1. Bạn hiểu “Bản vẽ thiết kế thi công là gì?”
Bản vẽ thiết kế thi công được biết đến là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình tiến hành thi công nhà ở hay các công trình nào đó. Vậy, bản vẽ thiết kế thi công được định nghĩa như thế nào?
Với cách hiểu đơn giản nhất thì bản vẽ thiết kế thi công chính là bản vẽ nằm ở trong giai đoạn cuối cùng trong quy trình thiết kế bản vẽ chi tiết của một công trình sắp được xây dựng nào đó. Bản vẽ thiết kế thi công này đã được phê duyệt và đưa vào để triển khai xây dựng theo kế hoạch.
Dựa trên nghị định số 46/2015/NĐ-CP thì “Bản vẽ thi công sẽ là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó, thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và các thiết bị được sử dụng thực tế.”
Trên thực tế thì bản vẽ thiết kế thi công sẽ thuộc hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công, do vậy, sẽ bao gồm cả các nguyên liệu với việc dự tính một cách chi tiết. vì thế mà việc dự toán về khối lượng các nguyên vật liệu cũng như kinh phí cần thiết sẽ được thực hiện khi bản vẽ thiết kế thi công được hoàn thành để giúp cho bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công được hoàn chỉnh nhất có thể.
Dựa trên định nghĩa trên, ta cũng có thể hiểu được bản chất của bản vẽ thiết kế thi công chính là việc cụ thể hóa những chi tiết từ bản vẽ thiết kế sơ bộ. Do đó mà thông qua bản vẽ thiết kế thi công thì chúng ta có thể nắm bắt được tình hình cũng như tiến độ xây dựng và số lượng cụ thể của từng nguyên vật liệu trong quá trình tiến hành xây dựng công trình.
Xem thêm: Phần mềm quản lý dự án xây dựng
2. Thông tin về lập bản vẽ thiết kế thi công
Việc lập bản vẽ thiết kế thi công như thế nào? Hay ai sẽ là người phụ trách việc lập bản vẽ thiết kế thi công? Đó sẽ là những câu hỏi mà khá nhiều bạn thắc mắc khi đang trong quá trình tìm hiểu thông tin về bản vẽ thiết kế thi công.
2.1. Người phụ trách lập bản vẽ thiết kế thi công
Về đối tượng phụ trách lập bản vẽ thi công đã được quy định một cách rõ ràng qua Thông tư số 26/2016/TT-BXD. Cụ thể, tại điều 11.1 và 11.2 đã quy định rõ ràng về những đối tượng có trách nhiệm trong việc lập bản vẽ thiết kế thi công như sau:
- Nhà thầu chịu trách nhiệm tiến hành thi công công trình sẽ có trách nhiệm đối với việc lập bản vẽ thiết kế thi công đối với công trình do mình hoàn thành. riêng với những phần công trình không rõ ràng vì bị che khuất tầm nhìn thì sẽ cần phải có bản vẽ hoàn công. nếu không cần phải tiến hành việc đo đạc một cách chi tiết, cẩn thận để xác định được những thông số sát với thực tế và thuận tiện trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ tiếp theo.
- Với những nhà thầu là liên danh thì mỗi bên sẽ có trách nhiệm trong việc lập bản vẽ thiết kế thi công đối với từng phần công trình mà mình có trách nhiệm. Điều này đảm bảo được sự chính xác cũng như hoàn thành được vai trò, trách nhiệm của mình đối với công trình sắp được tiến hành thi công. Đặc biệt là mỗi bên cần phải tự hoàn thành bản vẽ của mình và không được ủy quyền hay nhờ bất kỳ bên nào thực hiện thay mình trong công việc này.
2.2. Lập bản vẽ thiết kế thi công như thế nào?
Việc lập bản vẽ thiết kế thi công hay xác nhận bản vẽ thiết kế thi công đó được ứng dụng trong xây dựng công trình thực tế sẽ cần được phê duyệt và đóng dấu bởi các bên liên quan. Điều này sẽ xác nhận bản vẽ này là bản vẽ thiết kế thi công hoàn chỉnh.
Nếu như các kích thước và các thông số thực tế của công trình xây dựng so với sai số ở bản vẽ thiết kế thi công là được phép thì các bên sẽ tiến hành xác nhận bản vẽ này. Còn trong trường hợp có sự thay đổi giữa thông số thực tế và trong bản vẽ đã được xác nhận thì các nhà thầu sẽ tiến hành ghi lại những thông số thực tế của công trình vào trong bản vẽ với từng nội dung thông số tương ứng.
Nếu như cần thiết thì nhà thầu phụ trách có thể thực hiện việc vẽ lại một bản thiết kế thi công mới và đính kèm vào trong phụ lục.
Xem thêm: Việc làm xây dựng
3. Thực hiện thẩm tra bản vẽ thiết kế thi công
Việc thẩm tra bản vẽ thiết kế thi công có ý nghĩa quan trọng trong việc tiến hành thi công công trình cũng như quản lý dự án và tiến độ công trình được thực hiện một cách hiệu quả hơn rất nhiều. Không những vậy, với các chủ đầu tư thì công đoạn thẩm tra bản vẽ thiết kế thi công đem lại khá nhiều lợi ích quan trọng.
3.1. Những ưu điểm của việc thẩm tra bản vẽ thiết kế thi công
Dựa vào việc tiến hành thẩm tra bản vẽ thiết kế thi công thì những lợi ích nhận được dựa trên công tác này như sau:
- Nắm bắt và sửa chữa cũng như khắc phục được những sai lầm tồn tại trong quá trình tiến hành tự thẩm định và đánh giá công trình xây dựng. Cùng với đó chính là việc đảm bảo một cách tốt nhất cho bản đồ án thiết kế của công trình.
- Dựa trên bản vẽ thiết kế thi công, các thông tin về quá trình dự toán nguyên vật liệu và chi phí sẽ được thể hiện. Đem đến sự hiệu quả cao về mặt kinh tế cho các chủ đầu tư dự án thi công công trình, giúp tiết kiệm được các khoản chi phí cho việc đầu tư một cách hiệu quả.
- Đem lại một sự tin tưởng cao hơn với việc đã được xác nhận bởi đội ngũ chuyên gia dựa trên quá trình kiểm định.
Đây chính là 3 lợi ích cơ bản nhưng mang lại các giá trị to lớn cho nhà đầu tư cũng như các bên liên quan khác của dự án thi công sắp tới. việc có một bản vẽ thiết kế thi công sẽ giúp cho quá trình tiến hành, quản lý được hiệu quả hơn, cùng với đó chính olaf sự hiệu quả về mặt kinh tế.
3.2. Nội dung của việc thẩm tra bản vẽ thiết kế thi công
Trong quá trình tiến hành thẩm định bản vẽ thiết kế thi công thì những công việc, nội dung cần thực hiện là gì?
- Tiến hành việc kiểm tra, đánh giá về những tư vấn các giải pháp liên quan trong việc giám sát công trình.
- Tiến hành việc đánh giá những tiêu chuẩn cụ thể về kỹ thuật đã được ứng dụng trong các giải pháp tư vấn giám sát công trình.
- Khảo sát và kiểm tra về mức độ an toàn của công trình thông qua các thông số cũng như kết cấu từng chi tiết.
- Kiểm tra và tiến hành đánh giá về sự phù hợp của các chi tiết, công nghệ, kỹ thuật được sử dụng.
- Kiểm tra và đánh giá về các biện pháp bảo vệ môi trường, PCCC được sử dụng.
- Kiểm tra và đánh giá về năng lực của tổ chức cũng như cá nhân thiết kế bản vẽ thiết kế thi công.
- Kiểm tra về tính pháp lý.
- Kiểm tra và đánh giá về chất lượng cũng như số lương của nguyên vật liệu với tất cả các hạng mục của công trình có thực sự phù hợp hay không.
- Kiểm tra về chất lượng và tính khả thi của công trình.
- Tiến hành việc đánh giá và giải trình về việc bảo vệ thiết kế trong bản vẽ thiết kế thi công với cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bản vẽ thiết kế thi công. Hy vọng, bài viết đã đem lại những điều có giá trị với bạn.
Tham gia bình luận ngay!