Với dân kinh tế hay những ai đang đặt những viên gạch đầu tiên cho hành trình chinh phục ước mơ trở thành những nhà quản trị trong tương lai thì có lẽ như Business administration là gì không còn thuật ngữ không còn xa lạ với bạn. Business administration là quản trị kinh doanh. Nhưng thực chất, quản trị kinh doanh là gì, làm những công việc gì và cơ hội nghề nghiệp cho Business Administration hiện nay như thế nào? Chúng ta hãy cùng topcvai.com tìm hiểu ngay sau đây nhé.
1. Bạn đã hiểu Business administration là gì?
Người xưa có câu “phi thương bất phú” để nhấn mạnh đến vai trò của kinh doanh. Chỉ có kinh doanh là con đường duy nhất, giúp con người ta thu về lợi nhuận cao và đồng thời là động lực phát triển của xã hội. Những ông vua công nghệ như Bill Gate hay Tim Cook đến những ông chủ tài ba từ các nhãn hiệu thương mại điện từ lừng danh trên thế giới - họ đều là những nhà bán hàng tuyệt đỉnh. Nhưng có điều, không phải ai cũng giỏi kinh doanh và để có thể xây dựng nên những thương hiệu đình đám thế giới như Microsoft hay Apple đến Amazon. Đó là thời điểm chúng ta lật lại vai trò của những nhà quản trị và cánh tay phải đắc lực của họ - Business administration.Vậy Business administration là gì mà có vai trò quan trọng đến vậy?
Như đã nói, Business administration là thuật ngữ kinh tế quốc tế chỉ ngành quản trị kinh doanh. Business administration được hiểu tổng thể các quản lý hoạt động kinh doanh nhằm mục đích duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp trong đó tập trung vào những đầu việc lớn bao gồm cân nhắc tạo ra hệ thống quản lý chặt chẽ để tối ưu hóa hiệu suất làm việc và đảm bảo tạo ra lợi nhuận để ra như kế hoạch. Năm vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống kinh doanh, Business Administration được đưa vào đào tạo tại nhiều trường đại học, cao đẳng với vai trò là lò sản sinh ra những nhà quản lý doanh nghiệp.
Ở góc độ ngành, Business Administration thường dùng để ám chỉ hoạt động nghiên cứu và thực hành những hoạt động về quản trị tất cả các vấn đề liên quanh xoay quanh 3 chủ chính ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh doanh bao gồm: Marketing, kế toán và tài chính. Những vị trí công việc mơ ước mang tên Quản trị marketing, quản trị tài chính hay giám đốc tài chính, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị truyền thông, quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị tài chính - ngân hàng...tất cả chúng đều là những đứa con được sinh ra trong ngôi nhà chung Business Administration. Vậy còn Economic Management và Business Administration? quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh thì sao?
Trên thực tế, tuy hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, song hiếm người có thể đưa ra một định nghĩa cụ thể và rõ ràng. Quản lý kinh tế được hiểu là hoạt động nghiên cứu về những chính sách, cơ chế vận hành của nền kinh tế, điều phối các hoạt sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn là thu nhỏ trong hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp và một số ngành liên quan. Trong khi đó, Business Administration thì dễ hình dung hơn nhiều. Bởi lẽ, phạm vi hoạt động của quản trị kinh doanh hẹp hơn và xoay quanh lợi hoạt động tạo ra lợi nhuận từ các chủ thể tư nhận. Đến đây, bạn đã hiểu Administration là gì và bản chất của nó rồi chứ. Nhưng đây chỉ là một hé lộ rất nhỏ cho ngành đào tạo những nhà quản trị tương lai. Nhưng bạn đã biết, để trở thành những người đứng đầu trong hoạt động kinh doanh này cần học những gì và cơ hội phát triển như thế nào?
Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp là gì?
2. Business Administration đảm nhiệm những công việc gì?
2.1. Theo đuổi nghiệp “làm sếp”, học những gì?
Học Business Administration hay quản trị kinh doanh ra làm gì là câu hỏi của không ít những tín đồ kinh doanh mong muốn trở thành những nhà quản trị trong tương lai. Tính đến thời điểm hiện tại, để đáp ứng được nhu cầu về nhân lực cho doanh nghiệp cũng như hiện thực hóa giấc mơ “đổi đời”, nhiều trường đại học trên quy mô cả nước đã tiến hành đào tạo ngành này.
Là một ngành tổng hợp, sự kết hợp hài hòa giữa hai nhân tố “ Business” và “Administration” ( kinh doanh và quản trị) do vậy, trong môi trường đại học, cao đẳng,sinh viên sẽ được học đầy đủ những kiến thức trọng xoay quanh những lĩnh vực về kinh tế cơ bản, những định luật, bài học về kinh doanh, các chiến lược Marketing. Kèm theo đó là các hệ thống tư duy và kỹ năng mềm được áp dụng trong quản trị để đảm bảo hiệu suất kinh doanh luôn điều chỉnh linh hoạt theo kế hoạch và nhu cầu thị trường.
Khác với economic Management, Business Administration chỉ kiêm các 3 lĩnh vực chủ chốt bao gồm : Marketing, tài chính, kế toán.
Do vậy, trong quá trình học tập tại Đại học, cao đẳng, bạn sẽ được đào tạo chi tiết về những vấn đề xoay quanh những ngành này.
2.2. Học Quản trị kinh doanh ra làm gì?
Hàng trăm trường đại học, cao đẳng kinh tế trên toàn quốc đào tạo Business Administration đã chứng tỏ rằng, cơ hội nghề nghiệp của ngành này là cực kỳ lớn. Có lẽ, chúng ta quen với câu nói cửa miệng rằng “học quản trị kinh doanh để sếp”. Và thực tế này đúng khi những kiến thức được đào tạo trong một môi trường mô phạm đều được các nhà trường đào tạo theo con đường thăng tiến của một chuyên viên quản trị.
Với những kiến thức đã học, bạn hoàn toàn có thể đảm nhiệm một vị trí quản trị nhỏ như trưởng nhóm kinh doanh, trưởng team Marketing hay ngờ đứng đầu bộ phận tài chính ngân hàng...Ở những vị trí này, bạn có nhiều cơ hội để phát triển qua việc học tập và trau dồi những kinh nghiệm cần thiết.
Sau khoảng 2, 3 năm khi bạn đã tích luỹ đầy kinh nghiệm và nắm vững chuyên môn cũng như kỹ năng thực tiễn, bạn đã đủ năng lực để đảm nhận các vị trí quản lý cao cấp như: Manager, CO, CFO, COO hay CEO.
Xem thêm: Giải mã ngành quản trị kinh doanh tiếng Anh và thông tin hữu ích
3. Khám phá cơ hội nghề nghiệp của Business Administration hiện nay?
Trong cả thập kỷ qua, trong bức tranh kinh tế sáng màu, chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng tuyển dụng đa dạng các vị trí của ngành kinh doanh. Một vị trí đặc biệt chưa bao giờ hết sức hút, đó là vị trí quản trị doanh nghiệp - vị trí đầu tiên được ra đời bởi ngành mang tên Business Administration. Theo thông tin chính thức của tổng cục thống kê gần đây, trung bình mỗi ngày Việt Nam có khoảng 350 doanh nghiệp được thành lập mới. Điều này tỉ lệ thuận với nhu cầu tuyển dụng vị trí những quản trị viên chịu trách nhiệm điều hành sản xuất, nhân sự. Đây cũng là những vị trí cao nhất trong doanh nghiệp và có mức lương và chế độ đãi ngộ hậu hĩnh nhất.
Theo Glassdoor, mức lương cho vị trí Business Administration đang dao động từ 58.000 - 67.000 USD. Nhưng đây chỉ là con số khảo sát chung. Trên thực tế, mức lương và chế độ đãi ngộ cho những giám đốc tài chính, nhà quản trị Marketing hay trưởng phòng kinh doanh sẽ căn cứ vào từng lĩnh vực và doanh nghiệp anh ta đầu quân. Trong những doanh nghiệp về công nghệ cao, mức thù lao bình quân sẽ cao hơn nhiều so với những doanh nghiệp ở một số lĩnh vực còn lại.
Tại Việt Nam, những người sở hữu bằng cử nhân hay thạc sĩ Business Administration cùng với kinh nghiệm quản trị trên 2 năm, đang được tuyển dụng với mức thù lao khoảng 12 -50 triệu đồng, tùy vào từng vị trí anh ta đảm nhiệm.
4. Để làm quản trị doanh nghiệp, bạn cần những phẩm chất gì?
Theo đuổi Business Administration là giấc mơ của hàng bạn trẻ mơ kinh doanh trong đó trở thành những ông chủ tương lai, những nhà quản trị tài ba là điều mà không phải ai cũng làm được. Thành công trong kinh doanh cần đến nhiều nhân tố. Chúng ta không thể một bước để trở thành những Bill gates hay Mark Zuckerberg...Tuy nhiên, chúng ta bắt buộc những gạch đầu dòng sau đây, để có thể quản trị và xây dựng doanh nghiệp thành công bên cạnh kiến thức và chuyên môn.
4.1. Khả năng giao tiếp tốt
Là một nhánh lớn của ngành kinh doanh nói chung, Business Administration không phải là một ngoại lệ cho bất kỳ một vị trí nào trong kinh doanh khi phải sở hữu khả năng giao tiếp siêu đẳng. Biểu hiện là những nghề nhỏ của quản trị kinh doanh như Marketing, Tài chính, ngân hàng,...đều liên quan trực tiếp với khách hàng và có nhiệm vụ đối thoại để tư vấn và bán sản phẩm thu lợi nhuận. Không chỉ vậy, quản trị doanh nghiệp là hoạt động tổng hợp trong kinh doanh không chỉ dừng lại ở khâu quản trị vận hành sản xuất, các quy trình với sản phẩm mà cả điều phối các hoạt động với nhân sự phòng ban. Cả khâu đối ngoại và đối nội yêu cầu ở một quản trị viên kinh doanh thực thi nhiệm vụ và quyền hạn của mình hiệu quả nhất.
4.2. Kỹ năng đàm phán và thương lượng
Không phải riêng tầng lớp lãnh đạo hay điều hành doanh nghiệp mới cần đến kỹ năng đàm phán, bởi lẽ kỹ năng này hiển hiện trong mọi mặt của đời sống bán hàng. Tuy nhiên, ở tầng lớp quản lý doanh nghiệp, công việc gặp gỡ đối tác đến đàm phán các thương vụ diễn ra thường xuyên hơn và gần như công việc chính của họ, chứ không phải chỉ giải quyết nội bộ và điều hành sản xuất doanh nghiệp. Để tìm một đối tác tốt, để ký được hợp đồng tốt, kỹ năng giao tiếp chưa đủ, bạn cần thêm kỹ năng đàm phán, khả năng lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Dĩ nhiên, để tăng khả năng lập luận, cần ở bạn kỹ năng thuyết trình tốt, khả năng sử dụng ngôn ngữ hình thể và ứng dụng khoa học kỹ thuật để làm bài nói, bài viết của mình trở nên dễ hiểu giàu màu sắc.
4.3. Quyết đoán
Điểm khác biệt sâu sắc giữa một nhân viên bình thường và nhà quản lý, điều hành...đó là khả năng đưa ra quyết định: Quyết định thời điểm tung ra một chiến dịch Marketing tốt, quyết định thay đổi và đưa lên thị trường một sản phẩm mới...Mỗi quyết định của người đứng đầu luôn có tính quyết định với sự đi lên hay suy tàn của doanh nghiệp, do vậy, để đứng ở vị trí Business Administration, bạn cần phải có óc phán đoán, khả năng tư duy về tình hình để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Trên đây là những phẩm chất quan trọng nhất của một Business Administration. Dĩ nhiên, để đảm nhiệm vị trí này, bạn cần chuyên môn thật vững vàng. Sẽ hiếm một doanh nghiệp nào trừ kinh doanh cá nhân thuê một sinh viên dù cho học quản trị kinh doanh để đảm nhiệm ngay vị trí quản lý ngay và luôn khi họ đầu quân vào doanh nghiệp đầu tiên. Để đạt đến “cảnh giới” quản trị những vị trí quản lý,trưởng bộ phận một phận trong kinh doanh, bạn phải trau dồi và đúc kết kinh nghiệm rất nhiều. Hãy khởi đầu ở những vị trí nhỏ và cố gắng hết mình nhé.
Hi vọng những thông tin trên đây xoay quanh chủ đề Business Administration là gì sẽ thực sự hữu ích với bạn trong quá trình chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Tham gia bình luận ngay!