1. Phỏng vấn là gì?
Nói một cách khoa học, phỏng vấn là một cuộc đối thoại có chủ đích. Đây là một phương pháp giúp nhà tuyển dụng thu thập thêm được nhiều thông tin hơn về ứng viên (như thông tin xã hội học), bằng cách tác động tâm lý trực tiếp giữa người hỏi và người trả lời.
Phỏng vấn giúp cho nhà tuyển dụng hiểu thêm về trình độ cũng như kỹ năng của ứng viên, từ đó rút ra đánh giá tổng quan về khả năng của ứng viên đó cũng như mức độ phù hợp với công việc.
Phỏng vấn được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên đây là một việc làm đầu tiên mà bạn bắt buộc phải hoàn thành để có thể vào làm chính thức tại công ty. Hãy cùng topcvai.com tìm hiểu và điểm lại các hình thức phỏng vấn tiêu biểu, và thử xem bạn đã tham gia vào những hình thức nào rồi nhé!
Xem thêm: Phỏng vấn bao lâu có kết quả
2. Các hình thức phỏng vấn và kinh nghiệm tham gia phỏng vấn
2.1. Phỏng vấn trực tiếp
Đây là hình thức phỏng vấn mà bạn thường xuyên bắt gặp nhất và cũng là hình thức phỏng vấn mà các công ty đặc biệt ưu ái.
Với hình thức này, thông thường bạn sẽ phải chủ động đến các công ty hay doanh nghiệp để tham gia phỏng vấn với bộ phận nhân sự. Ở đây, bạn có thể sẽ phải trả lời trực tiếp các câu hỏi của cấp quản lý, trưởng phòng vị trí mà bạn ứng tuyển. Đây có thể là người quyết định chính thức việc bạn có được chọn hay không, chính vì vậy, hãy chú ý đến họ nhé!
Vì đây là hình thức gặp mặt trực tiếp, người phỏng vấn có thể là 1, nhưng cũng có thể là nhiều người. Chính vì thế, chắc chắn bạn sẽ có đôi chút áp lực. Rất nhiều người vì lo lắng dẫn đến phỏng vấn không tốt và không được chọn lựa. Vậy nên các bạn hãy chuẩn bị tâm lý thật thoải mái và sẵn sàng.
Ở cuộc phỏng vấn trực tiếp này, bạn sẽ không gặp phải bất tiện như giới hạn thời gian (như phỏng vấn qua điện thoại), không gặp phải tình trạng lỗi kỹ thuật (phỏng vấn online). Khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi, bạn cũng không có quá nhiều thời gian để suy nghĩ câu trả lời. Có thể trong buổi phỏng vấn, để đánh giá được trình độ của bạn, nhà tuyển dụng có thể đặt ra một vài câu hỏi để làm khó ứng viên như:
- Em có chấp nhận làm việc thêm giờ không?
- Em có thể làm việc ở cơ sở khác xa với nơi ở hiện tại của em không?
…
Những câu hỏi này nhằm mục đích xem bạn mong muốn và nỗ lực cống hiến cho công việc như thế nào. Tuy nhiên bạn hãy trả lời thật khôn khéo nhé.
Cho bạn một ví dụ về câu trả lời cho câu hỏi có thể đi làm xa được hay không. Bạn có thể đưa ra câu trả lời của mình, đồng thời hỏi lại nhà tuyển dụng như sau:
“Vị trí này với em có thể đi được, tuy nhiên, nếu phải di chuyển xa như thế, công ty có hỗ trợ thêm gì cho nhân sự không ạ, và nếu như việc di chuyển không ảnh hưởng gì đến công việc thì em có thể làm được”
2.2. Phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn online
Hiện nay, hình thức này cũng tương đối phổ biến trong các hình thức phỏng vấn. Đây là hình thức không gặp mặt trực tiếp. Tuy nhiên ở những doanh nghiệp lớn, họ thường phỏng vấn chia theo từng vòng. Họ sau khi nhận CV và cảm thấy hài lòng, họ sẽ liên hệ qua điện thoại phỏng vấn bạn trước, nếu ổn họ sẽ hẹn thêm một buổi phỏng vấn trực tiếp.
Tuy nhiên, hiện nay, phỏng vấn điện thoại hay online cũng được đẩy mạnh do sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật. Phỏng vấn điện thoại thường sẽ bị giới hạn thời gian hơn, và do không gặp mặt trực tiếp, bạn biểu đạt cần phải trôi chảy mới có thể tạo được ấn tượng tốt cho nhân sự công ty.
Đối với phỏng vấn online, họ sẽ thường cung cấp cho bạn một phần mềm của công ty, hoặc google meet,... các phần mềm hỗ trợ hình ảnh.
Hình thức này có một vài lưu ý mà bạn nên nhớ:
+ Chọn một chỗ thật yên tĩnh để tham gia phỏng vấn, tránh bị các tác nhân khác gây ảnh hưởng cho quá trình phỏng vấn
+ Trả lời thật ngắn gọn, xúc tích và tập trung vào vấn đề được hỏi
+ Đừng quên hỏi các vấn đề khác về vị trí cũng như công ty ứng tuyển, đây là một cuộc hội thoại, vì thế bạn cũng có quyền được đặt ra câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng.
+ Sau khi kết thúc phỏng vấn, nhớ cảm ơn và viết thư cho nhà tuyển dụng.
Xem thêm: Việc làm nhân sự
2.3. Phỏng vấn theo nhóm
Hình thức này cũng tương đối phổ biến, với những công việc có sức cạnh tranh cao. Ở buổi phỏng vấn này, bạn cùng với các ứng viên khác sẽ cùng được phỏng vấn cùng lượt (thông thường là 3 đến 5 ứng viên một lượt).
Cuộc phỏng vấn này nhằm mục đích có thể đánh giá khách quan nhất cho nhà tuyển dụng về các ứng viên, giúp họ có thể dễ dàng so sánh các ứng viên thông qua câu trả lời của họ. Bạn nên trả lời thật nhanh và sắc sảo nhé, nhà tuyển dụng chắc chắn muốn thấy sự linh hoạt của ứng viên thông qua hình thức tuyển dụng này.
Lưu ý một điều như sau: phỏng vấn này bạn sẽ có thời gian nhiều hơn phỏng vấn 1-1, bởi vì nếu bạn chưa nghĩ ra câu trả lời, bạn có thể nhường cho ứng viên khác trả lời trước. Tuy nhiên, tuyệt đối khi ứng viên kia chưa trả lời xong mà bạn đã chen ngang vào, như thế là hình thức mất lịch sự, và chắc chắn không ai thích tuyển nhân viên như thế cả. Đây cũng có thể coi là một trong các hình thưc phỏng vấn khó vì bạn sẽ không có sự riêng tư khi phỏng vấn 1-1 và cảm thấy áp lực vì phải phỏng vấn nhóm.
3. Lưu ý khi tham gia phỏng vấn
Phỏng vấn là bước quan trọng, giúp bạn khẳng định được bản thân cũng như trình độ và năng lực của mình. Chính vì vậy, trước khi tham gia phỏng vấn, bạn hãy chuẩn bị cho mình một tâm thế thật tốt. Bởi thực tế, trong nhiều tình huống khi tham gia phỏng vấn, các ứng viên thường có cảm giác lo lắng khiến tâm trạng không ổn định, dẫn đến việc đưa ra các câu trả lời chưa thật sự xuất sắc.
Để chuẩn bị tốt nhất, các bạn phải tìm hiểu thật kỹ về công ty cũng như vị trí mà các bạn đang ứng tuyển. Bạn phải thể hiện mức độ am hiểu về công việc để có thể trả lời đáp ứng đủ tiêu chí yêu cầu của công việc đó. Các nhà tuyển dụng rất hài lòng với những ai đã tìm hiểu và đánh giá đúng năng lực của mình, biết mình ở đâu.
Bạn cũng có thể tập phỏng vấn trước tại nhà. Các bạn sẽ gặp hình thức phỏng vấn trực tiếp nhiều nhất, và khi đối mặt như thế, nếu lần đầu bạn chắc chắn không khỏi bỡ ngỡ. Tập trả lời những câu hỏi mà nhân sự có thể đặt ra cho bạn (như là giới thiệu bản thân, tại sao em thấy mình phù hợp với công việc này,...).
Hãy sáng tạo và trả lời mạch lạc, logic, khôn khéo chứng minh được năng lực của mình. Nếu bạn thuyết phục được nhà tuyển dụng, chắc chắn công việc sẽ nằm gọn trong tầm với của bạn!
Trên đây chúng tôi đã liệt kê ra các hình thức phỏng vấn tiêu biểu, hy vọng những thông tin này có thể giúp ích được cho bạn trong quá trình phỏng vấn.
Tham gia bình luận ngay!