1. Tìm hiểu khái niệm quan điểm quản trị Marketing là gì?
Quan điểm quản trị Marketing được định nghĩa là một quá trình tìm hiểu, phân tích, tập trung vào ứng dụng thực tế để lên định hướng, kế hoạch và phương pháp tiếp thị trong các doanh nghiệp hoặc công ty, tổ chức, tập thể, đơn vị,... để mở rộng thị trường hoạt động tăng doanh thu, tăng số lượng sản phẩm được tiêu thu.
Khi nhắc đến quản trị Marketing, rất nhiều người thường liên tưởng ngay đến vai trò kích cầu mua sắm, có đủ khả năng để chi trả và thanh toán cho những sản phẩm của doanh nghiệp. Có thể nói, quan điểm này khá hạn hẹp và cực kỳ phiến diện. Bởi quản trị Marketing có ảnh hưởng, tác động đến thời gian, mức độ và nhu cầu có thể quy đổi ra các giá trị thanh toán và đem về lợi ích, mục tiêu, lợi nhuận hay doanh số mà công ty, doanh nghiệp đó đã đặt ra. Có 3 giai đoạn chính mà bất cứ quản trị Marketing nào cũng phải trải qua là: lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm tra kế hoạch. Chẳng hạn, nếu tìm hiểu về quản trị Marketing của các công ty, doanh nghiệp thì sẽ nhận thấy họ là những người không chỉ tìm kiếm, lôi kéo khách hàng đến tiêu thụ các sản phẩm của công ty trong một khoảng thời gian nhất định mà còn đảm nhiệm các dự án, kế hoạch liên quan đến khách hàng và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, công ty.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên Marketing
2. Những đặc điểm nổi bật của quan điểm quản trị Marketing
Bạn có tò mò về những đặc điểm nổi bật của quan điểm quản trị Marketing không? Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết mà bạn có thể nhanh chóng phát hiện ra để nhận diện quản trị marketing, bao gồm:
- Quản trị Marketing là hoạt động quản lý, quản trị có mục tiêu và kế hoạch, lối đi rõ ràng.
- Là quản lý, kiểm soát số lượng khách hàng và tìm hiểu về nhu cầu xã hội, thị trường.
- Là một quá trình chứa đựng các giai đoạn được tiến hành xếp sát nhau, có tính kế thừa và liên tục được triển khai, thực hiện.
- Bao gồm một tập hợp chuyên hoạt động dựa theo hình thức và điểm tương đồng về chức năng để liên kết với các bên quản trị khác của doanh nghiệp.
- Quản trị Marketing đòi hỏi đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, có nhiều kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và nguồn nhân lực chất lượng để tạo ra bộ máy tổ chức khoa học, làm việc ăn ý và triển khai được tất cả các kế hoạch đã đặt ra.
- Bao gồm tất tần tật các mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, dù là khách hàng hoặc đối tác trong nước lẫn nước ngoài.
Đọc thêm: Marketing du kích là gì? Lợi thế và hạn chế của Marketing du kích
3. Khám phá các quan điểm quản trị Marketing
3.1. Quan điểm quản trị Marketing hướng đến sản xuất
Quan điểm quản trị Marketing hướng đến sản xuất cho rằng người tiêu dùng, khách hàng thường sẽ có sự chú ý, quan tâm đặc biệt đến các hàng hóa, sản phẩm có giá cả vừa tầm, được bày bán rộng rãi trên thị trường. Do đó, các chủ công ty, doanh nghiệp thường tập trung vào kế hoạch gia tăng quy mô sản xuất, mở rộng phạm vi thị trường hoạt động và luôn cải thiện, điều hành hệ thống phân phối. Nếu như các công ty, doanh nghiệp áp dụng quan điểm này thường sẽ có xu hướng sản xuất sản phẩm với số lượng nhiều, giá cả phải chăng. Nhưng quan điểm này chỉ mang lại hiệu quả cho các công ty, doanh nghiệp trong những trường hợp dưới đây:
- Khả năng cung ứng sản phẩm không vượt quá nhu cầu có khả năng thanh toán. Trong tình huống này, các công ty, doanh nghiệp chỉ còn cách tìm kiếm các giải pháp để đẩy mạnh vấn đề sản xuất.
- Khi phí sản xuất, mức giá sản phẩm cao và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng bắt đầu có dấu hiệu giảm xuống, các công ty và doanh nghiệp sẽ áp dụng quản trị Marketing hướng đến sản xuất thông qua cách tìm giải pháp nâng cao năng suất lao động. Nếu năng suất không được cải thiện, không hạ thấp chi phí sản xuất thì sản phẩm sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn trong quá trình tiêu thụ.
3.2. Quan điểm quản trị Marketing hướng đến hoàn thiện sản phẩm
Nếu quan điểm quản trị Marketing tập trung vào việc tạo ra sản phẩm với niềm tin rằng người tiêu dùng sẽ bị thu hút bởi các yếu tố bên ngoài, thì quan điểm quản trị Marketing tập trung vào việc cải thiện sản phẩm lại khẳng định rằng người tiêu dùng có thể cảm thấy hứng thú với sản phẩm có bao bì đẹp, chất lượng cao hoặc tính năng vượt trội.
Theo quan điểm này, các doanh nghiệp sẽ cần phải cố gắng phát triển sản phẩm của mình theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn và đáp ứng được yêu cầu insight của khách hàng để không chỉ tăng doanh thu sản phẩm mà còn lấy lòng được khách hàng, quảng bá thương hiệu của công ty, doanh nghiệp. Việc hoàn thiện sản phẩm cũng là một quan điểm quản trị Marketing đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời buổi kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Nếu công ty, doanh nghiệp không tạo ra được điểm nhấn, không cải tiến sản phẩm thì sẽ dễ rơi vào tình trạng “một màu”, nhạt nhòa, nhàm chán cho khách hàng. Thực tế cũng đã chứng minh, rất nhiều công ty và doanh nghiệp dù sản phẩm có tốt đến mấy nhưng nếu ngại thay đổi, ngại cải tiến thì sẽ khó tiêu thụ được. Nhu cầu mua bán của khách hàng liên tục thay đổi theo thời gian, từ đó kéo theo các đòi hỏi cao hơn về sản phẩm vì bất kỳ người tiêu dùng nào cũng muốn sở hữu được những sản phẩm hoàn thiện nhất mà phù hợp với túi tiền của mình.
3.3. Quan điểm quản trị Marketing hướng đến bán hàng
Quan điểm quản trị Marketing hướng đến bán hàng cho rằng các khách hàng, người tiêu dùng sản phẩm thường có xu hướng phân vân, băn khoăn, không thể đưa ra quyết định dứt khoát khi mua hàng. Vì vậy, các công ty và doanh nghiệp phải chủ động lên kế hoạch, chiến lược Truyền thông Marketing, kế hoạch tiếp thị, các hoạt động quảng bá chất lượng để thúc đẩy sự hiệu quả trong quá trình bán hàng. Cho đến thời điểm này, vẫn còn nhiều người hay bị nhầm lẫn với khái niệm, bản chất của Marketing với bán hàng.
Có thể nhận thấy rất nhiều các doanh nghiệp và công ty đã thành công khi áp dụng quan điểm quản trị Marketing hướng đến bán hàng nên quan điểm này được sử dụng ngày càng phổ biến hơn. Tất nhiên, để đạt được thành công đó, công ty và doanh nghiệp không chỉ áp dụng mỗi quan điểm quản trị Marketing là xong mà còn phải kết hợp thêm nhiều yếu tố khác, như là chất lượng, giá cả sản phẩm. Nếu sản phẩm hay hàng hóa đó có vấn đề về chất lượng, không đạt đủ tiêu chuẩn thì chắc chắn sẽ bị phát hiện, người tiêu dùng tẩy chay.
Tham khảo: Brand Marketing là gì? Tầm quan trọng của tiếp thị thương hiệu
3.4. Quan điểm quản trị Marketing hướng đến khách hàng
Trong những năm 60 của thế kỉ XX, quan điểm quản trị Marketing hướng đến khách hàng đã xuất hiện và nhanh chóng được nhiều công ty, doanh nghiệp áp dụng. Bởi quan điểm này có mục tiêu chủ yếu hướng đến khách hàng, người tiêu dùng - những người sẽ đưa ra quyết định mua hàng hóa, sản phẩm và đem về nguồn lợi nhuận cho các công ty, doanh nghiệp. Theo quan điểm đó, để thành công trên con đường kinh doanh, các công ty và doanh nghiệp phải ưu tiên nhu cầu, mong muốn của khách hàng, đánh trúng tâm lý người tiêu dùng, nghiên cứu thị trường để từ đó đưa ra các phương pháp, chiến lược hiệu quả nhằm biến sản phẩm của mình nổi bật hơn các đối thủ còn lại. Dưới đây là một số phương pháp cơ bản để định hướng nhu cầu của khách hàng:
- Ứng dụng truyền thông tích hợp IMC.
- Nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích các mục tiêu của khách hàng để đưa ra các kế hoạch, chiến lược truyền thông hiệu quả và thay đổi chất lượng sản phẩm dựa trên những góp ý, phản hồi của khách hàng.
- Tìm kiếm và tập trung vào một nhóm quan hệ công chúng, đối tượng khách hàng nhất định.
- Phát hiện sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng và luôn đặt mục tiêu lớn trong quá trình thực hiện Marketing.
3.5. Quan điểm quản trị Marketing hướng đến đạo đức xã hội
Quan điểm này ra đời dựa trên vấn đề xã hội hiện đại và bắt nguồn từ sự nghi ngờ tính chất minh bạch của các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực Marketing. Nhắc đến vấn đề đạo đức xã hội, quan điểm quản trị Marketing luôn đề cập đến trách nhiệm của công ty là đặt lợi ích, nhu cầu, mong muốn của các khách hàng lẫn thị trường. Khi nói về quan điểm quản trị Marketing trong đạo đức xã hội, có tất cả 3 loại lợi ích phổ biến sau đây được kết hợp, bao gồm lợi ích của khách hàng - công ty - xã hội.
Rất nhiều công ty, doanh nghiệp hiện nay đều không ngại thử sức mọi cách, mọi biện pháp để nâng cao doanh số, tiêu thu được càng nhiều sản phẩm càng tốt. Cho nên, không ít những doanh nghiệp đã có tác động xấu hoặc gây hại đến các vấn đề môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, dân số,... Một ví dụ điển hình cho quan điểm này là công ty sản xuất thuốc lá. Vì thuốc lá có hại cho sức khỏe nên trong bất kỳ bao thuốc nào, sau các vỏ bao bì luôn có dòng chữ nhắc nhở hút thuốc lá không tốt và bạn nên hạn chế hút thuốc. Do đó, dù muốn tăng doanh thu và tiêu thụ được nhiều sản phẩm, các công ty và doanh nghiệp sản xuất thuốc lá vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định trong bộ luật Nhà nước và quan điểm quản trị Marketing hướng đến đạo đức xã hội.
Trên đây là tất cả các quan điểm quản trị Marketing mà topcvai.com đã phân tích và tổng hợp. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết chia sẻ kiến thức này, các bạn sẽ thu được cho mình những kiến thức phù hợp, hữu ích để áp dụng trong công việc hoặc tạo ra kế hoạch, bước đi lâu dài cho công ty, doanh nghiệp mà bạn đang quản lý.
Tham gia bình luận ngay!