Cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn gia tăng sự chuyên nghiệp

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2024-07-23 17:22:26

Đã quá hẹn trả kết quả phỏng vấn nhưng bạn vẫn chưa nhận được hồi âm từ nhà tuyển dụng? Đừng đưa mình rơi vào thế bị động, hãy học cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn để cơ hội của bạn không bị vụt mất. Nhưng làm thế nào để thực hiện việc này mà không bị xem là kém chuyên nghiệp? topcvai.com sẽ mách nước cho bạn những bí quyết sau!

1. Bạn đã biết cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn chuyên nghiệp?

Bạn đã hoàn thành cuộc phỏng vấn của mình một cách suôn sẻ, bạn chờ đợi tin vui trong một sự hào hứng. Nhưng không, đã vài ngày hoặc một tuần trôi qua và chưa có một thông báo cụ thể nào từ nhà tuyển dụng. Đừng quá lo lắng, bạn hoàn toàn có thể chủ động nắm bắt tình hình nếu như bạn biết cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn chuyên nghiệp. Hỏi thế nào để vừa đảm bảo được tính hiệu quả, vừa tinh tế, khéo léo, không làm “phật lòng” nhà tuyển dụng vì cho rằng đây là sự làm phiền và lo lắng thái quá? Dưới đây là lựa chọn ưu tiên nếu bạn đang rơi vào tình cảnh này!

1.1. Sử dụng điện thoại

Thông thường, nhà tuyển dụng sau cuộc phỏng vấn sẽ xây dựng một lịch hẹn cụ thể để thông báo kết quả trúng tuyển. Trong thời gian chờ đợi quá lâu nhưng không có hồi âm, bạn hoàn toàn có thể chủ động liên hệ bằng điện thoại cho nhà tuyển dụng. Nhưng cần đảm bảo nguyên tắc sau:

sử dụng điện thoại

+ Thứ nhất, đừng gọi đúng ngày nhà tuyển dụng hẹn lịch trả kết quả. Hãy dời từ một đến hai ngày sau đó. Chẳng hạn như, nhà tuyển dụng hẹn đến ngày 05/1 trả kết quả, thì cuộc gọi của bạn nên được thực hiện vào ngày 06/1 hoặc 07/1. Vì sao lại như vậy? Trên thực tế, nếu nôn nóng gọi đúng vào thời điểm hẹn trả kết quả phỏng vấn, điều này sẽ phản ánh bạn là một người thiếu kiên nhẫn, nôn nóng và kém chuyên nghiệp. Đôi khi hành động này cũng được hiểu lầm sang việc bạn làm phiền nhà tuyển dụng, vì họ còn bận rộn rất nhiều công việc khác. Chính vì thế, hãy cố gắng dành từ 1 đến 2 ngày sau thời điểm này rồi mới liên hệ với họ nhé.

+ Thứ hai, đảm bảo sự từ tốn trong khi giao tiếp bằng điện thoại để thăm do kết quả phỏng vấn của bạn. Trong quá trình kết nối, trước hết gặp được bộ phận nhân sự, hãy giới thiệu thông tin cá nhân của bạn. Đồng thời nói với họ về việc bạn đã tham gia cuộc phỏng vấn ở vị trí nào, vào thời điểm cụ thể ra sao?... Một tập đoàn lớn sẽ có nhiều đợt tuyển dụng cùng lúc, chính vì vậy, điều này sẽ giúp hai bên rút ngắn được thời gian trao đổi, và ứng viên cũng sẽ nhận được câu trả lời nhanh hơn.

Cuối cùng, nội dung của cuộc điện thoại, hãy trình bày mong muốn của bạn. Về việc họ đã xem xét cuộc phỏng vấn và đã có kết quả hay chưa? Nếu đã có thì tại sao bạn chưa thể cập nhật được? Có vấn đề gì phát sinh? Hoặc nếu chưa có kết quả, hãy cẩn trọng hỏi người đại diện rằng thời gian cụ thể nào bạn có thể nhận được thông báo? Đừng quên bày tỏ sự quan tâm và mong muốn của bạn đến vai trò việc làm này. Sau cùng, hãy gửi lời cảm ơn vì họ đã dành thời gian giải thích cho vấn đề của bạn.

Bạn cũng có thể đề nghị về việc liên lạc lại sau thời gian hẹn trả kết quả nhưng chưa có.

1.2. Viết một email

Một số ứng viên ngại trong việc thực hiện một cuộc gọi trực tiếp, thì phương thức viết email hoàn toàn là lựa chọn hay ho trong lúc này. Tương tự như ở trên, sau thời gian hẹn trả kết quả phỏng vấn khoảng một tuần, bạn có thể chủ động gửi một email đến địa chỉ của cá nhân người phụ trách tuyển dụng. Hãy nói rõ về việc bạn đang mong chờ kết quả và khai thác tình hình kết quả phỏng vấn của bạn như thế nào. Nếu email đã được gửi đi sau vài ngày nhưng vẫn chưa có hồi âm. Lúc này, hãy mạnh dạn liên hệ bằng một cuộc điện thoại để làm rõ vấn đề của mình bạn nhé.

viết một email

Email hỏi thăm kết quả phỏng vấn cũng nên thể hiện và toát lên sự chuyên nghiệp của bạn, cũng như sự quan tâm của bạn với công việc này. Email hỏi thăm phải đảm bảo tối thiểu về tiêu đề, nội dung bên trong ngắn gọn, súc tích, đầy đủ, và cuối cùng là lời cảm ơn kèm theo phương thức liên hệ trực tiếp của bạn. Chẳng hạn như

Kính gửi: Chị A - Trưởng phòng nhân sự công ty XYZ

Tôi là: <tên đầy đủ của ứng viên>

Tôi muốn kiểm tra xem có bất kỳ thông tin mới nào về vị trí <công việc bạn đã ứng tuyển> mà tôi đã phỏng vấn vào <ngày tháng bạn phỏng vấn> không. Tôi vẫn rất quan tâm dựa trên những gì tôi nghe được trong cuộc phỏng vấn và tôi rất vui khi được nghe về các bước tiếp theo. Vì vậy, tôi rất vui nếu như bất kỳ thông tin nào chỉ có thể chia sẻ về kết quả của cuộc phỏng vấn này.

Trân trọng cảm ơn!

Hãy liên hệ với tôi qua SĐT <SĐT của bạn>

Xem thêm: Phỏng vấn bao lâu có kết quả?

1.3. Trở nên “đẳng cấp” hơn với thư cảm ơn

thư cảm ơn

Tìm kiếm việc làm và tạo ấn tượng lâu dài tuyệt vời với nó là một kỳ công không nhỏ. Bạn đã có thời gian chuẩn bị sơ yếu lý lịch, CV xin việc hay thư xin việc,.... Sau đó, bạn phải đối phó với thời gian chờ đợi trước khi bạn được gọi để phỏng vấn. Mọi thứ trở nên nhạt nhẽo vì đôi lần bạn cũng từng thất bại mặc dù đã làm đủ mọi cách. Có vẻ như bạn không đạt được tiến bộ khi lời mời làm việc không đến với bạn, nhưng đừng đánh mất hy vọng. Hãy suy nghĩ về những gì bạn có thể làm - như là một ứng cử viên siêu đáng nhớ. Làm cách nào? Đó là bằng một lá thư cảm ơn! Vậy điều này mang lại lợi ích gì cho bạn?

+ Lý do tại sao một lá thư cảm ơn nên được thực hiện là bởi vì người phỏng vấn sẽ thấy rằng bạn thực sự quyết tâm làm việc với họ. Chỉ cần biết rằng đôi khi bạn sẽ không có cơ hội khác để nói chuyện với họ cho vị trí cụ thể đó, nhưng bạn không bao giờ biết khi nào vị trí khác sẽ có sẵn và chờ đợi bạn tiếp theo.

+ Cung cấp thông tin bổ sung về bản thân: Một phần rất quan trọng khác của thư cảm ơn là cung cấp thêm thông tin về bản thân mà bạn có thể đã quên đề cập đến trong cuộc phỏng vấn thực tế. Phần tốt nhất để làm điều này là bạn có thể nghĩ về những gì bạn muốn nói và sau đó đi từ đó. Hầu hết mọi người không bao giờ nghĩ về việc đưa thêm thông tin vào bức thư và đó là một phần lý do tại sao nó không nhận được phản hồi mà họ đang tìm kiếm.

viết thư cảm ơn

+ Lời cảm ơn người phỏng vấn đã dành thời gian cho bạn: Bạn có biết người phỏng vấn phải làm bao nhiêu công việc trong ngày không? Bạn có biết giá trị của thời gian của người đó thực sự là gì không? Hầu hết những người phỏng vấn không có nhiều thời gian để làm bất cứ điều gì, nhưng họ dành thời gian với bạn để cố gắng tìm người có giá trị tiếp theo cho công ty của họ. Chính vì điều này mà bạn cần phải thừa nhận thời gian họ dành cho bạn.

Nói chung, bằng cách gửi một lời cảm ơn sau một cuộc phỏng vấn, bạn sẽ thể hiện được sự lịch sử và tôn trọng người phỏng vấn. Vì vậy, rất ít người làm được điều này, nhưng nếu bạn làm, bạn sẽ nổi bật hơn. Một lời cảm ơn cũng là cơ hội để cho phép bạn nhắc lại những điểm mà bạn đã thực hiện trong cuộc phỏng vấn. Một lời cảm ơn thể hiện được kỹ năng giao tiếp bằng văn bản của bạn.

Và một lời cảm ơn sau cuộc phỏng vấn không quá khó khăn hay mất quá nhiều thời gian. Xin vui lòng viết một email và gửi đi trong vòng 24 giờ sau buổi phỏng vấn của bạn. Nó có thể tạo ra một sự khác biệt lớn hơn nhiều so với bạn nghĩ, có thể là cả tỷ lệ quyết định nhà tuyển dụng có nên chọn bạn hay không?

2. Đừng mắc những lỗi ngớ ngẩn này nếu không muốn mọi thứ thêm tồi tệ

Nếu không thể học cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn chuyên nghiệp, cũng đừng làm mọi chuyện tồi tệ thêm bằng các sai lầm ngớ ngẩn của bạn nhé!

2.1. Làm phiền nhà tuyển dụng quá nhiều

làm phiền

Hãy nhớ rằng, nhà tuyển dụng có rất nhiều việc để làm, hơn nữa, ở những công ty chuyên nghiệp, họ đều có chính sách nhân sự và tuyển dụng rõ ràng, chi tiết. Chính vì vậy, họ sẽ cảm thấy cực kỳ phiền phức nếu một vài ứng viên nôn nóng và liên hệ với họ liên tục. Điều này chỉ minh chứng rằng bạn là một ứng viên kém chuyên nghiệp, kém tinh tế và không có tính nhẫn nại,...

Vì vậy, hãy chắc rằng bạn đã hỏi nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn về thời điểm hẹn trả kết quả. Trong khoảng thời gian đến ngày đó, hãy kiên nhẫn chờ đợi. Sau khoảng thời gian này mà vẫn không nhận được hồi âm thì mới tính đến các phương án như topcvai.com đã gợi ý.

2.2. Tự nhiên đến mức “kém sang”

tự nhiên quá mức

Đặt vào vị trí của nhà tuyển dụng, bạn sẽ cảm nhận như thế nào trước một ứng viên tự nhiên đến mức “sỗ sàng”? Mặc dù đó là công việc trong mơ và bạn vô cùng mong muốn làm việc cho công ty. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn thể hiện sự liên hệ quá thân thiết với nhà tuyển dụng. Trong cả quá trình tuyển dụng và sau tuyển dụng, cần hết sức cẩn trọng về câu nói, cách hành văn, cách giao tiếp, thái độ ứng xử,... để đảm bảo sự chừng mực và lịch sự nhất có thể nhé.

Hãy nhớ rằng, những gì bạn thể hiện trong suốt quá trình này đều là những ấn tượng bạn để lại và nhà tuyển dụng sẽ mãi ghi nhớ, đưa chúng vào tiêu chí đánh giá phẩm chất, tác phong làm việc trong tương lai.

Tham khảo: Nhà tuyển dụng không hồi âm – phải làm sao đây?

2.3. Thể hiện thái độ thiếu tôn trọng, làm quá mọi thứ

thiếu tôn trọng

Những thái độ thiếu tôn trọng, tiêu cực hay làm quá về mọi thứ sẽ khiến mọi chuyện ngày càng tồi tệ hơn và sẽ đi theo chiều hướng mà bạn không hề mong muốn. Chẳng hạn như việc bạn gọi điện, nhắn tin,... nói rằng tại sao bạn không nhận được bất cứ thông tin gì mặc dù bạn thấy cuộc phỏng vấn diễn ra rất suôn sẻ và tốt đẹp? Tại sao nhà tuyển dụng lại đối xử với bạn như thế? Bạn cảm thấy tổn thương và không nhận được sự tôn trọng,...

Hỏi thăm kết quả phỏng vấn có thể là một hành động bạn đã và sắp phải chuẩn bị trong tương lai. Nhưng hãy học cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn vừa chuyên nghiệp, vừa phát huy được tác dụng tích cực như những chia sẻ trên đây của topcvai.com nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: