1. Đồ án là gì?
Đồ án là bài tập lớn của sinh viên phải thực hiện để phục vụ cho mục đích tốt nghiệp đại học. Mỗi chuyên ngành sẽ có cách xây dựng đồ án riêng có thể là bằng văn bản hoặc sản phẩm tượng trưng sau đó thuyết trình trước các bậc giáo sư, giảng viên chuyên ngành để bảo vệ đồ án của mình. Phải hoàn thành và đạt điểm tối thiểu thì sinh viên mới có thể tốt nghiệp.
Kết quả của đồ án ảnh hưởng rất nhiều tới xếp loại bằng cấp của sinh viên, điểm càng cao thì khả năng nâng loại bằng càng lớn vì đồ án thể hiện được quá trình học tập và vận dụng của sinh viên và nghiệm thu qua sản phẩm cuối cùng. Vậy nên các bạn sinh viên đầu tư rất nhiều tâm huyết và công sức để có thể hoàn thành một đồ án tốt nhất. Những sinh viên có thành tích bảo vệ đồ án xuất sắc thường được nhà trường giữ lại để đào tạo làm giảng viên hoặc học lên bậc cao hơn. Vậy cách làm đồ án như thế nào, hãy cùng theo dõi chia sẻ dưới đây nhé.
2. Những lưu ý cho sinh viên khi thực hiện đồ án tốt nghiệp
Để đạt thành tích tốt trong “bài tập lớn” này không hề đơn giản, đồ án sẽ được rất nhiều chuyên gia tham gia đánh giá nên sinh viên phải cực kỳ chú trọng trong từng bước thực hiện để có kết quả cao. Sinh viên nên lưu ý một số điều sau đây để hỗ trợ việc xây dựng đồ án tốt nghiệp sao cho hiệu quả nhất:
2.1. Cố gắng lựa chọn đề tài xây dựng sớm nhất có thể
Đây là bài tập quan trọng ảnh hưởng đến việc tốt nghiệp và xếp loại của sinh viên nên thông thường nhà trường cho các bạn rất nhiều thời gian thực hiện khoảng 6 tháng. Việc lựa chọn được đề tài sớm sẽ giúp sinh viên có thêm thời gian để chuẩn bị kỹ càng hơn.
Thông thường thời gian thực hiện đồ án sẽ là kỳ 2 của năm cuối đại học nghĩa là sát với kỳ nghỉ Tết vậy nên nhiều bạn hay chủ quan nghĩ có nhiều thời gian nên để qua tết bắt đầu làm. Tuy nhiên, đây là sai lầm của nhiều sinh viên vì như vậy thời gian chuẩn bị của bạn sẽ càng trở nên gấp rút hơn và khó có thể trau chuốt toàn bộ được, tốt nhất sinh viên nên suy nghĩ và lựa chọn đề tài từ ngay học kỳ 1.
Không nhất thiết phải xác định tên cụ thể của đề tài mà trước hết nên chọn định hướng xây dựng và phát triển cho đề tài bạn định chọn. Điều này rất quan trọng vì nếu bạn chọn đề tài hay nhưng lại khó phát triển thì sẽ gây khó dễ cho mình vậy nên khi chọn đề tài thì cũng cần xác định hướng đi để bạn có thể tiếp cận tới nguồn tin chính xác nhất.
Ví dụ như bạn học Quản trị chế biến món ăn để sau khi tốt nghiệp có thể trở thành đầu bếp thì bạn cần lựa chọn những đề tài ấn tượng như nền ẩm thực Việt Nam và mục đích bạn hướng tới là những món ăn thuần Việt thì bạn sẽ tìm những tài liệu và kiến thức liên quan đến chủ đề này. Hãy chọn những chủ đề dễ khai thác và độc đáo để tạo ấn tượng với người đánh giá.
Xem thêm: Cách viết sơ yếu lý lịch khoa học chuẩn nhất hiện nay
2.2. Liên tục bổ sung kiến thức chuyên môn
Điều thứ hai bạn cần lưu ý trong quy trình cách làm đồ án đó là thường xuyên bổ sung kiến thức. Xây dựng được đồ án hoàn hảo đồng nghĩa với việc bạn phải thể hiện được kiến thức, trình độ của bạn qua đề tài thực hiện. Bạn phải khai thác thật sâu chủ đề đó để có thể bảo vệ đồ án tốt nhất nên việc bổ sung kiến thức là điều cần thiết, ngay khi xác định được đề tài thì cần bắt tay tìm hiểu ngay hoặc thông qua thời gian thực tập để lấy thêm kinh nghiệm thực tế như vậy đồ án của bạn sẽ có tính thuyết phục hơn.
Những kiến thức bạn được học chỉ là lý thuyết chuyên ngành nhưng trong đồ án thì giám khảo chấm thi muốn thấy cách bạn vận dụng điều đó vào thực tế công việc, đó là lý do bạn nên liên tục bổ sung kiến thức cũng như thu thập tài liệu liên quan đến chủ đề bạn đang xây dựng.
2.3. Đặt tên cụ thể cho đề tài
Sau khi đã hoàn thành những bước đầu của việc làm đồ án như chọn đề tài và tìm tài liệu liên quan thì hãy đặt tên chi tiết cho đồ án của bạn. Việc đặt tên rất quan trọng để gây ấn tượng và tò mò cho người chấm thi nên hãy cân nhắc thật kỹ không nên đến để gần đến thực hiện đồ án bạn lại muốn thay đổi.
Bạn nên đầu tư một chút trong việc đặt tên cho đồ án bằng cách chọn các tên dễ hiểu, ngắn gọn xúc tích bao hàm được nội dung đồng thời gây tò mò cho người đọc như vậy sẽ tạo ấn tượng tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều khi đặt tên đó là:
- Chọn tên bám sát nội dung không để trường hợp tên một kiểu mà nội dung lại không liên quan.
- Không nên chọn tên đề tài liên quan đến những khái niệm mới, vấn đề gây tranh cãi.
2.4. Tìm kiếm người hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện đồ án
Tất cả sinh viên chỉ thực hiện đồ án duy nhất một lần nên chắc chắn không có nhiều kinh nghiệm trong việc định hướng xây dựng vậy nên việc nhờ đến sự trợ giúp của giáo viên hướng dẫn là điều cực kỳ cần thiết. Thông thường, nhà trường sẽ phân giảng viên chuyên môn hỗ trợ định hướng và thực hiện đồ án nhưng với lượng sinh viên đông như vậy thì họ khó có thể giải quyết hết các vấn đề của bạn.
Vậy nên khi gặp bất kỳ vấn đề khó khăn nào thì hãy chủ động tìm tới thầy cô hướng dẫn nhờ giúp đỡ hoặc bạn có thể học hỏi từ những anh chị khóa trước đã có kết quả bảo vệ đồ án xuất sắc họ cũng sẽ chỉ dẫn cho bạn thêm kinh nghiệm. Ông bà ta đã có câu “học thầy không tày học bạn” vậy nên hãy chủ đầu tìm đến những người đã có kinh nghiệm để giúp hoàn thiện đồ án.
Xem thêm: Thư viện là gì? - Khai thác thư viện sao cho hiệu quả
3. Cấu trúc cơ bản của đồ án tốt nghiệp
Tùy vào từng lĩnh vực sẽ có cách thực hiện đồ án khác nhau nên không có một tiêu chuẩn nhất định nào về cấu trúc của đồ án. Đồ án của bạn có thể được trình bày thông qua sản phẩm tượng trưng, mô hình hoặc tài liệu. Tuy nhiên, thực hiện đồ án sẽ làm theo các bước sau:
- Xác định đề tài và tìm tài liệu tham khảo, đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả thực hiện đồ án.
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài và xây dựng đề cương đồ án, bạn sẽ viết đề cương sơ bộ và đưa cho giáo viên hướng dẫn nhận xét và thực hiện chỉnh sửa theo gợi ý và hoàn thiện đề cương chính thức. Viết đề cương rất quan trọng sẽ định hướng chi tiết cho bạn những vấn đề cần phải khai thác cụ thể trong đề án.
- Hoàn chỉnh hồ sơ đề án và nộp cho giáo viên duyệt lần cuối.
- Nộp đồ án cho bộ môn và thông qua nhiều vòng xét duyệt cho tới giám khảo phản biện đã xác định những sinh viên có thể thực hiện bảo vệ đồ án của mình
- Cuối cùng là bảo vệ đồ án của sinh viên, sẽ thực hiện bằng cách giải trình thực tiếp trức giám khảo chấm thi.
Trong đồ án tốt nghiệp thì cần đảm bảo những cấu trúc cơ bản sau đây:
- Trình bày được mục đích của đồ án tốt nghiệp
- Phần nhận xét từ giáo viên trực tiếp hướng dẫn
- Phần nhận xét từ giáo viên tham gia phản biện
- Lời cảm ơn của người thực hiện đồ án
- Mục lục chi tiết về nội dung bên trong
- Danh mục các hình vẽ được thể hiện trong đồ án
- Danh mục những từ viết tắt, từ chuyên ngành sử dụng trong đồ án
- Phần nội dung chi tiết của đồ án chia thành các chương cụ thể:
Chương 1: Phần mở đầu (Trình bày về thực trạng, mục đích, hình tượng hướng đến và phạm vi thực hiện nghiên cứu)
Chương 2: Trình bày lý thuyết về đề tài
Chương 3: Vận dụng vào thực tế
Chương 4: Đưa ra đánh giá và kết luận của bản thân
Phía cuối đồ án là tổng hợp toàn bộ những tài liệu tham khảo đã tìm kiếm.
Để có thể chỉn chu và hoàn thành tốt đồ án thì cần phải chuẩn bị trong thời gian dài nhưng nếu bạn nắm bắt được những công việc cần làm thì công việc của bạn sẽ thuận lợi và trơn tru hơn.
Bên trên là những hướng dẫn chi tiết về cách làm đồ án tốt nghiệp hữu ích cho các bạn sinh viên tham khảo, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức thật tốt để đạt được kết quả cao trong khi bảo vệ đồ án. Để tìm hiểu thêm công việc cho các bạn sinh viên mới ra trường truy cập website topcvai.com
Tham gia bình luận ngay!