1. BHXH bắt buộc là gì?
Bảo hiểm xã hội là sự bù đắp một phần thu nhập nào đó cho người lao động khi họ gặp phải các vấn đề giảm hay mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản hay hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Có 2 loại bảo hiểm xã hội bao gồm: bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức. Trong đó người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ phải tuân thủ những quy định chung về những vấn đề liên quan như: phương thức, thời gian đóng, mức đóng… theo quy định của pháp luật.
1.1. Đối tượng trong bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tại khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, những đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm những đối tượng sau:
Người lao động theo hợp đồng lao động không thời hạn
Người lao động theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến dưới 3 tháng.
Cán bộ, công chức
Người công tác trong tổ chức cơ yếu: Công nhân quốc phòng, công nhân công an,...
Chiến sĩ quân đội, công an, hạ sĩ quan; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
Người làm việc tại nước ngoài có hợp đồng lao động quy định tại Luật người lao động Việt Nam
Người quản lý, điều hành hợp tác xã và quản lý doanh nghiệp
Người kiêm nhiều hoạt động tại xã, phường, thị trấn…
1.2. Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhận được quyền lợi gì?
Khi tham gia vào bảo hiểm xã hội bắt buộc, người tham gia sẽ nhận được những quyền lợi đó là được hưởng 5 chế độ cơ bản:
- Chế độ ốm đau;
- Chế độ thai sản;
- Chế độ tai nạn lao động,
- Bệnh nghề nghiệp;
- Chế độ hưu trí;
- Chế độ tử tuất.
2. Cần đóng bao nhiêu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Từ năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhà nước đã quy định về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động đang trong tình trạng khó khăn. Nếu đủ điều kiện thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ được giảm hoặc tạm dừng đóng và quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức đóng 0% cho đến ngày 30/06/2022.
Thời gian áp dụng cho người sử dụng lao động là từ 1/7/2021 đến 30/06/2022. Toàn bộ số tiền mà người sử dụng có được từ việc giảm đóng quỹ quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ phải hỗ trợ cho người lao động trong thời kỳ chống dịch Covid-19.
Mức đóng này được phân loại như sau:
- Loại 1: Đối với người lao động thông thường
- Loại 2: Đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động được hưởng ngân sách từ nhà nước.
*Lưu ý: Tại chế độ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của loại 2, trường hợp doanh nghiệp đề nghị được đóng vào quỹ Thất nghiệp lao động, bệnh nghề nghiệp và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt thì chỉ cần đóng 0,3% so với quy định.
3. So sánh Bảo hiểm xã hội bắt buộc & tự nguyện
Bảo hiểm xã hội bắt buộc khác với Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở chỗ BHXH tự nguyện người tham gia được tự lựa chọn về mức đóng, cách thức đóng phù hợp với thu nhập và điều kiện của bản thân mình.
Người lao động khi tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ có thêm các chế độ: ốm đau; thai sản và chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trong khi Bảo hiểm xã hội tự nguyện thì không có.
3.1. Về khái niệm
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Do nhà nước tổ chức, người tham gia được tự nguyện lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập các nhân.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Do nhà nước tổ chức mà đối tượng tham gia là người lao động và người sử dụng lao động.
3.2. Đối tượng tham gia
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Công dân đủ từ 15 tuổi trở lên mà không tham gia và bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Cá nhân lao động theo hợp đồng lao động
Cán bộ công chức, sĩ quan và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an, quân đội
Người kiêm nhiều hoạt động tại xã, phường, thị trấn…
Người lao động làm việc tại nước ngoài có hợp đồng
3.3. Các chế độ
Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Hưu trí
Tử tuất
Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Ốm đau,
Thai sản
TNLĐ, BNN
Hưu trí
Tử tuất
3.4. Mức đóng
Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Người lao động đóng 22% thu nhập/tháng và không quá tối đa 20% mức lương cơ sở
Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Người lao động đóng 9% vào quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp
Cá nhân, tổ chức sử dụng lao động đóng 18.5% vào quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp
3.5. Phương thức đóng
Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Người lao động có thể lực chọn phương thức đóng: hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và đóng theo năm nhưng không quá 5 năm/ lần
Người tham gia có thể đóng 1 lần cho những năm còn thiếu. Nếu đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng
Người lao động có thể lực chọn phương thức đóng: hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và đóng theo năm nhưng không quá 5 năm/ lần
Người tham gia có thể đóng 1 lần cho những năm còn thiếu. Nếu đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng thêm cho đủ 20 năm để được hưởng lương hưu.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Người lao động: hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng. 12 tháng hoặc đóng theo thời hạn ghi trong hợp đồng với người lao động làm việc tại nước ngoài
Người sử được sử dụng lao động: đóng hàng tháng
4. Muốn biết thông tin bảo hiểm xã hội thì làm cách nào?
Hiện nay có rất nhiều cách để biết về thông tin bảo hiểm xã hội của cá nhân và người khác. Bạn có thể trực tiếp ra Cơ quan Bảo hiểm xã hội gần nhất hoặc tra cứu trực tuyến:
- Tra cứu trên website chính của Công thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Tải ứng dụng VSIID trên điện thoại và nhập các thông tin các nhân và tra cứu
- Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại (1.000 đồng/tin nhắn)
Soạn tin: BH<cách>THE<cách>Mã thẻ BHYT gửi 8079
Trên đây là những thông tin mà người lao động và người sử dụng lao động nên biết về Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mong rằng bài viết nãy sẽ có ích đối với bạn.
Tham gia bình luận ngay!