Ở bài viết này, dưới góc nhìn của những chuyên gia bộ môn vật lý, chúng ta sẽ tham khảo bảng đổi đơn vị vật lý hiện hành, được áp dụng học tập trong hệ thống giáo dục đối với bộ môn vật lý nói riêng.
1. Giới thiệu tổng quan về bảng đổi đơn vị vật lý
Thế giới kiến thức luôn rộng lớn bao la, chính vì thế mà chúng ta chẳng thể nào tóm gọn nó lại chỉ trong một vài câu chữ. Một đời học sinh trải qua 12 năm học bậc trung học phổ thông, nhưng như thế đâu đã học được hết biển kiến thức bao la vô tận của tự nhiên và vũ trụ này.
Suy cho cùng, Vật lý hay những bộ môn học khác cũng chính là phương thức lý giải các hiện tượng, cơ chế đang tồn tại trong tự nhiên và vũ trụ. Những hình dung sẽ được tạo ra thông qua hệ thống định lý, khái niệm và không thể thiếu các công thức để tạo ra sự quy đổi, chuyển đổi. Người ta dùng đơn vị vật lý nhằm làm rõ hơn những hình dung và cách tiếp nhận thông tin cho con người.
Các đơn vị đo hoàn toàn có thể chuyển đổi qua lại cho nhau. Mục đích chính của việc chuyển đổi này là để cụ thể hóa những điều chúng ta biết, các đại lượng hay giá trị chuyển đổi hều hết đều tương đương nhau thế nhưng nhu cầu của con người luôn luôn muốn chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị vật lý như một cách nhìn nhận sâu sắc và hình dung tốt hơn về các yếu tố, thực thể trong cuộc sống.
Đó chính là lý do vì sao con người trải qua hàng bao thế kỷ tồn tại và phát triển đã không ngừng nghỉ đi tìm kiếm, nghiên cứu vật lý học để đem lại những kiến thức hữu ích, áp dụng vào cuộc sống này. Bảng đổi đơn vị vật lý chuẩn xác đến ngày nay là thành quả của hàng ngàn năm nghiên cứu từ sự tâm huyết, tầm tri thức sâu rộng của không biết bao nhiêu nhà nghiên cứu, các vị chuyên gia trong lĩnh vực vật lý. Con người hiện đại tiếp nhận bảng đổi đơn vị vật lý theo cách mà cả thế giới công nhận nó trở thành một công thức chuyển đổi "ăn sẵn", chỉ việc tiếp nhận.
Vậy cụ thể nội dung bên trong bảng đổi đơn vị này bao gồm những gì? Hãy cùng topcvai.com khám phá, tìm hiểu nhé.
Xem thêm: Gia sư lý
2. Khám phá chi tiết bảng đổi đơn vị vật lý
2.1. Chuyển đổi về bội số, ước số của hệ đơn vị SI
Tìm hiểu bảng đổi đơn vị , chúng ta trước tiên hãy chú trọng đến những yếu tố mang tầm vi mô từ ước số hay bội số trước khi tính đến những đơn vị thông thường. Sau đây là 10 đơn vị giúp bạn hiểu về nội dung diễn giải bội số, ước số trong đơn vị vật lý.
(1) Giga (G) có đội lớn là 10^9 mang giá trị là 1 tỷ (1.000 000 000)
(2) Mega (M) có độ lơn là 10^6mang giá trị là 1 triệu (1 000 000)
(3) Kilo (k) có độ lớn là 10^3 mang giá trị là 1 000
(4) hecto (h) có độ lớn là 10^2, tương đương giá trị là 100
(5) deca (da) có độ lớn là 10, giá trị tương đương cũng là 10
(6) deci (d) có độ lớn là 10^(-1), giá trị tương đương là 0,1
(7) Centi (c) có độ lớn là 10^(-2). Giá trị tương đương là 0,01
(8) mili (m) có độ lớn là 10^(-3), giá trị tương đương là 0,001
(9) micro có độ lớn là 10^(-6). Giá trị tương đương là 0,000 001
(10) nano (n) có độ lớn là 10^(-9), mang giá trị tương đương 0,000 000 001.
Tìm hiểu thêm: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất
2.2. Bảng đổi đơn vị vật lý thông thường
Trong các đơn vị vật lý thông thường bao gồm 12 đại lượng vật lý. Mỗi đại lượng đều có công thức chuyển đổi riêng theo quy luật nhất định. Nhiệm vụ của người học là nắm bắt các công thức chuyển đổi đó để áp dụng khi giải bài tập cũng như áp dụng vào thực tế cuộc sống.
(1) Đổi đại lượng chiều dài trong vật lý
Cách đổi đơn vị cần ghi nhớ như sau:
Kilomet (km) = 1000m
Met (m) = 10dm = 100cm = 1000mm
Decimet (dm) = 0,1m
Centimet (cm) = 0,01m
Milimet (mm) = 0,001m
(2) Đại lượng đo diện tích quy đổi ra sao?
Kilomet vuông (km2) = 1.000.000m2 = 10ha = 10 000a
Hecta (ha) = 10 000m2 = 100a
Met vuông (m2) = 100dm2
Decimet vuông (dm2) = 100cm2
Centimet vuông (cm2) = 100mm2
(3) Đơn vị thể tích
met khối (m3) = 1000dm3 = 1.000.000cm3
decimet khối (dm3) = 1 lít
hectolit (hl) = 10 dal = 100 lít
decalit (dal) = 10 lít
lit (l)
(4) Đại lượng Khối lượng
Tấn (T) = 10 tạ = 100 yến = 1.000 kg
kilogam (kg) = 1000 g
gam (g) = 1000 mg
miligam (mg) = 0,001 g
(5) Đại lượng trọng lượng thể tích
+ 1kgf/m^3 = 9,81N/m^3 tương đương 10N/m^3
+ 1Tf/m^3 = 9,81KN/m^3 tương đương 10KN/m^3
(6) Đại lượng về lực
Công thức tính lực = đại lượng x gia tốc
mega niuton (MN) = 1 000 000 N
kilo niuton (Kn) = 1000N; 1Tf = 9,81KN tương đương với 10KN
niuton (N) = 1kgf = 9,81N tương đương 10N = 1kg.m/s^2
(7) Áp suất và ứng suất/ diện tích
Pascal (Pa) = 1N/m^2
1kgf/m^2 = 9,81N/m^2 = 9,81Pa tương đương 10N/m^2
1kgf/cm^2 = 9,81.104N/m^2 tương đương 0,1MN/m^2
Atmotphe (at) = 1kgf/cm^2= cột nước cao 10m^2.
(8) Đại lượng Năng lượng, Nhiệt lương và công
Megajule (MJ) = 1 000 000J
Kilojule (kJ) = 1000J = 0,239 Kcal
Jule (J) 1Nm
Milijule (mJ)= 0,001J
Kilocalo (Kcal) = 427 kgm = 1,1636Wh
1 mã lực giờ = 270 000kgm = 632Kcal.
(9) Công suất năng lượng, thời gian
Mega oat (MW) = 1 000 000 (W)
Kilo - oat (kW) = 1000W = 1000J/s = 1.36 mã lực = 0,239 Kcal/s.
Mã lực (hp) = 0,764 kW
Oat (W) = 1 J/s
Mili oat (mW) = 0,001W.
(10) Tốc độ
Kilomet/gio (km/h) = 0,278 m/s
Met/giây (m/s)
(11) Tần số (là chu kỳ tính trên đơn vị thời gian giây)
Hec (Hz) = 1s-1
(12) Nhiệt độ
Độ Kelvin (độ K)
Độ Celcius (độ C) = 273,15 độ K
Như vậy trong bài viết này bạn đã nắm bắt được chi tiết nội dung bên trong bảng đổi đơn vị vật lý. Hãy học thuộc, học hiểu bảng nội dung này để có thể áp dụng hiệu quả trong quá trình giải bài tập vật lý nhé.
Tham gia bình luận ngay!