1. Bếp lạnh là gì? Kiến thức cơ bản của những người làm đầu bếp
Từ xa xưa, khi nhắc tới nấu bếp, chúng ta thường nghĩ tới các công việc liên quan tới dầu mỡ và bếp lửa. Cuộc sống càng hiện đại, nhu cầu của con người càng ngày đa dạng hơn. các thuật ngữ mới từ đó bắt đầu ra đời. Việc nấu ăn đã không còn chỉ đơn thuần gây cảm giác nóng bức, nó còn tạo sự mát mẻ trong đó. Một trong những thuật ngữ gây cảm giác như là bếp lạnh. Vậy bếp lạnh là gì?
Bếp lạnh là một khu vực của nhà bếp, đó là nơi những người đầu bếp chế biến, sáng tạo nên các món ăn không cần dùng tới lửa. Các món ăn được tạo nên các nguyên liệu tươi sống, được chế biến bằng tự nhiên. Có thể kể đến như: salad, thịt nguội, sushi, gỏi,…
Những món ăn từ bếp lạnh chủ yếu bắt nguồn từ châu Âu, cũng vì lẽ đó mà các món ăn này được người dân châu Âu ưa chuộng hơn là người châu Á. Những người chế biến món ăn từ bếp lạnh luôn được người trong chuyên môn gọi là phụ bếp. Bởi vì kỹ thuật chế biến món ăn từ bếp lạnh đơn giản hơn từ bếp nóng, nên dù đây là lại món ăn ngon nhưng người làm nó chỉ mới ở cấp độ phụ bếp. Phụ bếp lạnh gồm có: Phụ bếp nguội, phụ bếp salad,…
2. Nhiệm vụ của nhân viên bếp lạnh
Người làm bếp lạnh thường làm những việc công việc đơn giản. Đó là những viêc khởi đầu của mọi món ăn. Đầu tiên, họ sẽ chuẩn bị, sơ chế, chế biến các món ăn tươi từ rau củ như salad, các món ăn được lên men tự nhiên như thịt nguội. Tất cả các món đều được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.
Công việc tiếp theo, họ cần kiểm tra kho của nhà bếp. Họ đảm bảo các nguyên liệu, thực phẩm luôn bảo quản đúng cách, luôn đủ thực phẩm cho những ngày tiếp theo. Họ luôn cần phải đảm bảo số lượng các nguyên liệu nhập và xuất kho trong ngày được ghi đầy đủ và chi tiết.
Tiếp theo, họ cần phải bảo quản các thiết bị, dụng cụ ở chính khu vực mà mình phụ trách làm việc. Việc bảo quản luôn gắn với một yếu tố quan trọng là vệ sinh. Để có thể đảm bảo khu bếp luôn sạch sẽ, đảm bảo đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phầm là một việc làm cực kỳ quan trọng. Công việc đó không chỉ tạo độ uy tín của nhà hàng mà đó chính là trách nhiệm của những người làm đầu bếp.
Dù là một người có một công việc riêng cụ thể, nhưng những người phụ bếp lạnh vẫn có mối liên kết với các vị trí khác trong một gian bếp. Họ luôn cần phải chủ động, sẵn sàng kết hợp với các đầu bếp khác, ở các vị trí để có thể khiến công việc trơn chu, thuận lợi nhất.
Do là những người thuộc cùng một gian bếp, họ chịu sự quản lí trực thuộc của bếp trưởng và bếp phó. Họ cần phải sẵn sàng, thực hiện mọi nhiệm vụ mà bếp trưởng, bếp phó giao cho họ.
3. Những đặc điểm mà nhân viên bếp lạnh cần có
Với sự phát triển của đời sống, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao. Cũng vì lẽ đó nhu cầu tuyền dụng đã không còn tập trung vào những nhân viên bếp nóng. Giờ đây, các nhà hàng, khách sạn đã tập trung hơn vào nhân viên bếp lạnh. Họ yêu cầu công việc ngày khắc khé, có những tiêu chuẩn cao đối với nhân viên bếp lạnh.
Sau đây, bài viết sẽ chia sẻ cho bạn một số đặc điểm mà người làm bếp lạnh cần phải trau dồi ngay từ giờ.
3.1. Nhanh nhẹn
Công việc của nhà hàng, khách sạn là tương đối lớn. Họ cần phải phục vụ hàng trăn khách hàng mỗi ngày. Do đó, nhà bếp cần phải thực hiện rất nhiều công việc, đảm bảo đúng nhu cầu của các thượng khách.
Công việc của người làm bếp lạnh cần phải thực hiện rất nhiều công đoạn. Dù không phải thực hiện khâu chế biến bằng lửa, nhưng những người làm đầu bếp vẫn cần phải chế biến món ăn sao cho đẹp mắt. Họ cần phải cắt tỉa món thật tỉ mỉ, bắt mắt, đúng mỹ thuật, khơi gợi sự thèm ăn đối với khách hàng. Vì vậy, sự nhanh nhẹn là một yếu tố bắt buộc mà những người đầu bếp cần phải có.
3.2. Kiên trì
Việc chế biến món ăn lạnh không tốn nhiều công sức nhưng công việc này luôn đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Người đầu bếp luôn cần cắt tỉa những nguyên liệu thô hằng ngày trở thành một món ăn mang tính nghệ thuật. Cách dùng con dao cắt tỉa khéo léo, cách cắt thực phẩm sao thật hài hòa. Tất cả đều dựa vào đôi bàn tay của người đầu bếp. Người đầu bếp cần phải rèn luyện cắt thực phẩm hàng ngày.
Những tác phẩm nghệ thuật không thể có ngay tức khắc, họ cần phải tập luyện chăm chỉ sao cho trở nên thành thục nhất. Tất cả những kỹ năng đều dựa vào chính cảm giác của đôi tay. Để có được điều này, người đầu bếp cần phải có đức tính kiên trì, không ngại khổ.
3.3. Làm việc nhóm
Một người đầu bếp dù tài hoa đến đâu cũng không thể thực hiện tất cả các món ăn với hàng trăm thượng khách. Để có thể làm một khối lượng công việc lớn, trong một gian bếp, mỗi người cần phải thực hiện một bộ phận khác nhau. Mỗi người san sẽ một phần việc để công đoạn trở nên trơn chu nhất, Điều luôn khiến các nhà hàng yêu cầu nhân viên phải có khả năng làm việc nhóm. Sự kết hợp của mỗi thành viên sẽ tạo nên thành công của một gian bếp. Do đó, người nhân viên bếp lạnh cần phải luôn giữ bình tĩnh, hài hòa phối hợp với mọi người. Tất cả đều vì mục tiêu chung khiến khách hàng hài lòng nhất.
4. Vị trí tuyển dụng
4.1. Phụ bếp lạnh
Đây là một vị trí ban đầu mà mọi người đầu bếp cần phải đi đầu tiên. Vị trí sẵn sàng tuyển dụng những nhân viên mới bắt đầu học việc, đặc biết luôn có sự ưu tiên với những nhân viên đã có kinh nghiệm, tốt nghiệp ở các trường dạy nấu ăn.
Tuy là một vị trí khởi đầu của nhà hàng, nhưng công việc của họ không hề dễ dàng.Những người đầu bếp lạnh cần phải chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu đúng quy trình, tiêu chuẩn mà nhà hàng đã đặt ra. Họ còn phải chuẩn bị pha chế, tạo ra những hương liệu, nước chấm ngon phục vụ khách hàng. Không chỉ vậy, họ cần phải tiếp nhận các món mà khách hàng yêu cầu, chế biến món ăn theo đúng những gì mà bếp trưởng yêu cầu.
Không những thế, họ còn phải có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như một nhân viên bồi bàn. Người đầu bếp lạnh cần phải sắp xếp, chuyển các món ăn cho khách, sẵn sàng giải quyết những vấn đề khiến khách hàng không hài lòng. Sẵn sàng lau dọn, sắp xếp các vật dụng nhà bếp thật khoa học. ngăn nắp. Tất cả những công đoạn đều bắt buộc phụ bếp lạnh phải thực hiện một cách thuần thục nhất.
4.2. Giám sát khu vực bếp lạnh
Vị trí tuyển dụng này yêu cầu người nhận việc cần phải có từ 1 - 2 năm kinh nghiệm. Tất cả những người ở vị trí này cần phải đã từng làm nhóm trưởng của khu vực bếp lạnh.
Vị trí này đòi hỏi người giám sát cần phải biết cách xếp ca, phân công công việc cho các nhân viên một cách hài hòa. Họ cần phải phân công công việc theo đúng khả năng và nhiệm vụ của mỗi người. Họ cần phải có con mắt nhìn bao quát, giám sát kiểm tra các nhân viên thực hiện đúng quy trình của công việc. Luôn luôn đảm bảo các nhân viên thực hiện công việc đúng tiêu chuẩn và nghiêm túc nhất.
Cũng giống như người làm phụ bếp lạnh, người làm giám sát cũng phải kiểm tra chất lượng món ăn, đảm bảo món ăn đúng với yêu cầu, khẩu vị của khách hàng. Họ sẵn sàng chế biến món ăn, giải quyết những bức xúc của khách hàng như một người bồi bàn thực thụ.
Đây là một công việc quản lý, do nên, họ luôn phải ghi chép, chịu trách nhiệm về số liệu, sổ sách của thực phẩm một cách chính xác nhất. Họ như một người thầy, sẵn sàng hướng dẫn, dạy bảo những nhân viên mới theo sự phân công của tổ trưởng. Họ chính là cánh phải đặc lực của tổ trưởng, sẵn sàng tiếp tục điều hành công việc khi tổ trưởng vắng mặt.
4.3. Tổ trưởng khu vực bếp lạnh
Đây là một vị trí cấp cao nhất của khu vực bếp lạnh. Vị trí này đòi hỏi những người làm bếp lạnh cần phải có ít nhất từ 2 – 3 năm kinh nghiệm. Họ luôn luôn có sự đãi ngộ tốt nhất với mức lương cao ở tùy từng nhà hàng, khách sạn.
Là một vị trí quản lí, người tổ trưởng cần phải giám sát, phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên. Sau nhiều năm kinh nghiệm tích lũy, họ đã trở thành những người có tay nghề có cao, với những kỹ thuật điêu luyện. Cũng vì lẽ đó, họ luôn được yêu cầu phải chế biến món ăn cho khách hàng VIP của nhà hàng, thực hiện những món ăn cấp độ cao trong thực đơn.
Khi lên tới vị trí công việc này, trách nhiệm của người tổ trưởng không hề đơn giản. Họ cần phải giám sát lưu mẫu nguyên liệu trong kho. Họ chính là cánh tay trái của bếp trưởng. Sẵn sàng phối hợp với bếp trưởng thực hiện các quy trình quản lí nhân viên. Đảm bảo những nhân viên thái độ chuẩn mực, đúng yêu cầu của khách sạn, nhà hàng.
Không chỉ vậy, người làm tổ trưởng còn phải phối hợp với quản lý nhà hàng, giám sát nhà hàng để lấy những ý kiến đóng góp, giúp cho nhà hàng càng phát triển và đạt tiêu chuẩn cao. Họ còn có nhiệm vụ lập kế hoạch tổ chức đào tạo, sắp xếp lịch vệ sinh hàng ngày sao cho hợp lý nhất. Sau mỗi một tháng kết thúc, người tổ trưởng cần phải thực hiện đánh giá kết quả công việc, thành tích, sẵn sàng đề xuất khen thưởng cho những nhân viên có thành tích cao trong công việc.
Trên đây, chính là mô tả một cách chính xác nhất các hoạt động ở khu vực bếp lạnh. Chắc hẳn các bạn đã hiểu bếp lạnh là gì? Để từ đó, chúng ta sẽ có thêm niềm yêu thích và đam mê nhiều hơn với nghề đầu bếp hơn nữa nhé!
Tham gia bình luận ngay!