1. Tìm hiểu về tài sản cố định là gì?
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định, bạn đọc hãy nắm rõ về khái niệm tài sản cố định là gì? Đây là một thuật ngữ chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp, bởi đó chính là những tư liệu sản xuất được sử dụng phục vụ và hỗ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp. Tài sản cố định có bản chất lâu dài về thời gian sử dụng, lớn về mặt giá trị và ổn định qua rất nhiều chu kỳ sản xuất. Tuy nhiên, không phải tư liệu nào trong nội bộ doanh nghiệp được dùng cho sản xuất cũng là thuộc phạm vi tài sản cố định. Các thiết bị, vật tư, máy móc được xem là tài sản cố định cần đáp ứng được các tiêu chí cụ thể như sau:
- Tài sản đó cần chắc chắn sẽ thu về được ích lợi kinh tế nếu được sử dụng.
- Tài sản đó phải được dùng từ thời hạn 1 năm trở lên.
- Phải xác định giá trị của tài sản (nguyên giá ban đầu) một cách trung thực và phải từ 30 triệu đồng trở lên.
Những tiêu chí trên đây để xác định và phân loại các máy móc, thiết bị vào nhóm tài sản cố định được dựa trên cơ sở căn cứ Thông tư số 45 của Bộ Tài Chính ban hàng vào tháng 4 năm 2024, có hiệu lực từ tháng 6 năm 2024. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong quá trình sử dụng những tài sản này, có thể có nhu cầu và mong muốn nhượng lại các tài sản đó cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức khác vì một số lý do nào đó. Hay cũng có thể doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên bị phá sản hoặc bị giải thể. Lúc này, doanh nghiệp có nhu cầu thanh lý tài sản phải thực hiện đúng thủ tục thanh lý, trong đó như đã nói, mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định là một trong những chứng từ, văn bản thuộc thủ tục này.
Tham khảo: Tìm việc làm Kế toán - Kiểm toán
2. Tại sao cần mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định?
Mẫu biên bản thanh lý tài sản là một trong những chứng từ quan trọng bắt buộc cần có trong bộ hồ sơ thanh lý tài sản cố định. Những tài sản có nhu cầu thanh lý thường là những tài sản có thể đã bị hư hỏng, chất lượng bị giảm,... mà chủ tài sản không thể sử dụng được nữa. Bởi những chất lượng của các tài sản là máy móc thiết bị có thể bị ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất cũng như quá trình kinh doanh.
Doanh nghiệp cần đưa ra quyết định thanh lý khi có tài sản cần phải thanh lý, bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tiến hành việc thành lập một hội đồng thanh lý tài sản cố định. Hội đồng này sẽ có nhiệm vụ và trách nhiệm trong vấn đề tổ chức, triển khai thực hiện việc thanh lý hợp với trình tự, quy trình, thủ tục đầy đủ, thuộc chế độ quản lý tài chính, trong đó việc tổ chức và triển khai thực hiện cần được hoàn thành và thành lập mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định. Biên bản được làm thành hai bản, bộ phận quản lý - sử dụng tài sản cố định và bộ phận kế toán sẽ là hai bộ phận nắm giữ cũng như tiếp nhận mẫu biên bản này.
Như vậy, qua phân tích trên, chúng ta có thể thấy, biên bản thanh lý tài sản cố định không chỉ là một biên bản thông thường, được thành lập một cách tự do và tự phát. Mà biểu mẫu này cần được thực hiện theo đúng chuẩn mẫu đã quy định, lưu ý cần cập nhật các quy định mới nhất về biểu mẫu để tránh việc thành lập biểu mẫu sai hoặc thiếu nội dung. Mẫu biên bản thanh lý tài sản cần được lập một cách cẩn thận, chính xác, được đính kèm trong hồ sơ thanh lý tài sản. Nếu không có biên bản này, thủ tục thanh lý cũng sẽ không được thực hiện thành công.
Xem thêm: Tuyển chuyên viên kế toán
3. Cách viết mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định
Doanh nghiệp cần tự giác nhận thức được tính quan trọng của mẫu biên bản đề nghị thanh lý tài sản. Vì vậy, cần chủ động nắm bắt thông tin về quyết định, thông tư,... của pháp luật để không sử dụng các mẫu biên bản sai quy định, thiếu thông tin và không được chấp nhận. Vậy hiện tại, biểu mẫu này do cơ quan, đơn vị nào cung cấp?
Cụ thể, trên thực tế, Bộ Tài chính là cơ quan quy định, xây dựng nội dung cho mẫu biên bản này. Theo thời gian cũ là mẫu thanh lý tài sản theo thông tư 200 của Bộ Tài chính ban hành vào tháng 12 năm 2024. Còn theo thời điểm gần đây nhất, mẫu biên bản này đã được quy định thông tư 133, được Bộ Tài chính ban hành vào thời điểm tháng 8 năm 2024. Dưới đây, topcvai.com sẽ giúp bạn học cách ghi biên bản thanh lý tài sản cố định. (Theo nội dung mẫu biên bản thanh lý tài sản thông tư 200).
- Về mục đích lập biên bản: văn bản thanh lý tài sản cố định được thành lập nhằm xác nhận việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp, cũng như làm cơ sở căn cứ để ghi giảm về tài sản cố định trên số sách của bộ phận kế toán.
- Về phương pháp lập biên bản
+ Trong nội dung biên bản thanh lý, người lập biên bản nhìn ở góc trái biên bản. Tại đây ở mục đơn vị và bộ phận. Người lập nêu rõ chính xác tên gọi của đơn vị và tên gọi của bộ phận sở hữu cũng như sử dụng tài sản cố định. Như đã nói ở trên, doanh nghiệp cần thành lập hội đồng thanh lý, thành viên cụ thể trong hội động thanh lý tài sản sẽ được người lập biên bản thực hiện ghi rõ vào mục (I).
+ Tại mục (II), người lập biên bản cần trình bày các chỉ tiêu chung về tài sản cố định đã có quyết định chính thức về việc thanh lý như: Tên gọi tài sản, ký hiệu của tài sản, số hiệu của tài sản, số thẻ của tài sản, quốc gia sản xuất hay xuất xứ, thời điểm đưa vào sử dụng, giá trị (nguyên giá) của tài sản, giá trị hao mòn của tài sản đã được trích cộng dồn vào lúc thanh lý, cuối cùng là giá trị tài sản cố định đó còn lại.
+ Tại mục (III), người lập biên bản trình bày đúng kết luận của ban thanh lý tài sản. Bên cạnh đó, người lập biên bản cũng cần viết lại ý kiến nhận xét của ban thanh lý về vấn đề thanh lý tài sản.
+ Tại mục (IV), sau khi hoàn thành quá trình thanh lý xong tài khoản. Dựa trên việc căn cứ cơ sở vào tổng hợp các chứng từ tính toán, người lập biên bản phải trình bày chính xác kết quả quá trình thanh lý, bao gồm: tổng chi phí thanh lý, giá trị thu hồi (điền vào dòng chi phí thanh lý), giá trị thu hồi (phế liệu thu hồi, giá trị phụ tùng, giá bán ước tính,...)
- Về trách nhiệm lập biên bản: Về phía trách nhiệm thực hiện, biên bản họp thanh lý tài sản cố định được lập bởi ban thanh lý tài sản cố định, bao gồm sự xác nhận của trưởng ban thanh lý, giám đốc doanh nghiệp và kế toán trưởng (chữ ký, họ tên).
Những lưu ý khi lập mẫu biên bản họp thanh lý tài sản cố định:
- Người lập phải nhận được sự phân công cũng như chỉ đạo thống nhất của ban thanh lý tài sản.
- Biên bản thanh lý tài sản cần được lập trên các cơ sở thực tế, trung thực, không gian dối.
- Biên bản thanh lý tài sản cần được sử dụng theo đúng chuẩn biểu mẫu của Bộ Tài chính đã ban hành.
Biên bản thanh lý tài sản phải được lập đầy đủ thông tin, không được xóa sửa, rõ ràng, dễ đọc và dễ hiểu.
- Biên bản cẩn được thành lập trên hai bản giống nhau, có đầy đủ chữ ký xác nhận, được tiếp nhận bởi các bộ phận có trách nhiệm liên quan.
Tìm hiểu thêm: Các mẫu biên bản kiểm kê tài sản
4. Thủ tục thanh toán tài sản cố định đầy đủ nhất
Những tài sản có nhu cầu thanh lý thường là những tài sản có thể đã bị hư hỏng, chất lượng bị giảm,... mà chủ tài sản không thể sử dụng được nữa. Bởi những chất lượng của các tài sản là máy móc thiết bị có thể bị ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất cũng như quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp cần đưa ra quyết định thanh lý khi có tài sản cần phải thanh lý, bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tiến hành việc thành lập một hội đồng thanh lý tài sản cố định. Hội đồng này sẽ có nhiệm vụ và trách nhiệm trong vấn đề tổ chức, triển khai thực hiện. Cụ thể, thủ tục thanh toán tài sản sẽ dựa trên việc chuẩn bị đầy đủ các chứng từ trong hồ sơ thanh toán, bao gồm như sau:
- Biểu mẫu quyết định thanh lý TSCĐ (Tài sản cố định).
- Biểu mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định đã nêu trên.
- Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản.
- Biểu mẫu thông bảo thanh lý tài sản.
- Mẫu hợp đồng thanh lý tài sản đối với cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.
- Một số biểu mẫu phụ khác như: biểu mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý (thông thường sẽ phải bao gồm những cá nhân: kế toán trưởng, trưởng bộ phận quản lý tài sản, giám đốc doanh nghiệp).
Đọc thêm: Biên bản bàn giao tài sản là gì?
5. Download biên bản thanh lý tài sản cố định
Thông thường, kế toán trưởng hay đại diện của bộ phận kế toán (thuộc hội đồng thanh lý tài sản cố định) sẽ là người có trách nhiệm lập biên bản thanh lý tài sản. Vì vậy, mẫu biên bản thanh lý tài sản mới nhất rất cần thiết cho những ai đang công tác tại phòng kế toán của các doanh nghiệp có nhu cầu thanh lý và nhượng tài sản cố định. Hiểu đúng khái niệm, vai trò, chức năng, cách viết biên bản thanh lý tài sản cố định sẽ giúp cho kế toán viên dễ dàng, thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Dưới đây, topcvai.com xin trân trọng gửi đến độc giả các bộ biểu mẫu thuộc hồ sơ thanh lý tài sản cố định. Trong đó có mẫu biên bản bán thanh lý tài sản cố định:
- Tải mẫu biên bản thanh lý tài sản excel: bien-ban-thanh-ly-tai-san-excel.xlsx
- Tải mẫu biên bản thanh lý tài sản theo thông tư 200 word: Mau-bien-ban-thanh-ly-tai-san-co-dinh.docx
- Tải mẫu quyết định thanh lý: mau-quyet-dinh-thanh-ly-tai-san-co-dinh.doc
- Tải mẫu biên bản đánh giá lại: mau-danh-gia-lai-tai-san-co-dinh.docx
- Tải mẫu hợp đồng thanh lý: mau-hop-dong-mua-ban-tai-san-co-dinh.doc
- Tải mẫu quyết định thành lập HĐ thanh lý: Mau-quyet-dinh-thanh-lap-hoi-dong-thanh-ly-tai-san.docx
Như vậy, topcvai.com đã kịp thời thông tin đến bạn về mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định. Hãy đón chờ những bản cập nhất biểu mẫu mới nhất khác trên website của chúng tôi nhé!
Tham gia bình luận ngay!