1. Khái quát về bảo hiểm trái tuyến
Căn cứ vào Điều 11 của Thông tư số 40/2015/TT-BYT đã đưa ra quy định đối với những trường hợp là công dân được xác định hưởng bảo hiểm đúng tuyến trong việc Khám và chữa bệnh theo bảo hiểm y tế như sau:
- Những người đi khám và chữa bệnh tại nơi mà họ đăng ký khám và chữa bệnh ngay từ thời điểm ban đầu.
- Những người đi khám và chữa bệnh tại những cơ sở y tế được thông tuyến.
- Những người đi khám và chữa bệnh khi họ có giấy xác nhận chuyển tuyến đối với các cơ sở chữa và khám bệnh từ lúc đầu.
- Những trường hợp bị cấp cứu.
- Với những người đi công tác, được cơ quan cử đi học, chuyển trường... khi đi khám bệnh cần phải xuất trình các loại giấy tờ như: giấy công tác, thẻ học sinh/sinh viên, chứng minh việc đăng ký tạm trú,...
Từ quy định trên đây thì chúng ta có thể thấy được rằng những người mà đi khám bệnh, bệnh không đúng tuyến thì sẽ được xem là khám chữa bệnh trái tuyến.
Theo Khoản 15 của Điều 1 trong Luật sửa đổi và bổ sung về một số điều trong Luật BHYT, kể từ ngày 01/01/2021 thì các trường hợp mà những cá nhân có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh không đúng với tuyến đã đăng ký mà đi khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh thì sẽ được thanh toán 100% đối với tiền chi phí điều trị, áp dụng đối với phạm vi trên cả nước.
Đây chính là một trong những tin tốt lành dành cho những ai thường xuyên phải sử dụng hình thức khám chữa bệnh trái tuyến.
Áp dụng đối với việc thông tuyến có thể được áp dụng tại những cơ quan tuyến xã, huyện và hiện nay được áp dụng đối với cấp tỉnh. Mang tới nhiều sự thuận lợi trong việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để đi khám bệnh, chữa bệnh...
Xem thêm: Việc làm bảo hiểm
2. Những đối tượng khám chữa bệnh trái tuyến sẽ được hưởng như đúng tuyến
Những trường hợp khi đi khám bệnh và chữa bệnh trái tuyến mà được hưởng 100% như với đúng tuyến như sau:
- Những người là dân tộc thiểu số, hộ nghèo mà tham gia đóng bảo hiểm y tế đang sống tại những nơi có điều kiện kinh tế gặp khó khăn, đặc biệt khó khăn, nơi xã – huyện đảo.
- Những người có thẻ bảo hiểm y tế mà đã đăng ký khám bệnh. Chữa bệnh tại cơ sở y tế đã đưng ký ban đầu tại các Trạm y tế thuộc tuyến xã hoặc là đã đăng ký tại các phòng khám đa khoa, hoặc đăng ký khám chữa bệnh tại bệnh việc tuyến huyện...
Nếu như họ đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh trên cùng địa bàn đó thì sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thực hiện việc thanh toán 100% đối với các chi phí trong việc điều trị.
- Những người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh tại cơ sở y tế không đúng với tuyến đã đăng ký sẽ được cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận và sau đó sẽ được xác nhận sẽ được hưởng theo quy định.
Ngoại trừ những trường hợp, cấp cứu, đang tiến hành thực hiện việc khám chữa bệnh nội trú, được chẩn trị đối với bệnh nằm ngoài khả năng chuyên môn của các cán bộ y sĩ tại cơ sở. Vậy bảo hiểm trái tuyến được hưởng bao nhiêu, chúng ta cùng theo dõi nội dung dưới đây.
Xem thêm : Lợi ích của bảo hiểm nhân thọ
3. Khám phá bảo hiểm trái tuyến được hưởng bao nhiêu
Những người công dân khi có giấy đăng ký bảo hiểm y tế trái tuyến thì sẽ được hỗ trợ về mức khám và chữa bệnh đối với bảo hiểm y tế trái tuyến. Với những đối tượng khám chữa bệnh khác nhau thì sẽ được hưởng các mức hưởng khác nhau.
Để hiểu rõ hơn và nắm rõ đối với mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến, chúng ta hãy thực hiện những thông tin cơ bản như sau:
3.1. Đối với mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến mức thường
Căn cứ vào Khoản 15 của Điều 1 trong Luật bảo hiểm y tế được sửa đổi và bổ sung vào năm 2014 đã đưa ra quy định đối với những trường hợp thực hiện việc khám và chữa bệnh tho BHYT trái tuyến thì mức hưởng sẽ như sau:
- Thứ nhất, khi khám chữa bệnh tại các tuyến bệnh việc Trung ương thì mức hưởng sẽ là 40% đối với các loại chi phí điều trị về mặt nội trú.
- Thứ hai, khi đi khám chữa bệnh tại các bệnh việc thuộc tuyến tỉnh thì mức hưởng sẽ ở mức 100% đối với phí điều trị về nội trú, có sự thay đổi so với trước (mức hưởng trước đây mà người bệnh được hưởng là 60%).
- Thứ ba, khi đi khám bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện thì người đi khám sẽ được hưởng ở mức 100%.
Trường hợp của những người thuộc dân tộc thiểu số, những người thuộc diện gia đình nghèo khi tham gia vào mức bảo hiểm y tế đang sinh sống tại những nơi mà có điều kiện về mặt kinh tế và xã hội có sự khó khăn và đặc biệt khó khăn. Những người đang sinh sống tại các huyện đảo... khi đi khám chữa bệnh ở những bệnh việc thuộc tuyến huyện hoặc là khi họ điều trị nội trú thì sẽ được bảo hiểm thanh toán đúng như đối với mức hưởng khám bệnh và chữa bệnh đúng tuyến.
Với những đối tượng này thì mức hưởng của họ sẽ được nêu cụ thể như sau đây:
- Mức hưởng là 100% đối với các loại chi phí khám bệnh và chi phí chữa bệnh: là bộ đội, là những người công an, là những người có công đối với cách mạng, là những người thuộc diện cựu chiến binh, là những em bé dưới 6 tuổi, những người tham gia đóng bảo hiểm y tế trong thời gian 5 năm liền và số tiền chi trả cho việc khám bệnh và chữa bệnh trong một năm có mức đóng nhiều hơn so với mức lương cơ sở.
- Mức hưởng là 95% so với chi phí khám bệnh và chữa bệnh đối với: những người được ưởng lương hưu và được hưởng tiền trợ cấp trong vấn đề mất sức lao động, những người thuộc hộ gia đình được xét vào diện cận nghèo.
- Mức hưởng là 80% so với chi phí khám bệnh, chi phí chữa bệnh nếu như đối tượng đó là những đối tượng khác nằm ngoài những đối tượng được nêu ở trên.
3.2. Đối với mức hưởng BHYT với những trường hợp cấp cứu và chuyển tuyến
Tại Khoản số 3 của Điều số 14 trong Nghị định số 146/2018/NĐ-CP có đưa ra quy định cụ thể về mức hưởng bảo hiểm y tế đối với những trường hợp phải vào cơ sở khám chữa bệnh để cấp cứu hoặc là trường hợp chuyển tuyến như sau:
- Đối với những trường hợp mà những người có thẻ bảo hiểm y tế khi họ tự đi khám chữa bệnh không đúng với tuyến khám chữa bệnh mà họ đã đăng ký thì khi nhận được giấy chuyển tuyến để chuyển đến những cơ sở khám bệnh và chữa bệnh khác thì sẽ được cơ quan Bảo hiể, y tế chi trả cho các chi phí khám đúng với chi phí khám trái tuyến như trong quy định.
Trừ những trường hợp người bệnh phải đi cấp cứu hoặc là họ đang được điều trị tại nội trú mà khi khám bệnh có phát hiện ra căn bệnh nằm ngoài phạm vi về năng lực giải quyết hoặc chuyên môn của các y bác sĩ.
Trong Khoản số 6 của Điều số 15 trong Nghị định số 146/2018/NĐ-CP cũng có nêu rõ hơn về thông tin quy định cụ thể:
- Với những trường hợp phải vào viện để cấp cứu thì những người tham gia vào Bảo hiểm y tế sẽ được tới cơ sở khám chữa bệnh để khám, bất kể là cơ sở nào. Sau khi trải qua quá trình cấp cứu thì những người bệnh này sẽ được chuyển tới các khoa và phòng bệnh để điều trị sau cấp cứu, tiếp tục để cho các y bác sĩ theo dõi và nếu như tình trạng bệnh càng năng hơn thì sẽ được chuyển tuyến đến những cơ sở khác đúng tuyến.
Như thế, qua thông tin chi tiết của bài viết thì chúng ta đã biết được bảo hiểm trái tuyến được hưởng bao nhiêu rồi? Nắm rõ quy định mới nhất để không bỏ qua những quyền lợi của bản thân được nhận khi tham gia đóng bảo hiểm y tế.
Tham gia bình luận ngay!