1. Bảo mẫu là gì?
1.1. Khái niệm bảo mẫu
Các gia đình thuê về để chăm sóc con cái, trẻ em (thường là mẫu giáo hoặc sơ sinh) và làm việc các công việc vặt gia đình họ thì được gọi là bảo mẫu. Đây là một khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam nó được xuất hiện dưới dạng với các tên như giúp việc, trông trẻ,…
Theo yêu cầu công việc thì bảo mẫu thông thường là những người phụ nữ với tuổi đời khá phong phú và thù lao/mức lương của họ sẽ theo thoả thuận với gia đình phía nhà chủ hoặc bên môi giới việc làm.
1.2. Chi tiết của nghề bảo mẫu
Công việc thường ngày của bảo mẫu là gì là câu hỏi của nhiều người. Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc thường ngày của bảo mẫu.
Công việc hàng ngày của bảo mẫu sẽ biến hình thành rất nhiều con người trên nhiều phương diện công việc khác nhau tùy theo gia đình mà bảo mẫu đó làm. Tuy thì có một số công việc chính hay đảm nhiệm như:
- Làm các công việc nhà như lau nhà, dọn dẹp, nấu ăn,…
- Chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình: cho ăn uống, tắm giặt, ru ngủ,…
- Đưa đón trẻ đi học hàng ngày
- Ngoài ra còn đảm nhận những công việc khác theo sự yêu cầu của từng gia đình khác nhau.
1.3. Chi tiết công việc của một bảo mẫu mầm non
Công việc của một bảo mẫu mầm non cơ bản giống với bảo mẫu chăm sóc trẻ em ở nhà song những người làm ở ngành nghề này thường vất vả hơn một chút. Hai chữ mầm non đã cho thấy sự nhỏ bé, cần được chăm sóc vỗ về, cần được chỉ bảo từng chút một nên bảo mẫu mầm non thường sẽ phải làm hết các công việc như: vệ sinh cho trẻ, cho trẻ ăn, ru trẻ ngủ,…Đây thực sự là một công việc đòi hỏi sự yêu nghề mới có thể đảm nhận một cách tốt nhất được.
Đọc thêm: Chương trình giáo dục mầm non là gì?
2. Các phẩm chất và kỹ năng cần có cho công việc bảo mẫu
Công việc này không đòi hỏi bằng cấp nhưng yêu cầu bảo mẫu cần phải có cho mình những yêu cầu sau đây:
- Biết chăm sóc trẻ nhỏ
- Có hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm, sơ cứu vết thương tại chỗ
- Tỉ mỉ cẩn thận sạch sẽ, có lòng yêu trẻ nhỏ
- Chăm chỉ, cần cù, trung thực
- Có lòng kiên nhẫn kiên trì
- Có tư chất đạo đức tốt
3. Quyền lợi của bảo mẫu nhận được
Bảo mẫu là một công việc làm tại nhà nên tất nhiên sẽ không được hưởng các quyền lợi nghĩa vụ như một người lao động theo quy định của nhà nước, thay vào đó họ chỉ có lương được nhận từ chủ nhà. Tuy nhiên thì bảo mẫu không đơn thuần là chăm sóc trẻ nhỏ mà họ còn được thuê với các hình thức công việc sau:
- Bảo mẫu làm người giúp việc tại gia đình, được ăn ở sinh sống tại chính nhà chủ nhà sẽ có mức lương dao động từ 4 - 6 triệu.
- Bảo mẫu làm việc theo giờ: dao động từ 25.000 đến 50.000 đồng một giờ
- Bảo mẫu chăm sóc người ốm, người bệnh: từ 250,000 đến 350,000 một ngày.
- Ngoài ra với bảo mẫu mầm non, được nhận định lại khá thấp so với mặt bằng chung các nghề khác. Theo ý kiến của ban đại diện nhà trường thì do mức lương thấp nên bảo mẫu mầm non còn chưa thực sự muốn gắn bó lâu dài với công việc. Ở những tỉnh lẻ, tiềm năng phát triển nghề nghiệp tương đối ít nên phần lớn người lao động đi kiếm việc làm thuê, làm công nhân tại các nhà máy xí nghiệp lương còn cao hơn.
- Ban giám hiệu nhà trường cho hay mức lương mà các bảo mẫu nhận đượ cũng chỉ dao động cao nhất là 5 – 7 triệu đó là còn chưa trừ đi bảo hiểm,…
- Hiện nay với nhu cầu gửi con, cho đi nhà trẻ sớm nên chắc chắn với tình trạng này có thể xảy ra thiếu hụt lực lượng lao động trong ngành này. Do đó một câu hỏi đặt ra cho chúng ta là làm sao để bảo mẫu có thể gắn bó lâu dài, tận tụy với công việc.
Tham khảo: Tìm việc làm giáo viên mầm non
4. Những yêu cầu để có thể trở thành bảo mẫu
Bạn là một người đam mê dạy học, là một người có lòng yêu trẻ nhỏ, là một người muốn đem lòng yêu thương của mình đến với người khác, bạn muốn trở thành một bảo mẫu. Sau đây là một số các nghiệp vụ bạn cần theo học.
4.1. Có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và an toàn cho trẻ nhỏ cũng như cho gia đình
- Trau dồi những kiến thức về các đặc điểm cơ thể con người như hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, hệ thần kinh, … và các duy trì bảo vệ chúng khỏe mạnh an toàn
- Nắm bắt được các phương pháp phòng ngừa cũng như các dấu hiệu bệnh của trẻ nhỏ: nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị sơ cứu tạm thời, các biện pháp phòng ngừa bảo vệ trẻ những bệnh đó.
- Có kiến thức về chế độ an toàn và dinh dưỡng trẻ nhỏ, kiến thức về ngộ độc thực phẩm, kiến thức về các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở các lứa tuổi khác nhau.
- Kiến thức về an toàn vệ sinh thân thể, thực hiện kế hoạch vệ sinh môi trường an toàn môi trường sinh hoạt của các em để ngăn ngừa và phòng bệnh.
4.2. Yêu trẻ, hiểu được tâm lý trẻ nhỏ
Nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ nhỏ ở các giai đoạn, các lứa tuổi khác nhau bởi trẻ nhỏ là đối tượng hiếu động, tính khí thất thường, chưa tự ý thức hành động trong suy nghĩ nên đôi khi còn làm theo bản năng theo sự tò mò cá nhân. Vậy nên nếu không yêu trẻ không nắm bắt được tâm lý của chúng thì sẽ rất khó chăm sóc cũng như dạy dỗ làm làm bạn với chúng.
Nhẫn nại kiên trì: đây là một đặc điểm vô cùng quan trọng để có thể giúp bạn làm tốt công việc của mình. Đối tượng mục tiêu công việc hướng đến của mình trong công việc đó chính là những em bé, mà như chúng ta cũng biết thì trẻ nhỏ là đối tượng mà cứng đầu không chịu hợp tác với chúng ta nhất. Vì thế để dạy dỗ tốt một đứa trẻ thì vội vàng không phải là một cách xử trí tốt, chính vì vậy sẽ mất rất nhiều thời gian để bảo mẫu và trẻ nhỏ có thể hiểu và hòa hợp với nhau.
Kỹ năng giao tiếp với trẻ: với trẻ nhỏ, để nói chuyện được với chúng một bảo mẫu cần trang bị cho mình những kĩ năng đặc biệt. Không phải lúc nào cũng nịnh ngọt, dỗ dành vỗ về chúng phải có linh hoạt những lúc nghiêm khắc để trẻ không ương bướng mà bắt nạt lại mình, trở nên lì lợm.
4.3. Tổ chức thực hiện được các chương trình giáo dục mầm non
Nội dung bài giảng đào tạo cần nắm bắt đó là năm được nền tảng cơ bản về chương trình mầm non, tổ chức các hoạt động vui chơi cho các nhóm tuổi trẻ nhỏ sao cho phù hợp với độ tuổi, biết cách lập kế hoạch giáo dục dạy trẻ hàng ngày và hàng tuần.
4.4. Kỹ năng quản lý cơ sở giáo dục
Có tài liệu kiến thức về đặc điểm trẻ mầm non.
Công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non như cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như vai trò của người đứng đầu tổ chức quản lý.
Các cách thức quản lý trẻ nhỏ, nguồn nhân lực, nguồn tài chính quản trị và hợp tác giữa các gia đình ban phụ huynh trong tập thể, cộng đồng.
Các phương pháp tổ chức quản lý lớp học, các nhóm học sinh cho đúng với các yếu tố phát triển của trẻ nhỏ
4.5. Thực hành tại các điểm cơ sở mầm non
Thực hiện theo kế hoạch thực tập, thực hành đào tạo nghiệp vụ cho giáo viên, bảo mẫu mầm non theo kế hoạch của trường vừa cho ta cơ hội tiếp xúc thêm với nhiều trẻ vừa cho ta học hỏi thêm các kĩ năng kinh nghiệm từ các trường bạn.
5. Nhu cầu tuyển dụng bảo mẫu hiện nay
5.1. Tuyển dụng bảo mẫu không cần bằng cấp
Bạn muốn trở thành một bảo mẫu nhưng lại không có bằng cấp trong tay. Đừng quá lo lắng về điều này nhé! Bởi chỉ cần có kiến thức trong ngành này, có tinh thần học hỏi và những trải nghiệm thực tế của bản thân về ngành nghề thì bạn đã có cơ hội ứng tuyển với vị trí này rồi. Vì lẽ việc làm bảo mẫu mầm non hay bảo mẫu tại nhà họ cũng đều không quá quan trọng đến bằng cấp của bạn.
5.2. Tuyển dụng bảo mẫu mầm non
Ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng hay Thành phố Hà Nội,… đây là các tỉnh thành có nhu cầu tuyển dụng bảo mẫu trong các trường mầm non nhiều nhất. Nếu làm phép so sánh có thể nhận ra là Sài Gòn là thành phố có nhu cầu tuyển dụng cao nhất so với các tỉnh thành khác trên cả nước. Người làm công việc bảo mẫu chính là người mang mầm xanh đi gieo trồng cho các thế hệ của nước nhà.
Cũng có thể dễ dàng nhận thấy công việc này có tồn tại phát triển ở các tính thành khác, nhưng được tồn tại nhiều theo hình thức làm việc chăm sóc tại nhà. Nghề bảo mẫu tại gia đình rất được các bạn trẻ ưa chuộng bởi nó phù hợp với thời gian vừa đi học vừa đi làm của mình để có thêm thu nhập.
Việc làm bảo mẫu theo hình thức thực tập cũng khá phổ biến cho những bạn nào đang học về ngành nghề này, muốn trau dồi bồi thêm cho mình những kinh nghiệm cần thiết để phục vụ cho sau này. Nhất định các kiến thức và kinh nghiệm mà bạn tích lũy được trong quá trình theo học nhất định sẽ giúp bạn trở nên thành công và phát triển một cách nhanh nhất trong công việc.
Kết thúc bài viết, có lẽ bạn cũng đã nắm rõ cũng như hiểu thêm cho mình những thông tin hữu hiệu, cơ bản nhất về ngành nghề bảo mẫu rồi phải không nào. Đã hiểu và trả lời được câu hỏi bảo mẫu là gì? Hiểu về những công việc liên quan đến bảo mẫu. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn hay những trắc trở gì trong công cuộc tìm kiếm việc làm bảo mẫu hãy đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng bạn!
Tham gia bình luận ngay!