Giải đáp thắc mắc: Nhiệm vụ và vai trò của Báo cáo viên là gì?

Icon Author Trương Nhật Hạ

Ngày đăng: 2021-05-22 14:22:57

Bạn là người có khả năng giao tiếp tốt, có giọng nói truyền đạt cảm xúc, thuyết phục được người nghe. Vậy thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu Báo cáo viên là gì? Có thể đó là công việc rất phù hợp để bạn phát huy toàn bộ khả năng giao tiếp của mình.

 

1. Giải đáp khái niệm Báo cáo viên là gì?

Báo cáo viên là một chức danh để chỉ những người thực hiện làm công tác tuyên truyền miệng trong các tổ chức đảng, đoàn thể, các cơ quan Nhà nước và của nhân dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ đảng và các cơ quan của Nhà nước. Báo cáo viên được xem như là một người phát ngôn, tuyên truyền những thông tin chính thống của Đảng và Nhà nước.

Báo cáo viên
Báo cáo viên

Có thể thấy Báo cáo viên là một lực lượng vô cùng quan trọng trong công tác tuyên truyền, đây được xem là lực lượng nòng cốt, đội ngũ chủ lực trong công cuộc tuyên truyền miệng, những người làm ở vị trí này được lựa chọn theo những tiêu chí nhất định và có tổ chức của các cấp uỷ.

Đặc điểm hoạt động của Báo cáo viên là gì?

Báo cáo viên được lựa chọn và ra quyết định bởi cấp uỷ, được tổ chức một cách có hệ thống từ Trung ương cho đến tỉnh, thành phố, quận huyện, thị xã, phường và thị trấn. Cách thức hoạt động chủ yếu của Báo cáo viên đó chính là khả năng thuyết trình, diễn đạt, trò chuyện trực tiếp theo các chủ đề trước những tập thể với đông đảo người nghe.

Thông qua những hoạt động. công tác tuyên truyền đến người dân cho thấy Báo cáo viên đã trở thành lực lượng tuyên truyền miệng có tổ chức, có hệ thống chặt chẽ từ Trung ương xuống tới các đảng bộ, các chi bộ cơ sở, tới những cán bộ, đảng viên và cả nhân dân, họ thường xuyên tiếp xúc và gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân.

2. Nhiệm vụ cụ thể của Báo cáo viên là gì?

Báo cáo viên có những chức năng và nhiệm vụ riêng được quy định bởi Đảng, bao gồm các nhiệm vụ như sau:

- Thứ nhất, Báo cáo viên sẽ cung cấp, tuyên truyền bao gồm cả những thông tin có tính chất nội bộ, thông tin về tình hình quốc tế, trong nước; phổ biến và giải thích về các quan điểm, đường lối những chủ trương, nghị quyết và chỉ thị của Đảng; các chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực về chính trị, thông tin về kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, hình thức đối ngoại,...

Nhiệm vụ cụ thể của Báo cáo viên
Nhiệm vụ cụ thể của Báo cáo viên 

- Đưa ra những phân tích, bình luận để làm rõ được những nội dung, ý nghĩa về chính trị của các sự kiện và nhiệm vụ. Trên cơ sở lý luận thực tiễn về khoa học, xác đáng và có sức thuyết phục cao, các Báo cáo viên sẽ làm rõ ra các bản chất của các sự vật, hiện tượng, để rồi từ đó sẽ chỉ ra các nguyên nhân, dự báo có chiều hướng, khả năng và triển vọng của tình hình, định hướng về thông tin nhất là với những thông tin mang tính chính trị cao.

- Từ các định hướng thông tin đó, báo cáo viên sẽ cổ vũ, động viên à tạo ra những sự chuyển biến trong nhận thức cho đến hành động đối với người tiếp nhận thông tin.

Đơn xin việc

3. Vai trò quan trọng của Báo cáo viên là gì?

Mỗi đơn vị, ban ngành hay tổ chức khi được hình thành đều sẽ nắm giữ những vai trò thiết yếu riêng, và Báo cáo viên cũng vậy. Họ cũng có những nhiệm vụ, vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền. Cụ thể như sau:

- Dựa chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IV, của Thường vụ Bộ chính trị khoá VIII. của Ban Bí thư khóa X đều có sự khẳng định rằng: “Báo cáo viên là một lực lượng vô cùng quan trọng trong công cuộc tuyên truyền, giáo dục những quan điểm, đường lối của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, đưa tiếng nói của Đảng trực tiếp đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân quần chúng”.

Vai trò quan trọng của Báo cáo viên
Vai trò quan trọng của Báo cáo viên

- Báo cáo viên không chỉ thực hiện nhiệm vụ truyền đạt các thông tin thuần túy mà còn định hướng các thông tin, tuyên truyền, thực hiện vận động, góp phần định hướng các suy nghĩ và những hành động của mọi người đi theo đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Báo cáo viên còn là người thực hiện cung cấp thông tin theo hai chiều “chiều lên và chiều xuống”, họ nắm bắt và hướng dẫn cho dư luận xã hội. Chính vì vậy, các báo cáo viên không chỉ đơn thuần là một kênh thông tin quan trọng nữa mà họ còn là một cây cầu, kết nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân nữa.

- Các hoạt động của những Báo cáo viên giúp nâng cao chất lượng sinh hoạt cho chi bộ, nhờ vậy có thể thực hiện được “quyền được thông tin” và “dân chủ hóa” về các thông tin thuộc về Đảng và trong xã hội, góp phần tích cực trong quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng một chi, đảng bộ thật trong sạch, bền vững, thay đổi và khắc phục được sự suy thoái về tư tưởng đạo đức, chính trị, về lối sống, nhờ vậy phát triển được kinh tế - xã hội.

- Báo cáo viên còn là những người chiến sĩ đi đầu trong công cuộc đấu tranh phê phán những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, phòng chống những quan điểm sai trái, chống lại chiến lược “diễn biến hòa bình” từ các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ những chính sách, đường lối và quan điểm của Đảng và Nhà nước.

Xem thêm: Việc làm nhân sự

4. Những yêu cầu để trở thành Báo cáo viên là gì?

4.1. Yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức.

- Người Báo cáo viên phải có cho mình những lập trường, quan điểm thật đúng đắn, có bản lĩnh chính trị thật vững vàng, quyết tâm, trung thành với các mục tiêu, lý tưởng và sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức.
Yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức.

- Có được phẩm chất và tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, có tâm huyết, cống hiến với nghề nghiệp, khiêm tốn học hỏi, trau dồi kiến thức, là một người gương mẫu và có mối quan hệ ngoại giao tốt với mọi người.

4.2. Đáp ứng được tiêu chuẩn chủ yếu về năng lực.

- Nắm vững được các cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối và chủ trương của Đảng, những chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đối với Báo cáo viên cấp Trung ương thì cần phải đạt được trình độ lý luận chính trị cao cấp; đối với Báo cáo viên cấp huyện cần đạt trình độ lý luận chính trị trung cấp; còn với Báo cáo viên cấp xã và tương đương thì cần đáp ứng tốt theo những yêu cầu và nhiệm vụ được giao.

- Báo cáo viên cần phải có trình độ chuyên môn từ bậc đại học trở lên đối với các Báo cáo viên Trung ương, Báo cáo viên ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phải có sự hiểu biết về các lĩnh vực như chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học.

- Cần phải có sự hiểu biết về thực tiễn, cần phải có năng lực tiếp nhận và xử lý các thông tin một cách rõ ràng, rành mạch. Biết cách tận dụng tâm lý học, các phương pháp sư phạm và sử dụng nghiệp vụ tuyên truyền đặc biệt là tuyên truyền miệng đối với công tác tuyên truyền.

- Có khả năng truyền đạt, trình bày thông tin một cách rõ ràng, làm nổi bật được vấn đề. Có khả năng vận động và thuyết phục được mọi người. Có khả năng tự chủ, giao tiếp và luôn luôn chủ động trong các quá trình đối thoại với những người xung quanh, với các cán bộ, những đảng viên và cả với nhân dân.

4.3. Tự giác rèn luyện, nâng cao phẩm chất và năng lực.

Là một người tuyên truyền thông tin đến với người dân nên các Báo cáo viên phải thường xuyên trau dồi, nâng cao phẩm chất cùng với năng lực của bản thân để đáp ứng được các nhiệm vụ trong công việc.

- Đầu tiên đó là cần phải rèn luyện khả năng chính trị, rèn luyện sự nhạy bén về chính trị để nói ra đúng những quan điểm và đường lối của Đảng. Không được tùy tiện phát ngôn theo hướng chủ quan, không có căn cứ nhưng dám nói ra sự thật, bảo vệ chân lý.

Tự giác rèn luyện, nâng cao phẩm chất và năng lực
Tự giác rèn luyện, nâng cao phẩm chất và năng lực

- Rèn luyện cho bản thân một tinh thần độc lập trong suy nghĩ, có được ý thức và trách nhiệm cao, luôn nhiệt tình và sẵn sàng tiếp nhận các công việc được giao.

- Cần phải có được sự cần cù, sâu sắc, sáng tạo trong quá trình nghiên cứu, tiếp nhận, xử lý các thông tin. Trong công việc tuyên truyền miệng cũng cần phải rèn luyện khả năng phân tích, trình bày, đặc biệt là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ nói, các biểu cảm cũng vô cùng quan trọng nhưng không được vận dụng một cách máy móc mà phải biết cách sử dụng khéo léo.

- Báo cáo viên phải không ngừng rèn luyện, tiếp thu kiến thức qua những hoạt động thực tiễn nhằm đẩy mạnh nâng cao kiến thức về vốn sống thực tế cho bản thân.

- Thường xuyên tham gia, tổ chức các buổi tuyên truyền miệng để có thể tự rèn luyện các kỹ năng về nói, giao tiếp, giao lưu học hỏi từ đồng nghiệp,..

5. Quy trình xây dựng đề cương tuyên truyền cho báo cáo viên

Quy trình để xây dựng được một bài tuyên truyền không phải là khó những để làm sao truyền tải đúng nội dung cần nói cần tuyên truyền thì không phải là dễ. 

Tổng 6 bước xây dựng đề cương một bài tuyên truyền:

Bước 1: Xác định mục đích bài tuyên truyền

Bước 2: Xác định chủ đề bài tuyên truyền hướng tới

Bước 3: Nghiên cứu đặc điểm của đối tượng hướng tới

Bước 4: Chuẩn bị về không gian, thời gian buổi tuyên tuyền

Bước 5: Nghiên cứu, thu thập thông tin liên quan phục vụ bài 

Bước 6: Xây dựng dàn bài tuyên truyền

Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp giải đáp thắc về câu hỏi Báo cáo viên là gì và tầm quan trọng của một Báo cáo viên. Nếu bạn thấy bản thân mình đáp ứng đầy đủ yêu cầu và có đam mê với công việc này thì hãy nhanh tay đăng ký đi nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: