiểu công việc thực tập, làm việc cùng mọi người,... tất cả điều đó sẽ giúp sinh viên hòa nhập nhanh chóng với môi trường mới.
Sự chủ động trong công việc cũng sẽ giúp bạn có thói quen chủ động trong cuộc sống, từ đó hướng được mọi việc theo ý muốn của bản thân. Và tất nhiên, chủ động sẽ giúp bạn không bỏ lỡ bất kì cơ nào trong công việc cũng như trong cuộc sống.
1.2. Nâng cao sự tự tin trong công việc lẫn cuộc sống
Khi bạn chủ động mọi thứ trong công việc thì chắc chắn sự tự tin của bạn cũng tăng lên rõ rệt. Những kinh nghiệm quý báu khi thực tập được tích lũy theo thời gian trở thành những hành trang để bạn tự tin, vững vàng hơn sau khi rời giảng đường để bước vào con đường làm việc thực tế.
Khi vào một môi trường mới, bạn sẽ được rèn luyện không ngại ngùng, không sợ hãi, chấp nhận bị trách mắng để cố gắng hoàn thiện bản thân. Quan trọng hơn, qua kì thực tập, bạn sẽ phải có được niềm tin mình sẽ thành công. Thành công chỉ đến với những người tự tin vào bản thân, nếu bạn nghĩ rằng mình không thể làm được thì chắc chắn kết quả cũng sẽ không tốt. Từ sự tự tin đó, bạn sẽ càng cố gắng, quyết tâm hơn đến mục tiêu và ước mơ của mình
2. Nâng cao được trình độ kỹ năng mềm và kỹ năng cứng
Theo thống kê, những người thành công thường chỉ dựa trên 25% là kỹ năng cứng còn lại 75% là kỹ năng mềm mà họ đã đúc kết được. Vậy hãy xem kỹ năng cứng và kỹ năng mềm đúc kết được sau khi đi thực tập là gì nhé.
2.1. Sinh viên thực tập được trau dồi kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là tập hợp các kỹ năng liên quan đến các hoạt động trong cuộc sống, công việc. Có thể kể đến những kỹ năng cơ bản như: khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình,... Nhờ đó, nhà tuyển dụng đánh giá được sự tương tác, làm việc trong tập thể của sinh viên, để xem xét sự phù hợp với môi trường của doanh nghiệp.
Ngay từ khi trong ghế nhà trường, các bạn đã được học những kỹ năng mềm cơ bản mà các môi trường làm việc yêu cầu. Tuy nhiên, công việc thực tế cần rất nhiều kỹ năng mềm đặc thù và nâng cao khác để phục vụ cho công việc.
Kỹ năng mềm như là chất bôi trơn để bạn có thể áp dụng những lý thuyết vào thực tiễn một cách nhuần nhuyễn. Không chỉ các sinh viên mà ngay cả những người đã và đang đi làm cũng phải liên tục trau dồi. Bản sẽ thể hiện được giá trị con người qua những kỹ năng như giao tiếp, cách lắng nghe, cách làm việc nhóm, cách tư duy và đưa quyết định, cách nói chuyện với người đối diện,...
Qua các hoạt động giao tiếp, trao đổi, ứng xử, thuyết trình hay làm việc nhóm trong kỳ thực tập, sinh viên sẽ được trau dồi và rèn luyện, hoàn thiện kỹ năng mềm của bản thân. Chỉ cần bạn tự tin, giao tiếp tốt, linh hoạt trong ứng xử thì bất kì môi trường làm việc nào bạn cũng có thể thích nghi nhanh chóng, đây là điều kiện rất tốt để thuận lợi cho việc phát triển công việc sau này của bạn. Không thể phủ nhận, ngoài những kiến thức học tập, kỹ năng mềm sẽ là nhân tố quan trọng không kém để giúp sinh viên có cơ hội việc làm tốt và phát huy bản thân tại nhiều môi trường.
2.2. Kỹ năng cứng được nâng cao sau kỳ thực tập
Sau khi đi thực tập, sinh viên được áp dụng những kiến thức từ sách vở vào trong thực tế. Tại đây, bạn sẽ được nâng cao các kỹ năng cứng của mình. Ngoài những đánh giá bằng các bằng cấp, chứng chỉ hay những bài kiểm tra, kỹ năng cứng còn ở trình độ, tay nghề và sự tư duy.
Nếu có may mắn và dựa vào sự cố gắng, nỗ lực của bạn sau khi thực tập, bạn có thể được nhận vào chính trong môi trường, đơn vị thực tập đó để làm việc. Còn nếu công việc thực tập không phải công việc bạn theo đuổi sau này thì đừng lo, những kỹ năng cứng sẽ luôn là điều cần thiết cho bạn để đến với môi trường làm việc sau này hoặc đơn giản là gây được ấn tượng với các nhà tuyển dụng trong tương lai.
3. Tích cực học hỏi những kinh nghiệm thực tế và phát triển các mối quan hệ mới
3.1. Tích cực học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế
Môi trường làm việc thực tế rất khác khi ngồi trên ghế giảng đường học tập. Dù là ở vị trí thực tập sinh nhưng sinh viên vẫn được giao những công việc phù hợp với năng lực và yêu cầu hoàn thành như một người nhân viên bình thường. Chắc chắn, bạn sẽ có những bỡ ngỡ và áp lực, tuy nhiên đây cũng là thời điểm bạn chuyển khó khăn thành cơ hội để học hỏi những kinh nghiệm thực tế. Qua đó, bạn có thể trải nghiệm được giáo trình trên nhà trường chỉ là những kiến thức nhỏ bé trong thế giới tri thức rộng lớn. Những bài học ngoài thực tế sẽ dạy bạn, giúp bạn trưởng thành hơn trong việc nhìn nhận, xem xét và giải quyết vấn đề.
Kỳ thực tập là được làm trong môi trường thực tế, có cơ hội để áp dụng những kiến thức vào trong công việc,... bạn sẽ nhanh chóng tìm được khuyết điểm của bản thân để tiếp tục hoàn thiện. Và cũng có cho mình những kinh nghiệm quý báu để sau này làm việc tại trường đời ngoài kia.
3.2. Sinh viên được phát triển các mối quan hệ mới
Điều mà ai cũng biết là muốn thành công trong sự nghiệp, bạn phải biết được tầm quan trọng của việc xây dựng những mối quan hệ. Xây dựng cho mình một mạng lưới quan hệ sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn.
Bước vào kì thực tập là bạn bước vào môi trường mới với những mối quan hệ mới từ những người bạn và những người đồng nghiệp. Bạn hãy duy trì và phát triển các mối quan hệ này vì đó là những người có liên quan đến ngành học cũng như công việc của bạn sau này. Có thể chính những con người này sẽ đem lại cho bạn những cơ hội để thể hiện bản thân cũng như phát triển công việc.
Trên đây là những điều rất đáng thiết thực cho các bạn sinh viên đã, đang và sẽ chuẩn bị thực tập ngoài thực tế. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ có kế hoạch phát triển sự nghiệp, phát triển bản thân tốt hơn. Mong rằng qua bạn sẽ có những bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập thật quý báu cho bản thân mình.
Tham gia bình luận ngay!