Ở bài viết này, topcvai.com muốn gửi tới các bạn một số thông tin liên quan tới bảng chữ cái Tiếng Việt. Theo đó những ai có nhu cầu ôn tập lại kiến thức thì có thể tham khảo những thông tin bên dưới nhé.
1. Giới thiệu về bản chữ cái Tiếng Việt
Bảng chữ cái Tiếng Việt là hệ thống các ký hiệu theo chữ Latin, dựa vào những ký hiệu đó mà con người có thể ghép chúng lại và ghi nhớ chúng dưới dạng văn bản.
Bảng chữ cái chính là nền tảng cơ bản nhất khi nói tới việc học ngôn ngữ, trong đó không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều thiết lập nên hệ thống này để làm căn cứ cho người học.
Bước đầu tiên của việc học ngôn ngữ chính là làm quen và học thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt. Để nhớ lâu và hiểu sâu các ký tự đó thì giáo viên thường kết hợp cho các bé liên tưởng tới những hình ảnh cụ thể có liên quan.
Trên thực tế có rất nhiều người nước ngoài nói thành thạo tiếng Việt nhưng lại không biết phải viết chúng như thế nào để người khác hiểu. Đó là do họ chưa có đầu tư thời gian và công sức để học thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt.
Bảng chữ cái Tiếng Việt có tổng cộng là 29 chữ cái, nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu được cách đọc và phát âm sao cho chuẩn với từng chữ đâu nhé.
Như vậy bảng chữ cái Tiếng Việt không chỉ phục vụ cho nền giáo dục nước nhà mà còn giúp con người ghi chép lại văn bản, tài liệu hay tất cả những gì mà chúng ta muốn thể hiện với người khác.
Xem thêm: Tìm gia sư tiếng Việt lớp 1
2. Bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo dục
Để thống nhất phương pháp dạy và học đồng thời cũng đem đến 1 cách học đơn giản và dễ hiểu nhất thì Bộ giáo dục Việt Nam đã đưa ra hệ thống bảng chữ cái Tiếng Việt bao gồm 29 chữ cái.
Con số 29 này khá nhỏ nên rất dễ dàng để các em học sinh và người ngoại quốc ghi nhớ. Các thông tin cần ghi nhớ như sau:
- Bảng chữ cái Tiếng Việt gồm 12 nguyên âm, đó là các nguyên âm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y,...
- Bảng chữ cái Tiếng Việt có tới 17 phụ âm bao gồm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
- Tiếp đến là 3 nguyên âm đôi với các cách viết khác nhau như sau: Ia - yê - iê, ua - uô, ưa - ươ.
- Có 9 phụ âm đầu ghép từ 2 chữ cái đó là: ph, th, gi, ch, tr, kh, nh, gh và ng.
- Cuối cùng là 1 phụ âm đầu ghép bởi 3 chữ cái đó là chữ “ngh”.
Mỗi chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt đều được viết theo 2 cách khác nhau, một là viết hoa và hai là viết thường. Với chữ viết nhỏ hơn được gọi là chữ thường hoặc in thường, còn lại chữ cái viết lớn hơn được gọi là chữ in hoa hoặc chữ hoa.
Các chữ thường được viết theo phần giới thiệu của tôi ở trên còn chữ hoa bạn có thể tham khảo với nội dung sau đây:
A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y
Tuy có sự khác biệt về cách viết thế nhưng chữ in thường và chữ in hoa lại không có bất kỳ sự khác nhau nào về cách đọc. Theo đó bạn vẫn tiến hành đọc chúng theo cách được học cho dù nó đang viết ở dạng nào.
Đọc thêm: Khám phá những bài luyện đọc cho học sinh lớp 1 hữu ích
3. Một số đặc điểm chi tiết về bảng chữ cái Tiếng Việt
3.1. Khám phá thanh điệu của bảng chữ cái
Ngoài nguyên âm và phụ âm thì trong bảng chữ cái Tiếng Việt còn có thanh điệu. Vậy thanh điệu là như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Dấu thanh hay còn có tên gọi tắt là “dấu”, đây là thành phần quan trọng trong bảng chữ cái Tiếng Việt. Theo đó nếu không có dấu thì sẽ rất nhiều từ không có nghĩa.
Ở dấu thanh có một điểm khá thú vị đó là khi đứng với mỗi một từ ghép khác nhau thì nó sẽ mang nghĩa khác nhau. Vì vậy khi dạy trẻ học nói và viết thì giáo viên hay phụ huynh cần đặc biệt nhấn mạnh về phần này để trẻ không bị nhầm lẫn.
Trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có 5 loại dấu cố định được sử dụng như sau:
- Dấu huyền ( )
- Dấu sắc ( / )
- Dấu ngã ( ~ )
- Dấu hỏi
- Dấu nặng ( . )
Ngoài các dấu trên, bảng chữ cái còn có thanh ngang hay còn gọi là không dấu thanh. Tuy nhiên với loại thanh điệu này thì sẽ được hiểu là không dấu và sẽ không được đề cập trong bảng chữ cái chuẩn của Bộ.
Cấu tạo chuẩn của một tiếng trong Tiếng Việt sẽ có 3 phần đó là âm đầu, vần và thanh. Ở phần vần, cầu tạo có vẻ phức tạp hơn khi có tới 3 thành phần khác nhau: âm chính, âm đệm và âm cuối.
3.2. Phát âm trong Tiếng Việt như thế nào mới chuẩn?
Chúng ta vừa làm quen tất cả các yếu tố căn bản để tạo thành chữ viết hoàn chỉnh, vậy tiếp theo hãy tìm hiểu về cách đọc chúng theo cách chuẩn nhất nhé:
Đọc nguyên âm:
- Với những nguyên âm i, ê, e thì khi đọc lưỡi sẽ được đưa ra trước, đối với các nguyên âm u, ô, o khi đọc miệng tròn và lưỡi thụt vào trong.
- Hai nguyên âm ă là do đọc nguyên âm a ngắn và nhanh, nguyên âm â là do phát âm ơ ngắn và nhanh.
Đọc phụ âm:
Phụ âm trong bảng chữ cái Tiếng Việt được phát âm bằng cách đóng thanh quản 1 phần hoặc toàn phần.
- Chữ T được phát âm bằng phần phía trước của lưỡi
- Chữ K lại phát âm bằng mặt lưng của lưỡi
- Chữ H được phát âm từ cổ họng
- Chữ S được phát âm bằng cách đưa không khí qua đường thoát hẹp
- Hãi chữ M và N được phát âm bằng cách cho luồng khí từ thanh quản thoát ra từ mũi.
Tham khảo: Cách dạy trẻ lớp 1 viết chữ đẹp khiến vạn người mê
4. Cách dạy bảng chữ cái cho người nước ngoài
Học bảng chữ cái Tiếng Việt khá thú vị và có phần đơn giản, học viên là người nước ngoài đến từ các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, trung Quốc hay Lào thì có thể sử dụng chữ cái tượng hình. Còn với các học viên đến từ Anh quốc thì giáo viên có thể sử dụng bảng chữ cái Latin để dạy sẽ thu về hiệu quả hơn.
Cho dù là giới thiệu Tiếng Việt dễ đến mức nào thì đối với một người ngoại quốc việc tiếp cận ban đầu vẫn luôn là giai đoạn khó khăn nhất. Không chỉ riêng người nước ngoài, nếu là người Việt Nam nhưng không chăm chỉ thì việc ghi nhớ bảng chữ cái Tiếng Việt 29 chữ cũng là cả 1 vấn đề to lớn.
Bí quyết học bảng chữ cái Tiếng Việt dành cho tất cả các đối tượng nói chung đó là hãy chăm chỉ học tập và rèn luyện. Nếu cảm thấy khó khăn hãy tự học từng chữ cho tới khi thuộc làu chúng. Bạn có thể sử dụng hình ảnh để có thể nhớ lâu hơn những từ ngữ đã học, phương pháp này thực sự hieuj quả và đã được áp dụng ở rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Những thông tin vừa rồi đã khép lại toàn bộ nội dung về bảng chữ cái Tiếng Việt mà topcvai.com muốn chia sẻ. Hy vọng rằng với những kiến thức này những người ngoại quốc muốn học ngôn ngữ Việt Nam sẽ nhanh chóng nắm bắt được phương thức học hiệu quả, sớm hoàn thành khóa học Tiếng Việt để thực hiện ước mơ giao tiếp của mình nhé.
Tham gia bình luận ngay!