Nhân viên kinh doanh là một công việc có nhu cầu tuyển dụng cao, ở công ty, doanh nghiệp lĩnh vực nào cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân viên lĩnh vực này. Để hiểu hơn về công việc này bài viết sau đây chia sẻ cho các bạn hiểu rõ hơn bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh,với những công việc và lĩnh vực như nhân viên chăm sóc khách hàng, bảng mô tả công việc của nhân viên kinh doanh lĩnh vực
1. Tìm hiểu về nhân viên kinh doanh
1.1. Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh cụm từ không còn quá xa lạ với mọi người như hiện nay, nhân viên kinh doanh xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực và các ngành nghề và nó xuất hiện nhiều trong các lĩnh vực. Nhân viên kinh doanh là một bộ phận quan trọng không thể thiếu t trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó là linh hồn của doanh nghiệp, muốn phát triển mạnh cần phải chú trọng đầu tư và phát triển bộ phần kinh doanh của công ty, công việc của nhân viên kinh doanh là đảm nhận các công việc trong công ty như quản lý, xây dựng chiến lược, môi giới tiếp thị… với mục đích đẩy sản phẩm đi nhanh chóng và đem về những lợi nhuận lớn cho công ty. Đó chính và mục tiêu chính của nhân viên kinh doanh.
1.2. Cơ hội việc làm của nhân viên kinh doanh hiện nay
Với nhiều người suy nghĩ và đánh giá người làm nhân viên kinh doanh phải là những người có trình độ kinh tế ở tầm vĩ mô, được đào tạo bài bản mới có khả năng làm những công việc này nhưng thực tế thì không phải vậy, với nhân viên kinh doanh ở nhiều lĩnh vực các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng họ yêu cầu ứng viên của mình giởi kỹ năng và có lòng đam mê với nghề, không sợ khó nhọc. Đều có thể theo nghề, cơ hội nghề nghiệp của người nhân viên kinh doanh là khá rộng mở.
Những có bộ phận không nhỏ không thích công việc này và có cái nhìn không mấy thiện cảm với những người theo nghề này, với họ người nhân viên kinh doanh là những người có khả năng ăn nói, dẻo miệng và luôn đeo bám, thậm chí có những người còn tỏ thái độ khi có nhân viên kinh doanh tiếp thị và tư vấn, tại sao họ lại có những thái độ như vậy, để trả lời câu hỏi đó chúng ta cũng phải nói đến một bộ phận nhân viên kinh doanh của các công ty bảo hiểm, những công ty đa cấp, hay những nhân viên kinh doanh bất động sản đã dùng nhiều chiêu trò để ép khách ký hợp đồng mua hàng, mồi chài khách, theo đuôi khách làm cho nhiều người mất thiện cảm với nhân viên kinh doanh đúng là con sâu làm rầu nồi canh.
Tuy nhiên ngành nghề nào cũng vậy nó có mặt này mặt kia nhưng nhìn chung nhân viên kinh doanh vẫn là công việc được nhiều bạn lựa chọn và theo đuổi, với một nhân viên kinh doanh xuất sắc họ nhận được rất nhiều cơ hội và học hỏi được nhiều kỹ năng.
Thị trường ngày một mở rộng có rất nhiều công ty lớn tuyển dụng vị trí nhân viên kinh doanh những người làm về với mức lương hấp dẫn không giới hạn cho nhân viên kinh doanh, luôn đề cao năng lực, và đặc biệt làm nhân viên kinh doanh bạn sẽ được công ty doanh nghiệp đào tạo rất nhiều kỹ năng giúp ích cho bạn, Ngoài ra người làm nhân viên kinh doanh còn có môi trường làm việc năng động, cơ hội phát triển cao.
Mẫu thư việc làm
2. Bảng mô tả công việc của nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp
Mỗi một vị trí công việc đều có những những bảng mô tả công việc riêng, để hiểu hơn về công việc của nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp bạn tham khảo bảng mô tả công việc sau đây.
Là người duy trì các quan hệ kinh doanh hiện có của công ty, người nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp có nhiệm vụ gặp gỡ khách hàng, tư vấn công việc cho khách hàng, đưa những thông tin sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng.
Là người làm nhiệm vụ duy trì những mối quan hệ cũ mới với khách hàng, nhận những đơn đặt hàng từ khách, tìm kiếm thiết lập những mối quan hệ khách hàng mới, cùng với đó là lên kế hoạch và tổ chức lịch công tác hàng ngày với các doanh nghiệp khác.
Ở vị trí nhân viên kinh doanh bạn cần phải lập được kế hoạch làm việc hàng tuần, theo ngày theo tháng, để từ đó có được những việc làm cụ thể, thực hiện đúng theo kế hoạch để ra.
HIểu rõ về thuộc tính và tính năng của sản phẩm mình bán, sản phẩm của công ty, sản phẩm của đối thủ, để đưa ra được những lựa chọn đúng về hướng đi phát triển của mình.
Cần phải nắm vững quy trình tiếp xúc khách hàng, xử lý khiếu nại, nhận và giải quyết thông tin, ghi nhận đúng theo biểu mẫu quy định.
Người làm nhân viên kinh doanh không thể thiếu được nhiệm vụ và là công việc chính của vị trí này đó chính là tiếp xúc với khách hàng, báo cáo nội dung tiếp xúc khách hàng và các thông tin của khách hàng cho trường nhóm.
Sau khi khách hàng đã được nghe, hiểu về sản phẩm, dịch vụ công ty, bạn cần lên dự thảo hợp đồng và chuyển thông tin cho trưởng nhóm để nhận ý kiến, trưởng nhóm sẽ là người quyết định cuối cùng trước khi chia thành các bản chính và phụ gửi cho các bên liên quan.
Là người thực hiện các hợp đồng và đốc thúc các hợp đồng để tiến độ hợp đồng và các nội dung trong hợp đồng được thực hiện một cách tốt nhất. Cùng khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Người nhân viên kinh doanh vừa là người tìm kiếm khách hàng vừa là người nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao, mẫu mã, hay những vấn đề liên quan mà khách hàng cần giải.
Người nhân viên kinh doanh còn là người theo dõi các hợp đồng, hỗ trợ hợp đồng khi cần thiết, người nhân viên kinh doanh chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng hoàn thành xong.
Và một số công việc khách mà người nhân viên kinh doanh cần phải thực hiện.
3. Kỹ năng cần có của một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp
Người nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp là những người cần rất nhiều kỹ năng để có thể đáp ứng được khối lượng công việc được ghi trong bảng mô tả công việc ở trên, chính vì vậy mà họ cần phải rèn luyện những kỹ năng sau.
3.1. Kỹ năng giao tiếp và động lực tuyệt vời
Theo bảng mô tả công việc ở phía trên thì người nhân viên kinh doanh công việc chính của vị trí này là gặp gỡ và tiếp xúc khách hàng chính vì vậy mà kỹ năng giao tiếp ở vị trí này là không thể thiếu, họ phải có kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là có tinh thần làm việc và động lực làm việc tuyệt vời để có thể đảm nhận và hoàn thành tốt công việc được giao, Người nhân viên kinh doanh là người trực tiếp giao tiếp, giới thiệu sản sản phẩm, chăm sóc khách hàng, chính vì vậy mà khi ứng tuyển vào các vị trí nhân viên kinh doanh nhà tuyển dụng luôn có yêu cầu về kỹ năng giao tiếp, sau khi được nhận vào làm ứng viên sẽ được công ty đào tạo thêm kỹ năng này, từ đó có thể thấy kỹ năng này thật sự quan trọng và cần thiết.
3.2. Kỹ năng làm việc đội nhóm
Người nhân viên kinh doanh có kết quả doanh số cao là nhờ một phần vào đội nhóm của mình, làm nhân viên kinh doanh mà không có đội nhóm thì bạn mất đi một cánh tay trợ thủ đắc lực rồi, chính vì vậy mà bạn phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt để hoàn thành tốt công việc được giao, cùng nhau giúp đỡ thành viên trong nhóm mình để đưa ra những phương án tốt cho nhóm, để truyền động lực kinh doanh cho nhóm, chính vì vậy mà người làm kinh doanh chuyên nghiệp cần phải học và rèn kỹ năng làm việc nhóm.
3.3. Kỹ năng chăm sóc khách hàng và hoàn tất đơn hàng
Để có được những hợp đồng bạn cần phải theo và chăm sóc khách hàng, nhưng theo ở đây không phải là theo đuổi, bám lấy khách hàng gây ra sự khó chịu cho khách hàng, bạn cần phải chăm sóc khách hàng một cách khéo léo để khách hàng không cảm thấy bạn phiền, khách hàng có nhu cầu sản phẩm của công ty bạn từ đó dùng kỹ năng chốt đơn để có được những đơn hàng chất lượng, khách hàng tiềm năng.
3.4. Kỹ năng thuyết phục
Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho lòi tiền ra, câu nói này cũng có thể dùng cho người nhân viên kinh doanh, vì yếu tố công việc người nhân viên kinh doanh gắn liền với doanh số chính vì vậy mà họ cần phải có kỹ năng thuyết phục tốt để có được những cái gật đầu của khách hàng, để làm tốt kỹ năng này bạn cần phải rèn luyện hàng ngày, hiểu về sản phẩm dịch vụ của công ty mình, phải thể hiện được cho khách hàng thấy tin tưởng bạn thì bạn mới thuyết phục được họ mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của mình.
Hy vọng những chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu hơn được công việc của vị trí nhân viên kinh doanh, từ đó có những lựa chọn đúng cho công việc của mình sau này, chúc các bạn thành công.
Tham gia bình luận ngay!