Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi về các khoản trích lương, cách tính các khoản trích theo lương đối với các cá nhân tham gia lao động và doanh nghiệp và những lưu ý khi tính lương cho người lao động.
1. Các khoản trích theo lương mà các doanh nghiệp cần lưu ý
- Bảo hiểm bắt buộc của cá nhân người lao động khi vào doanh nghiệp như bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Đây là những bảo hiểm nhằm đảm bảo cho sự an toàn của người lao động trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Khi có vấn đề phát sinh không bị ảnh hưởng quá lớn tới kinh tế của người lao động cũng như doanh nghiệp.
Việc tham gia bảo hiểm xã hội vô cùng có lợi. Nhiều chị em trong thời kỳ thai sản không thể nào có khả năng làm việc. Nhưng nhờ bảo hiểm xã hội, nhiều chị em có thể nhận về vài ba chục triệu hoặc nhiều hơn trong thời kỳ đó để an tâm sinh em bé, không bị lo lắng về các vấn đề kinh tế. Đây cũng là một điểm cộng khi các cá nhân lựa chọn môi trường làm việc của mình. Dù công ty có nhiều những bất cập khiến người lao động cảm thấy khó chịu nhưng chế độ đãi ngộ, quan tâm nhân viên tốt sẽ giữ chân được nhân viên làm lâu dài cho mình.
- Phí công đoàn: Mỗi đoàn viên đều phải đóng phí đoàn hoạt động theo tháng, thường thì sẽ là một tháng một lần hoặc gộp chung sáu tháng một lần. Một nửa số tiền sẽ được chuyển lên các cấp công đoàn cao hơn, phần còn lại doanh nghiệp sẽ giữ để tổ chức các hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp. Khi là một cá nhân riêng biệt bạn sẽ cần phải tự chi trả khoản phí này, nhưng khi đóng vai trò một nhân viên trong doanh nghiệp, doanh nghiệp đó sẽ chi trả cho các bạn khoản phí này.
Phí công đoàn được sử dụng để đưa cho bên thứ ba, bên thứ ba đó sẽ đứng ra kiến nghị những điều người lao động còn vướng mắc, những điều không công bằng thì sẽ được nhóm công đoàn kiến nghị với doanh nghiệp và đề nghị giải quyết. Điều này rất cần thiết, vì có những điều người lao động không muốn ra mặt, không dám nói ra, không dám góp ý trực tiếp với ban lãnh đạo về những điều chưa làm tốt, các vấn đề còn tồn đọng và những thứ muốn được cải thiện.
- Thuế thu nhập cá nhân: Tùy theo mức thu nhập cá nhân mà người lao động phải trả mức thuế tính theo % khác nhau để nộp về nhà nước. Bản thân doanh nghiệp như là một bên đứng ra thể thu thuế này thay cho nhà nước mà không được hưởng bất cứ quyền lợi gì. Đây đươc coi như là trách nhiệm của bản thân các doanh nghiệp khi kinh doanh.
Bản thân doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình, khai báo đúng lợi nhuận, doanh thu doanh nghiệp, nộp thuế doanh nghiệp theo đúng quy định của nhà nước.
2. Cách tính các khoản trích theo lương
- Với Bảo hiểm:
+ Bảo hiểm xã hội: trích 17.5% vào chi phí của doanh nghiệp và 8% vào lương của người lao động. Tổng là 25,5%
+ Bảo hiểm y tế: trích 3% vào chi phí của doanh nghiệp và 1.5% vào lương của người lao động. Tổng là 4.5%
+ Bảo hiểm thất nghiệp: trích 1% của chi phí doanh nghiệp và 1% của lương người lao động. Tổng là 2%
Như vậy, riêng tiền bảo hiểm sẽ chiếm 21.5% chi phí doanh nghiệp và 10.5% chi phí của người lao động.
- Với phí công đoàn: toàn bộ chi phí cần trích là 2% do doanh nghiệp chi trả
- Thuế thu nhập cá nhân:
+ Cá nhân, doanh nghiệp có thu nhập dưới 5 triệu đồng trong 1 tháng sẽ phải đóng mức thuế 5%.
+ Cá nhân, doanh nghiệp có thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng trong 1 tháng sẽ phải đóng mức thuế 10%.
+ Cá nhân, doanh nghiệp có thu nhập từ 10 đến 18 triệu đồng trong 1 tháng sẽ phải đóng mức thuế 15%.
+ Cá nhân, doanh nghiệp có thu nhập từ 18 đến 32 triệu đồng trong 1 tháng sẽ phải đóng mức thuế 20%.
+ Cá nhân, doanh nghiệp có thu nhập từ 32 đến 52 triệu đồng trong 1 tháng sẽ phải đóng mức thuế 25%.
+ Cá nhân, doanh nghiệp có thu nhập từ 52 đến 80 triệu đồng trong 1 tháng sẽ phải đóng mức thuế 30%.
+ Cá nhân, doanh nghiệp có thu nhập trên 80 triệu đồng trong 1 tháng sẽ phải đóng mức thuế 35%.
Trong đó, có quy định người có thu nhập trên 9 triệu đồng và cá nhân người đó không có người phụ thuộc mới phải nộp mức thuế này.
Xem thêm: Hệ số lương là gì? Cách tính lương theo hệ số chuẩn nhất
3. Một số lưu ý cho người lao động và các doanh nghiệp.
- Tùy theo mức lương tối thiểu theo các vùng, doanh nghiệp và các cá nhân cần căn cứ vào đó để đưa ra mức lương không được dưới mức lương tối thiểu:
Vùng I với mức lương tối thiểu là bốn triệu bốn trăm hai mươi nghìn đồng (4.420.000)
Vùng II với mức lương tối thiểu là ba triệu chín trăm hai mươi nghìn đồng (3.920.000)
Vùng III với mức lương tối thiểu là ba triệu bốn trăm ba mươi nghìn đồng (3.430.000)
Vùng IV với mức lương tối thiểu là ba triệu không trăm bảy mươi nghìn đồng (3.070.000)
Với những người lao động bình thường thì mức lương của họ phải lớn hơn hoặc bằng mức lương cơ bản tùy theo mức độ nặng, nhẹ, đòi hỏi cao hay thấp về công việc. Còn đối với những người đã từng học nghề, học các khóa học về đào tạo thì mức lương sẽ được xem xét tăng thêm 7% so với mức lương theo quy định.
Ví dụ: Vùng I sẽ là 4.420.000 + 4.420.000x7%
- Trong khoản trích về bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp (17.5%) sẽ được phân chia thành các phần khác nhau để phục vụ cho việc sức khỏe của người lao động. Trong đó có 3% cho người lao động trong các trường hợp nghỉ việc do bị bệnh hoặc nghỉ 6 tháng để sinh đẻ; 14% cho việc nghỉ hưu và tử- phần kinh phí này để trả cho người lao động đã từng làm việc và nghỉ do tuổi già không còn khả năng làm trong doanh nghiệp vào mỗi tháng; 0.5% vào tai nạn lao động, người lao động nhất là những người lao động chân tay, người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm nếu không may xảy ra sự cố sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội; phần còn lại là cho vào lương của nhân viên sau lao động- nghỉ hưu.
- Quy định mức lương tháng tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Giả sử với vùng 1, mức lương tối thiểu là 4.420.000 đồng thì mức lương tối đa người lao động có thể nhận được (hay mức lương tối đã doanh nghiệp có thể chi trả) là 4.200.000x20
- Đối với bảo hiểm thất nghiệp: tối đa 20 lần mức lương tối thiểu của vùng.
Mong rằng những lưu ý trên sẽ giúp các cá nhân sẽ định giá bản thân một cách đúng nhất. Đồng thời, giảm những thắc mắc, các cuộc tranh cãi về tiền lương giữa hai bên. Đừng quên thực hiện đúng nghĩa vụ của bản thân về nộp thuế thu nhập cá nhân các bạn nhé.
topcvai.com mong rằng bài viết về cách tính các khoản trích theo lương sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và biết được cách tính được lương chính xác của mình, so sánh với thực tế xem có đúng những gì doanh nghiệp chi trả cho mình hay không. Chúc bạn có một ngày làm việc vui vẻ, hiệu quả và thành công.
Xem thêm: Cách tính lương tháng 13 chuẩn nhất, bạn đã biết chưa?
Tham gia bình luận ngay!