1. Làm sáng tỏ báo cáo thống kê là gì?
Báo cáo thống kê (Statistical report) là một hình thức báo cáo theo chế độ thống kê nhằm thu thập thông tin dữ liệu. Hình thức này được cơ quan Nhà nước ban hành.
Trong Luật Thống kê cũng có nội dung quy định cụ thể là tại Khoản 1 điều 3 của Luật này có nêu: Báo cáo thống kê tồn tại trong dạng thức của một biểu mẫu, có vai trò hướng dẫn công tác ghi chép cho mục đích thu thập nguồn thông tin, dữ liệu vào mẫu biểu đã được thống kê về những đối tượng cụ thể được nghiên cứu dựa trên phương pháp khoa học, trên tính thống nhất mà Luật thống kê đã quy định.
Bên trong báo cáo thống kê sẽ bao gồm những quy định về các nội dung sau đây:
+ Đối với thẩm quyền lập biểu mẫu báo cáo và ban hàng chúng.
+ Về biểu mẫu và các vấn đề liên quan đến việc giải thích các biểu mẫu gồm: khái niệm, ý nghĩa, mục đích, phạm vi, nội dung, Phương pháp,… tính toán cho các danh mục, chỉ tiêu, loại chủ tiêu được ghi rõ ràng vào trong báo cáo.
+ Về vấn đề đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo, chế độ báo cáo, thời hạn báo cáo,...
Xem thêm: Mẫu báo cáo công việc
2. Phân loại báo cáo thống kê
Dựa trên cơ sở cấp độ tiến hành, người ta chia báo cáo này ra làm hai loại là loại cơ sở và loại tổng hợp. Trong đó:
- Báo cáo thống kê loại cơ sở được lập ra dựa vào các số liệu đã ghi chép dựa vào một hệ thống các biểu mẫu đã được thống nhất. Bản báo cáo này sẽ đem đi nộp cho những đơn vị cấp trên trong bộ máy hành chính nhà nước và cơ quan thống kê. Điều đó cũng đã được quy định rất rõ ràng ở bên trong chế độ báo cáo.
Bạn cần lưu ý về cụ thể các đơn vị cơ sở để biết được chúng bao gồm các cơ quan nào? Đơn vị cơ sở chính là doanh nghiệp thuộc sự quản lý nhà nước mang đặc điểm độc lập trong hạch toán, là các tổ chức, đơn vị sự nghiệp, các cơ quan hành chính dùng tới ngân sách của nhà nước, ngoài ra còn bao gồm cả những đơn vị, doanh nghiệp, công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
- Báo cáo thống kê dạng tổng hợp sẽ được lập nên bởi các đơn vị thống kê, cơ sở lập là lấy số liệu tổng hợp từ trong chế độ báo cáo ở mức cơ sở vừa nêu trên, đồng thời còn lấy cả kết quả điều tra thống kê hay tất cả nguồn tin được hệ thống tổng hợp và đi đến sự thống nhất, số liệu ở những cấp cao hơn.
Đơn vị thống kê mà chúng ta vừa nhắc đến đó chính là các tổ chức ở mọi cấp gồm Phòng thống kê ở các cấp quận – huyện, thành phố - thị xã, huyện trực thuộc; là các Cục thống kê tại tỉnh – thành trực thuộc; đơn vị thống kê thuộc các ban ngành đoàn thể, các Bộ của tỉnh – thành phố.
Xem thêm: Việc làm kế toán
3. Những hướng dẫn chi tiết về cách nộp báo cáo thống kê
Pháp luật đưa ra quy định rõ ràng về việc cần phải nộp báo cáo thống kê, cụ thể, tại Quyết định 77 ban hành 2010, thì báo cáo sẽ phải nộp hàng tháng và theo từng quý, theo 6 tháng 1 lần và theo từng năm. Nộp báo cáo cho Tổng cục thống kê và các cơ quan quản lý nhà nước tại các đơn vị trực thuộc. Đi sâu vào từng cách nộp báo cáo thống kê cho từng thời điểm được quy định ở nội dung bên dưới đây, bạn sẽ biết cách nộp báo cáo thống kê đúng theo quy định của Luật pháp.
3.1. Báo cáo thống kê theo tháng
* Các đối tượng báo cáo thống kê theo tháng
Báo cáo theo tháng áp dụng cho những đơn vị của nhà nước và các đơn vị được nhận sự đầu tư trực tiếp từ doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại các ngành nghề bao gồm công nghiệp chế biến, khai khoáng, xử lý chất thải, rác thải, ngành điện và khí đốt, khai khoáng, thông tin – truyền thông và vận tải kho bãi, kinh doanh bất động sản, dịch vụ - thương mại.
* Các chỉ tiêu báo cáo theo tháng gồm có:
- Doanh thu thuần
- Sản lương/ số lượng của sản phẩm
Những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì cần báo cáo thêm giá trị của hàng hóa phân chia theo quốc gia và loại mặt hàng. Còn với đơn vị có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp thì sẽ cần báo cáo thêm các khoản mục nội dung sau: vốn đầu tư đã chia theo từng nguồn rõ ràng, vốn điều lệ cũng phân chia tương tự, lao động, những khoản cần nộp cho ngân sách và thuế.
3.2. Báo cáo 6 tháng
Nhóm báo cáo này áp dụng với tất cả đơn vị nhà nước và các đơn vị/ dự án có vốn đầu tư từ nước ngoài (trực tiếp). Báo cáo này sử dụng trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản.
- Các chỉ tiêu báo cáo gồm:
+ Đơn vị có hoạt động trong mảng trồng trọt thì bao cáo các yếu tố: diện tích hàng năm đất gieo trồng, diện tích cây trồng lâu năm đang tồn tại.
+ Doanh nghiệp chăn nuôi thì báo cáo về số lượng/ sản lương, chỉ tiêu của vật nuôi chính.
+ Nếu doanh nghiệp có hoạt động về mảng lâm nghiệp, cần báo cáo chỉ tiêu về sản plượng gỗ khai thác được, sản lượng lâm sản khác, diện tích trồng rừng.
+ Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản, báo cáo về các yếu tố sản lượng nuôi trồng và khai thác.
Bởi vì không phải chỉ một ngành mới cần báo cáo thống kê mà ngành nào cũng sẽ được yêu cầu chuẩn bị và báo cáo loại văn bản này do đó, bạn có thể tham khảo mẫu báo cáo tương ứng với ngành mình đang hoạt động trên các phương tiện truyền thông. Ngay tại đây, Băng Tâm cung cấp đến bạn những biểu mẫu báo cáo thống kê làm ví dụ để bạn có thể áp dụng cho bản báo cáo của mình:
Như vậy, báo cáo thống kê có những nội dung quy định quan trọng mà người thực hiện sẽ phải lưu ý thực hiện tuân thủ đầy đủ. Mong rằng những thông tin mà Băng Tâm chia sẻ trên đây sẽ trở nên có ích cho nhiều người đang gặp rắc rối trong việc báo cáo thống kê.
Tham gia bình luận ngay!