1. Tổng hợp các dạng bài tập hóa 10 kèm phương pháp giải
1.1. Dạng bài tính độ hòa tan trong dung dịch của một chất
Dạng bài đầu tiên trong hệ thống các bài tập hóa học 10 mà các bạn có thể gặp phải đó chính là dạng bài tính độ hóa toàn của một chất trong dung dịch.
Phân biệt đâu là nồng độ % và độ hòa tan, đâu là nồng độ % và nồng độ Mol là một dạng bài thường xuyên gặp phải với hóa 10 hiện nay. Trước khi đi vào giải dạng bài tập này, các bạn cần nắm được những công thức quan trọng thường được đưa vào áp dụng giải bài tập này như sau:
+ Công thức tính nồng độ %: C% = (mct / mdd) x 100%.
+ Công thức tính độ hòa tan: S = (mct / mddH20) x 100%.
+ Công thức tính nồng độ Mol: CM = nct / Vdd.
Mối liên hệ giữa nồng độ C% và độ hòa tan S như sau:
C% = 100S / (100 + S) Hoặc S = 100C / (100 – C).
Mối quan hệ giữa nồng độ Mol CM và nồng độ phần trăm C% như sau:
CM = 10C%D/M.
Với dạng bài này các bạn có cách giải cụ thể phải tính những vấn đề như sau:
+ Tính khối lượng đối với các chất tan trong tinh thể ngậm nước.
+ Tính khối lượng của tinh thể.
+ Tính khối lượng của chất tan.
+ Dùng quy tắc về tam suất để lập luận và giải thích để bài giải thuyết phục và chính xác đáp án nhất.
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách làm bài viết này, các bạn có thể xem ví dụ cụ thể qua hình ảnh được chia sẻ dưới đây như sau:
Như vậy, qua hình ảnh ở trên về vị dụ cực chi tiết và cụ thể cả cách giải, chắc chắn các bạn đã hiểu và biết cách để giải với dạng bài tính độ hòa tan của một chất trong dung dịch rồi đúng không nào?
1.2. Dạng bài tính số oxi hóa đối với các hợp chất
Tiếp trong các dạng bài tập hóa 10 mà các bạn học sinh hiện nay thường gặp phải và có rất nhiều bạn còn vướng mắc, chưa biết cách giải quyết đó chính là dạng tính số oxi hóa của hợp chất. Để các bạn có thể làm tốt đối với dạng bài này khi gặp phải, đầu tiên các bạn cần nắm được một số quy tắc như sau:
+ Thứ nhất, số oxi hóa của các hợp chất và đơn chất là hoàn toàn không bằng nhau.
+ Thứ hai, số oxi hóa ion sẽ bằng với số điện tích của ion đó.
+ Thứ ba, đối với trường hợp chất hoặc ion thuộc loại đa nguyên tử thì số oxi hóa của H và kim loại kiềm sẽ là + 1; số oxi của O là – 2.
+ Thứ tư, các bạn cũng cần phải nắm được một số trường hợp đặc biệt về số oxi hóa cụ thể như sau: Số oxi của S là – 1 trong hợp chất H2S2 và FeS2; số oxi của O là -1 trong các chất Peroxit, H2O2, BaO2, Na2O2; số oxi hóa của Fe là +8/3 trong Fe3O4.
Các bạn có thể tìm hiểu cụ thể thông qua ví dụ cụ thể qua hình ảnh được chia sẻ dưới đây:
Qua hình chia sẻ về ví dụ ở trên, khi gặp dạng bài tính số oxi hóa của hợp chất như trên thì cần lưu ý đến một số vấn đề nho nhỏ như sau:
+ Số oxi trong bài đưa ra không phải hóa trị thực sự của nguyên tố đó trong một hợp chất được đưa ra ở đầu bài mà nó chỉ là điện tích hình thức mà thôi.
+ Số oxi do nó chỉ là điện tích hình thức nên có thể không nguyên, nguyên, âm, dương hoặc có thể bằng không.
+ Trong rất nhiều trường hợp có sự trùng giữa giá trị tuyệt đối của số oxi hóa với giá trị hóa trị của nguyên tố đó.
+ Số oxi được thể hiện bằng đại số, điều này khiến các bạn khi viết phải đặt trước nó dấu (-) hoặc (+); còn đối với các ion thì sẽ đặt dấu (-) hoặc (+) vào sau các con số.
+ Một lưu ý nữa mà các bạn cần nắm được đó chính là số thứ tự nhóm của nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học chính là bằng với số oxi hóa dương cực đó nhé!
Trong quá trình tiến hành xác định số oxi hóa của một hợp chất phức tạp với dạng bì này, các bạn nhất định cần chú ý đến các vấn đề như đã nêu ở trên và đặc biệt không cần phải thắc mắc trong quá trình xác định về số oxi hóa khử của đề bài được đưa ra đâu nhé!
Bên cạnh những lưu ý như trên đã nói các bạn cần quan tâm thì đối với dạng bài tính số oxi hóa của hợp chất này các bạn cũng cần nắm rõ một số quy tắc khi căn bằng. Cụ thể các quy tắc đó bao gồm:
+ Quy tắc 1: Các bạn phải tiến hành cân bằng số nguyên tắc trước khi thực hiện cân bằng số oxi hóa.
+ Quy tắc 2: Nếu bạn gặp phải một trường hợp mà trong hợp chất đó có nhiều nguyên tố thay đổi oxi hóa thì cần tiến hành tính sự giảm hoặc tăng số oxi hóa của từng nguyên tố, sau đó mới bắt đầu ghép lại thành sự giảm hoặc tăng số oxi hóa cho cả hợp chất đó.
+ Quy tắc 3: Bạn có thể tiến hành cân bằng thông qua việc sử dụng phương pháp cân bằng e, điều này có nghĩa là khi cân bằng quá trình oxi hóa bằng quá trình khử rồi mới tiến hành cân bằng về điện tích hai vế.
+ Quy tắc 4: Các bạn chỉ tính được số oxi hóa của hợp chất khí trong thành phần của hợp chất hữu cơ đó có sự thay đổi số oxi hóa mà thôi. Các bạn nên tiến hành lập sơ đồ về sự nhường, nhận e để dễ dàng thực hiện việc cân bằng hơn nhé!
Xem thêm: Tìm gia sư hóa lớp 10
1.3. Dạng bài tách chất ra khỏi hỗn hợp
Các dạng bài tập hóa 10 thường gặp không thể không nhắc đến dạng bài về tách chất ra khỏi hỗn hợp. Đây là dạng bài khó và thường được chia thành nhiều trường hợp khác nhau. Cùng tìm hiểu cụ thể và chi tiết qua từng trường hợp như sau nhé!
+ Trường hợp 1: Tách khí CO2 Các bạn có thể nhìn vào ví dụ cụ thể thông qua hình ảnh như sau:
+ Trường hợp 2: Thực hiện việc tách khí NH3. Cụ thể các bạn có thể nhìn thông qua hình ảnh minh họa chi tiết dưới đây như sau:
+ Trường hợp 3: Bài về tính chế muối Nacl có lẫn với các chất khác. Khi gặp dạng bài này, các bạn cần dùng phản ứng hóa học để chuyển đổi các chất thành Nacl rồi tiến hành cô cạn dung dịch với thu được muối Nacl nguyên chất.
Các bạn cũng có thể nhìn vào ví dụ cụ thể và chi tiết dưới chia sẻ với hình ảnh dưới đây như sau:
Như vậy, các bạn thấy được rằng, với dạng bài về tách chất ra khỏi hỗn hợp này thường khá phức tạp và cần trải qua rất nhiều các bước khác nhau để có thể thu về kết quả cuối cùng. Hy vọng với chia sẻ ở trên, các bạn sẽ giải bài tập hóa 10 dạng này thành công nhé!
1.4. Dạng bài tập về hiệu suất phản ứng
Trong các dạng bài tập hóa 10 mà các bạn thường gặp hiện nay, chắc chắn không thể bỏ qua được dạng bài về hiệu suất phản ứng. Khi gặp dạng bài này, các bạn hãy giải bài tập của mình theo phương pháp hướng dẫn cụ thể như sau:
Trong phản ứng sẽ có nguyên liệu A sinh ra sản phẩm B, và thực hiện tiến hành tính một số loại hiệu suất như:
+ Thực hiện tính hiệu suất theo sản phẩm, công thức tính cụ thể như sau:
H = (Lượng sản phẩm thực tế / lượng sản phẩm lý thuyết) x 100%.
+ Thực hiện tính hiệu suất theo nguyên liệu, công thức tính như sau:
H = (Lượng nguyên liệu lý thuyết (được tính quá phản ứng) / Lượng nguyên liệu thực t) x 100%
+ Thực hiện tính hiệu suất theo chuỗi quá trình diễn ra phản ứng, công thức cụ thể như sau:
A = a%, B = b%, C = c%, D = d%,…
+ Thực hiện tính suất chung của chuỗi quá trình, công thức tính như sau:
H = a% x b% x c% x d% x ….
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn và vận dụng kiến thức vào bài tập cụ thể, các bạn có thể nhìn thông qua ví dụ cụ thể và chi tiết trong hình ảnh dưới đây:
Với dạng bài tập về tính hiệu suất phản ứng như chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn giải quyết môn hóa thực dễ dàng hơn rất nhiều đó nhé!
Đọc thêm: Cách giải bài toán tăng giảm khối lượng trong hóa học
2. Một số tài liệu cho các dạng bài tập hóa 10 nên tham khảo thêm
Môn hóa là môn học luôn khó, đặc biệt với các bạn không giỏi khối A lại càng vấn vả hơn rất nhiều. Việc bỏ túi phương pháp giải các dạng bài tập hóa học 10 như phần trên chia sẻ sẽ giúp bạn có được cách học và giải hóa tốt hơn. Tuy nhiên, như vậy còn chưa đủ, các bạn có thể tải thêm tài liệu về các dạng bài tập hóa 10 cho bản thân đó sử dụng và nâng cao thêm kỹ năng, kiến thức, cũng như cách giải hóa nhé!
tài liệu các dạng bài tập hóa 10 (1).doc
tài liệu các dạng bài tập hóa 10 (1).docx
tài liệu các dạng bài tập hóa 10 (1).pdf
tài liệu các dạng bài tập hóa 10 (2).doc
tài liệu các dạng bài tập hóa 10 (2).docx
tài liệu các dạng bài tập hóa 10 (2).pdf
tài liệu các dạng bài tập hóa 10 (3).doc
tài liệu các dạng bài tập hóa 10 (3).docx
tài liệu các dạng bài tập hóa 10 (3).pdf
tài liệu các dạng bài tập hóa 10 (4).doc
tài liệu các dạng bài tập hóa 10 (4).pdf
tài liệu các dạng bài tập hóa 10 (5).pdf
tài liệu các dạng bài tập hóa 10 (6).pdf
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về các dạng bài tập hóa 10 để các bạn nắm được thông tin và biết hướng giải bài tập giúp bản thân học hóa tốt hơn. Hy vọng với những kiến thức và tài liệu chia sẻ trong bài viết này, các bạn sẽ học hóa say mê hơn và có kết quả môn học tốt hơn nhé!
Tham gia bình luận ngay!