1. Bị cáo là gì? Quyền và nghĩa vụ của bị cáo
1.1. Khái niệm bị cáo là gì?
Bị cáo là người đã bị Tòa án đưa ra quyết định xét xử. Thuật ngữ “ bị cáo” đã được sử dụng khá nhiều trong tổ chức, cơ quan tư pháp bởi chủ tịch nước Việt Nam ký vào năm 1945. Mặc dù vậy cho đến năm 1974 thì trong Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự mới đưa ra định nghĩa pháp lý về khái niệm báo cáo là gì. Bị cáo là đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước tòa án nhân dân Việt Nam. Trong Bộ luật tố tụng hình sự vào năm 1988 thì khái niệm bị cáo được quy định trong Điều 34. Sau đó là khái niệm thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa đưa ra quyết định vụ án xét xử thì bị can sẽ được trở thành bị cáo.
Bị cáo có quyền giao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử, phải được giao cho bị cáo không được quá 10 ngày trước khi phiên tòa được mở. Bị cáo được tham gia phiên tòa, được đề nghị thay đổi người thực hiện tố tụng, người giám định, người phiên dịch, được đưa ra bằng chứng và các yêu cầu. Có thể tự bào chữa hay nhờ người khác bào chữa hộ, được lời nói sau cùng trước khi nghị án, có quyền khiếu nại quyết định đưa ra, hành vi tố tụng của cơ quan hoặc người có thẩm quyền thực hiện tố tụng. Bị cáo được giao nhận quyết định tạm đình chỉ hay đình chỉ vụ án, bản sao của bản án, có quyền được kháng cáo bản án và quyết định tòa án đưa ra.
Bị cáo có nghĩa vụ tương tự nghĩa vụ được quy định với bị can, phải có mặt đeo giấy được triệu tập trong tòa án. Nếu như vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị áp giải, bỏ trốn thì sẽ có lệnh truy nã.
1.2. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo
1.2.1. Quyền của bị cáo ra sao?
Theo như khoản 2 Điều 61 trong BLTTHS vào năm 2015 thì bị cáo có các quyền như sau:
- Nhận được quyết định để đưa ra vụ án xét xử, quyết định được áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hay biện pháp cưỡng chế, quyết định đình chỉ vụ án, bản án, quyết định của Tòa án và những quyết định tố tụng khác nữa theo quy định trong Bộ luật này.
- Có quyền tham gia phiên tòa.
- Được thông báo và giải thích về quyền và nghĩa vụ được quy định tạo Điều này.
- Có quyền được đề nghị giám định, định giá giá trị tài sản, đề nghị thay đổi người có thẩm quyền thực hiện tố tụng, người giám định giá giá trị tài sản, người phiên dịch, dịch thuật. Quyền đề nghị triệu tập danh sách người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi liên quan tới vụ án, người tham gia tố tụng khác cũng như người có thẩm quyền thực hiện tố tụng tham gia phiên tòa.
- Có quyền đưa ra tài liệu chứng cứ, đồ vật hay yêu cầu.
- Trình bày về các ý kiến liên quan đến chứng cứ, đồ vật có liên quan và yêu cầu người thẩm quyền thực hiện tố tụng kiểm tra, đánh giá.
- Có quyền tự bào chữa cho bản thân hoặc nhờ người khác bào chữa hộ.
- Trình bài các lời khai, ý kiến, không bắt buộc phải đưa ra lời khai chống lại bản thân hay buộc phải nhận mình có tội.
- Đề nghị chủ tọa trong phiên tòa hỏi hay tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu như được sự đồng ý của chủ tọa, có quyền tranh luận tại phiên tòa.
- Có quyền được nói những lời sau cùng trước khi tới giai đoạn nghị án.
- Có quyền xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi các sửa đổi, bổ sung vào biên bản của phiên tòa, kháng cáo bản án hay quyết định Tòa án đưa ra.
- Có quyền khiếu nại, hành vi tố tụng của cơ quan hoặc người có thẩm quyền thực hiện tố tụng và một số quyền khác theo quy định trong pháp luật.
1.2.2. Nghĩa vụ mà bị cáo phải làm
Bên cạnh đó tại Khoản 3 Điều luật đang bình luận bị cáo có các nghĩa vụ như sau:
- Có mặt đúng theo giấy triệu tập trong Tòa án. Nếu như vắng mặt không có lý do hợp lý chính đáng thì bị cáo sẽ bị áp giải hoặc bị truy nã nếu như có hành vi bỏ trốn.
- Bị cáo có nghĩa vụ chấp hành đúng theo yêu cầu, quyết định mà Tòa án đưa ra.
2. Tâm lý chung của bị cáo trong quá trình xét hỏi tại phiên tòa
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của bị cáo:
- Trong quá trình xét xử cũng như xét hỏi tại phiên tòa thì bị cáo đã có thời gian trấn tĩnh tinh thần, ổn định được tâm lý, biết được mình đang bị tố tụng điều gì, chứng cứ ra sao, họ sẽ tự đánh giá được mức độ.
- Quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong quá trình xét xử do pháp luật tố tụng hình sự quy định:
- Nhận thức của bị cáo đối với vấn đề buộc tội của cơ quan điều tra cùng Viện kiểm sát, sự tự nhận thức và đánh giá của bị cáo về hành vi của bản thân.
- Dư luận của xã hội nói về vụ án kèm hoàn cảnh phiên tòa công khai, khả năng cao bị cáo phải tiếp xúc tâm lý với khá nhiều người khác nhau.
Đặc điểm tâm lý mà bị cáo phải trải qua: Hy vọng, mong muốn được xử mức án oan hoặc nhẹ để có thể kết thúc sớm việc cải tạo và được tự do nên sẽ sẵn sàng khai báo. Họ sẽ đoán được trước các câu hỏi của Hội đồng xét xử từ đó có sự chuẩn bị nội dung trả lời sao cho có lợi cho mình nhất. Vấn đề tư duy của bị cáo tại nơi đó sẽ rất căng thẳng nền đối đi nội dung khai báo có khi mâu thuẫn với nhau. Các phương pháp tâm lý được dùng: Phương pháp thuyết phục, truyền đạt thông tin, đặt ra vấn đề làm thay đổi tư duy, ám thị một cách gián tiếp, phương pháp mệnh lệnh, giao tiếp tâm lý có sự điều khiển.
Có khá nhiều bị cáo kinh nghiệm sống còn ít, không hay va chạm trong cuộc sống, có tính tự chủ và kiềm chế được cảm xúc yêu khi tham dự phiên tòa có số lượng người tham gia đông đảo, nhất là với phiên tòa xét xử lưu động. Trước thái độ của người bị hại thì người bào chữa cũng như thân nhân bị hại, dư luận xã hội trong vụ án nên sẽ bộc lộ các cảm xúc, lời nói, hành vi mang tính bộc phát, thiếu suy nghĩ. Chú ý: Đối với các bị cáo có số tuổi dưới 18 có các đặc điểm tâm lý mang tính chất đặc trưng của lứa tuổi, có cảm xúc cũng như hành vi dễ bốc đồng theo tình huống phát sinh, dễ bị kích động, hiếu thắng.
Nhiều bị cáo có thể bị rơi vào trạng thái bão hoà cảm xúc, đó chính là trạng thái tâm lý của con người khi bị mất đi tính nhạy cảm đối với sự kích thích, mất đi khả năng phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt. Đối với các bị cáo khi tham dự phiên tòa, hiện tượng của bão hòa cảm xúc có thể xảy ra ví như là hệ quả của trạng thái tâm lý căng thẳng quá mức, bị kéo dài trong suốt các giai đoạn của quá trình hoạt động tố tụng, từ giai đoạn điều tra cho đến khi tới giai đoạn xét xử tại tòa. Ngược lại thì lại có một số bị cáo tỏ ta sợ hãi, hối hận với những hành vi phạm pháp của mình, lại có kẻ tỏ vẻ ta đây anh hùng, bất cần, không có một chút áy náy, sợ hãi thích khẳng định mình một cách thái quá, thậm chí còn cố tình cười cợt,..thể hiện được sự nhận thức còn hạn chế về pháp luật, ảnh hưởng đến chuẩn mực đạo đức.
Trên đây bạn và mọi người vừa được tham khảo nội dung khái niệm bị cáo là gì cũng như tâm lý của bị cáo trong giai đoạn xét xử. Nếu như còn thắc mắc nào hãy để lại bình luận cho chúng tôi, topcvai.com sẽ sớm giải đáp cho bạn câu trả lời thỏa đáng nhất.
Tham gia bình luận ngay!