Buzz Marketing là gì? Tiếp thị độc đáo kích thích cộng đồng

Icon Author Trần Uyên Thư

Ngày đăng: 2022-07-30 17:15:16

Marketing là một lĩnh vực ngày càng phát triển mạnh trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh quan tâm cũng như chú trọng vào lĩnh vực tiềm năng này. Một trong số các phương thức tiếp thị được các Marketer ứng dụng nhiều nhất chính là Buzz Marketing. Lý do vì đâu mà Buzz Marketing lại được nhiều nhà tiếp thị ưa dùng và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của doanh nghiệp đến vậy? Cùng topcvai.com đi sâu tìm hiểu xem Buzz Marketing là gì và làm cách nào để ứng dụng thật tốt nhé!

1. Bóc tách khái niệm “Buzz Marketing”

Buzz Marketing là một chiến lược tiếp thị bằng cách lợi dụng tối đa tiềm năng truyền miệng, khuếch đại và lan truyền thông tin trong cộng đồng. Thông thường sẽ là một quảng cáo, một khẩu hiệu, một hình ảnh, biểu tượng, cụm từ,... nào đó khiến cho mọi người ấn tượng, ghi nhớ sâu sắc sản phẩm, thương hiệu của một doanh nghiệp và sẵn sàng chia sẻ đến càng nhiều người hơn.

Buzz marketing là gì
Buzz marketing là gì

Đây là một phương thức truyền thông có sức ảnh hưởng lớn, giúp không ít doanh nghiệp thành công vượt ngoài mong đợi với chi phí không tốn quá nhiều.

2. Các loại Buzz Marketing

2.1. Điều táo bạo, gây sốc

Tiếp thị với những hình ảnh, lời nói gây sốc, đánh mạnh vào ấn tượng của khách hàng. Ví dụ như “bún chửi”, nấu các món ăn “siêu to khổng lồ”,... đều là những ví dụ khiến người xem phải tự hỏi “Chuyện quái gì vừa xảy ra vậy?” và thay đổi cái nhìn của họ về doanh nghiệp/người tạo nội dung đó.

2.2. Điều đồng cảm

Để làm được điều này, thương hiệu cần hiểu được và đánh vào tâm lý muốn lắng nghe những câu chuyện có liên hệ gần gũi với khách hàng. Khách hàng sẽ bị thu hút, lôi cuốn, đồng cảm với những câu chuyện quen thuộc, nơi mà người ta có thể nhìn thấy hình ảnh bản thân mình trong đó. Lúc này, dù là quảng cáo cho sản phẩm doanh nghiệp nhưng khách hàng sẽ là nhân vật trung tâm. Sau khi nêu ra các vấn đề mà khách hàng gặp phải, hãy đưa cho họ giải pháp cứu cánh.

2.3. Điều bí mật

Đưa ra những thông tin chưa rõ, các tin đồn lập lờ nước đôi về một chuyện gì đó sắp xảy ra, sắp ra mắt. Đánh vào tâm lý “sợ bỏ lỡ”, khiến cho cộng đồng tò mò về tính xác thực, không ngừng phỏng đoán, thảo luận về các bí mật sắp được bật mí.

Những thông tin chưa rõ khiến mọi người tò mò
Những thông tin chưa rõ khiến mọi người tò mò

2.4. Điều độc đáo

Có thể kết hợp các hình ảnh MV ca nhạc, series phim ngắn. Tạo ra những hình ảnh, thông điệp khác biệt, sáng tạo và mới lạ so với các thương hiệu, sản phẩm khác, gắn liền với sản phẩm MV, phim ngắn được đầu tư chỉn chu, có nội dung, ý nghĩa đời sống bên cạnh ý nghĩa quảng cáo. Ví dụ: Bitis với “Đi để trở về”, “Lạc Trôi” hay Tiki với “Ở đâu cần, TIKI có”,...

2.5. Điều gây tranh cãi

Khiến dư luận chia làm nhiều luồng ý kiến đối nhau. Mọi người sẽ liên tục nói về chủ đề đó để tranh luận “đúng - sai”. Tuy nhiên, khi tạo nội dung này, cũng cần phải có sự tiết chế và khéo léo. Cuộc tranh luận càng sôi nổi, gay gắt thì hiệu ứng quảng bá cho thương hiệu, sản phẩm mang lại càng mạnh nhưng cũng chính vì thế mà dẫn tới tâm lý ác cảm, thậm chí bài xích của một bộ phận khách hàng.

2.6. Điều hài hước

Thu hút sự chú ý của khán giả bằng cách gây cười là một cách rất phổ biến. Sự hài hước dễ được lan truyền và chia sẻ vì chúng ta đều thích những thứ vui vẻ. Những thông điệp làm người ta bật cười, những hình ảnh hài hước có thể được sử dụng nhiều lần làm meme. Điều quan trọng là phải hiểu khiếu hài hước của khán giả và cách họ phản ứng với chúng, chỉ khi “gãi đúng chỗ ngứa”, bạn mới có thể khiến cho khán giả bật cười với nội dung của mình.

Thu hút sự chú ý bằng cách gây cười
Thu hút sự chú ý bằng cách gây cười

3. Các cách tạo Buzz gây “bùng nổ” truyền thông

3.1. Tạo chủ đề gây tranh cãi

Đây là một chiêu trò khá hấp dẫn sử dụng trong chiến lược với mục đích nhận diện thương hiệu, lôi kéo sự chú ý của truyền thông. Một ca sĩ với những phát ngôn gây “chướng tai”, nhưng khiến cho mọi người chia thành các phe tranh cãi. Một bộ phận khó chịu, bày tỏ ý phản đối, và trái lại, phe đồng tình, bênh vực cũng nhảy vào cuộc với những lý lẽ riêng của mình. Cảnh lời qua tiếng lại để khẳng định “đúng - sai” này sẽ chẳng ngã ngũ đâu, nhưng chắc chắn rằng thương hiệu và sản phẩm sẽ được đề cập với tần suất liên tục trong một khoảng thời gian.

3.2. Áp dụng nguyên tắc khan hiếm

Cho khách hàng thấy được sự chênh lệch lớn giữa nguồn cung và nhu cầu sản phẩm bằng cách đưa ra các ưu đãi hấp dẫn nhưng chỉ giới hạn ở một khoảng thời gian Khung giờ vàng, Flash sale, đối với một bộ phận đối tượng tiêu dùng hạn chế, nếu không sử dụng sẽ mất voucher,... Khi đó, doanh nghiệp không chỉ kích thích khách hàng ráo riết săn tìm sản phẩm mà còn tạo tiếng vang cho sản phẩm của mình.

3.3. Kết hợp với các Influencer

Những người nổi tiếng trên mạng xã hội dùng gì cho các nhu cầu hàng ngày của mình luôn luôn là để tài được quan tâm, các phát ngôn, các thông tin của họ rất dễ dàng lên xu hướng. Trên thực tế, khách hàng thậm chí tin vào những người có tầm ảnh hưởng hơn là các quảng cáo. Và những người có tầm ảnh hưởng này có thể tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng mục tiêu.

Lợi dụng sức ảnh hướng của người nổi tiếng
Lợi dụng sức ảnh hướng của người nổi tiếng

3.4. Tạo ra các tin đồn được ngầm định hướng

Ở thời đại bùng nổ thông tin này, các tin đồn sẽ không “ngẫu nhiên” sinh ra và phát tán. Mà kỳ thực, tin đồn đã được tạo ra có kế hoạch, cũng như lan truyền trong tầm kiểm soát của người tạo định hướng. “Tin đồn” là một khái niệm chưa có tính xác thực, chính vì thế nó càng gây tò mò và dễ dàng được truyền đi xa hơn.

4. Các ưu điểm và nhược điểm của Buzz Marketing

4.1. Ưu điểm

4.1.1. Chiếm lĩnh truyền thông với chi phí không quá tốn kém

Khác với các hình thức tiếp thị, quảng cáo khác là chủ động phân phối trực tiếp nội dung đến người dùng, Buzz Marketing sẽ chủ yếu dựa trên các yếu tố sáng tạo, mới mẻ, khác biệt.

Ưu và nhược điểm của buzz marketing
Ưu và nhược điểm của buzz marketing

4.1.2. Dễ tăng độ nhận diện

Nội dung tiếp thị đủ các yếu tố sáng tạo, mới lạ, khiến cho cộng đồng liên tục truyền miệng, họ chủ động nói về thương hiệu, sản phẩm khiến cho độ phổ biến của doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng.

4.2. Nhược điểm

4.2.1. Có thể là con dao hai lưỡi

Khi tạo các nội dung gây tranh cãi, gây sốc,... dễ gây khó chịu với một bộ phận người tiêu dùng. Độ uy tín cũng như hình ảnh thương hiệu trong mắt cộng đồng có thể ít hay nhiều xấu đi.

Nội dung gây tranh cãi dễ dẫn tới việc giảm uy tín
Nội dung gây tranh cãi dễ dẫn tới việc giảm uy tín

4.2.2. Có thể bị vượt kiểm soát

Nếu không kiểm soát tốt nội dung cũng như sức ảnh hưởng của chiến lược, Buzz Marketing có thể không hiệu quả hoặc không đạt được mục đích ban đầu. Thậm chí còn có thể gây thiệt hại nặng cho doanh nghiệp.

 Vào thời đại bùng nổ các mạng xã hội như hiện nay, Buzz Marketing là công cụ đắc lực thúc đẩy sự tăng trưởng cho các thương hiệu, sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp. Bằng sự lan truyền thông tin chóng mặt trên các nền tảng, không khó để thực hiện chiến lược tiếp thị kinh doanh này. Tuy nhiên, việc hiểu được Buzz Marketing là gì và làm sao để áp dụng nó thật tốt thì phụ thuộc rất nhiều vào việc nghiên cứu khán giả mục tiêu cũng như khéo léo trong việc truyền tải thông tin và định hướng nội dung.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: