1. Làm gì trước mỗi buổi thuyết trình?
1.1. Xác định đề tài cần nói
Đề tài để có thể thuyết trình rất đa dạng. Đó có thể là bất cứ vấn đề gì phát sinh trong quá trình làm việc. Hay đơn giản là bạn muốn trình bày ý tưởng của mình trước sếp để đạt được một mục đích nào đó. Việc xác định chính xác đề tài là vô cùng quan trọng vì nó là kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta. Cần xác định đề tài càng hẹp càng chi tiết thì càng tốt.
Ví dụ, bạn có thể thuyết trình về thực trạng của ngành marketing hiện tại, trình bày về những thuận lợi khó khăn, cơ hội cũng như thách thức trong bối cảnh hiện tại để công ty đưa ra những điều chỉnh phù hợp cho hướng đi sắp tới.
Đối với các bạn học sinh sinh viên, các bạn cần xác định chủ đề của bài học là gì? Sau đó lựa chọn một vài những khía cạnh nhỏ trong bài để tập trung vào đó khai thác. Chẳng hạn như trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, phân tích về những diễn biến tâm lý của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ...
1.2. Chuẩn bị nội dung và tài liệu
Sau khi đã chọn xong cho mình đề tài phù hợp theo đúng yêu cầu, bạn hãy tiến hành bắt đầu đi vào làm nội dung chi tiết cho bài thuyết trình. Cần lên dàn ý đề cương về những gì bạn chuẩn bị viết để có thể tập trung vào đúng trọng tâm chủ đề bạn định nói, tránh nói lan man.
Các nguồn bạn có thể tham khảo khá nhiều. Nếu là các bạn học sinh, hãy bám sát vào sách giáo khoa bởi đó là nguồn tham khảo hữu ích và chính xác nhất. Sau đó hãy tra cứu trên mạng về những nội dung có liên quan đến bài nói. Nội dung để phục vụ hữu ích cho bài nói thì cần phải có đủ các dạng thông tin như thông tin dưới dạng hình ảnh, thông tin dưới dạng chữ viết, thông tin dưới dạng âm thanh. Đối với các ngành đặc thù như báo chí truyền hình, thông tin có thể tồn tại dưới dạng tổng hợp của những dạng trên, đó là thông tin dưới dạng các bài phóng sự.
Vậy làm thế nào để ghép các ý tưởng nói trên thành một bài hoàn chỉnh. Hay nói cách khác là làm thế nào để có thể sắp xếp lại và hệ thống lại những ý tưởng bạn vừa nghĩ ra, những tài liệu vừa tìm kiếm được, sao cho khoa học và dễ hiểu nhất. Hãy tham khảo kỹ phần dưới đây để hiểu hơn về cách sắp xếp biên tập lại ý tưởng nhé.
Xem thêm: Việc làm tổ chức sự kiện
1.3. Trình bày thành hình ảnh các ý tưởng thành bài nói hoàn chỉnh
Sau khi đã có tài liệu trong tay, bạn cần bắt tay vào làm một bài nói hoàn chỉnh. Thông thường công cụ được lựa chọn để làm bài thuyết trình là powerpoint. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tự do lựa chọn hình thức thuyết trình sao cho phù hợp nhất với bản thân hoặc sáng tạo theo cá tính của riêng bạn. Cần lưu ý rằng không nên để quá nhiều chữ vào hình chiếu bởi sẽ its ai có thể theo dõi kịp và nắm được thông tin bạn nói nếu như trên màn hình hiện lên quá nhiều chữ. Cần hiển thị càng ít chữ càng tốt. Thay vào đó, bạn hãy đầu tư vào bài thuyết trình của mình thật nhiều hình ảnh. Càng có nhiều hình ảnh, bạn sẽ càng gây được sự chú ý cũng như thiện cảm của những người nghe bạn lúc sau này ban nói.
Trong lúc này hãy tranh thủ ghi nhớ vào đầu những ý chính của bạn định nói. Quá trình tạp lập nên tác phẩm cũng là lúc bạn học những gì mình đã viết ra. Hãy đứng trước gương và tập nói sau khi đã làm xong bài thuyết trình trên powerpoint. Việc nói trước gương sẽ giúp bạn có thể tự tin hơn, nắm vững bài thuyết trình hơn. Đặc biệt, vừa tự nói tự nghe và nhìn vào gương sẽ giúp bạn phát hiện ra những khuyết điểm của mình để từ đó khắc phục ngay trong quá trình ở nhà .
2. Cần làm gì trong buổi thuyết trình
Các bước thuyết trình bạn cần chuẩn bị ngoài các bước trước khi thuyết trình bạn còn phải lưu ý đến các bước trong buổi thuyết trình.
2.1. Đảm bảo ổn định về kỹ thuật
Hãy thử tưởng tượng nếu như bạn chuẩn bị rất kỹ bài thuyết trình nhưng rồi đến hôm mang máy tính lên để thuyết trình thì máy lại sập nguồn do bạn chưa sạc pin. Sẽ thật đáng tiếc đúng không nào. Để có thể có một bài thuyết trình tự tin nhất thì bạn nên có một người hỗ trợ bạn về mặt kỹ thuật để bạn có thể chủ động hơn và tập trung hoàn toàn suy nghĩ về việc nói gì trong bài thuyết trình của mình.
2.2. Hình thức trình bày tự tin
Để tự tin thì trước hết bạn phải thật chỉn chu về mặt hình thức của chính bản thân mình. Bạn hãy ăn mặc thật gọn gàng, mặc bộ đồ mình cảm thấy tự tin nhất. Đó là về mặt hình thức. Còn về nội dung thì câu hỏi là làm thế nào để có thể trình bày thật tự tin. Bởi trên thực tế có rất nhiều bài thuyết trình được chuẩn bị kỹ càng, đầu tư chỉnh chu về mặt nội dung thế nhưng lại không đạt được hiệu quả như ý.
Nguyên nhân phần lớn nằm ở sự mất tự tin của các bạn. Các bạn cần xác định xem nguyên nhân khiến mình mất tự tin là gì để có những biện pháp khắc phục cho phù hợp. Thông thường nguyên nhân khiến bạn mất tự tin sẽ là do bạn chưa chuẩn bị bài kỹ. Hoặc một nguyên nhân phổ biến khác đó là bạn quá lo lắng về việc mọi người ở dưới đang nhìn vào mình như thế nào. Vậy phải làm sao để có thể tự tin hơn trong quá trình làm bài thuyết trình? Câu trả lời sẽ có ở ngay phần sau.
Xem thêm: Cách tự tin trước đám đông hiệu quả
3. Một số lời khuyên khi thuyết trình
Không khó để bạn có thể có một bài thuyết trình thật tự tin. Như đã nói ở trên, bạn cần xác định nguyên hahn mình bị mất tự tin là gì. Nếu nguyên nhân nằm ở việc bạn không chuẩn bị bài kỹ thì rất đơn giản. Bạn chỉ cần chú ý chuẩn bị nội dung thuyết trình thật kỹ là được.
Thế nếu như bạn đã chuẩn bị rất kỹ nhưng vẫn cảm thấy lo lắng thì sao? Thực ra mọi thứ không đáng lo như bạn nghĩ. Chỉ cần tự tin hít một hơi thật sâu là được. Nếu bạn lo lắng khi phải nhìn vào mắt người khác khi thuyết trình và điều đó làm bạn mất tự tin thì bạn hãy nhìn vào trán hoặc sống mũi của người đối diện. Điều đó sẽ làm bạn không cảm thấy lo lắng nữa.
Trong lúc bạn nói, hãy cố gắng nói to rõ ràng, tròn vành rõ chữ. Điều này cũng sẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn khá nhiều đấy.
Vừa rồi là một số những bước cơ bản để tạo một bài thuyết trình, và cũng như là những cách để bạn có thể tự tin thuyết trình hơn. Hãy thực hành thuyết trình càng nhiều càng tốt và tận dụng mọi cơ hội để có thể đứng lên thuyết trình trước đám đông nhé! Chúc bạn thành công.
Tham gia bình luận ngay!