1. Cách viết CV xin việc chuẩn nhất
Trước khi đi vào hướng dẫn làm CV xin việc thì chúng tôi sẽ nói qua cho bạn hiểu CV là gì, và CV được dùng trong những trường hợp nào?
CV là “Curriculum Vitae” đó chính là tên tiếng Anh của CV, hay còn được dịch là sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên một bản CV lại không giống với sơ yếu lý lịch. Sơ yếu lý lịch chính là bản trình bày đầy đủ về ứng viên trong đó bao gồm cả người nhà. Nhưng CV xin việc lại không dài dòng như vậy, mà nó chỉ là một bản tóm tắt ngắn gọn về bản thân ứng viên, về những trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.
CV xin việc thường được dùng trong hai trường hợp. Thứ nhất chính là khi bạn đang muốn ứng tuyển vào một vị trí nào đó và cần phải gửi CV cho nhà tuyển dụng để họ đánh giá về năng lực cùng như trình độ của bạn. Thứ hai, bạn cũng có thể gửi CV cho đối tác làm ăn của mình để họ có thể hiểu và nắm bắt được những thông tin của bạn. Cho dù là trường hợp nào đi chăng nữa thì CV xin việc dùng để PR cho chính bạn chứ không phải ai khác. Sau khi đã hiểu về CV là gì thì trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn cách viết cv.
Đối với các bạn sinh viên mới ra trường sẽ khó hình dung ra bố cục của CV như thế nào? Cách viết CV ấn tượng ra sao? Vậy theo bạn bố cục CV gồm những phần nào? Một bản CV hoàn chỉnh bao gồm những phần sau: Thông tin cá nhân, trình độ chuyên môn/ học vấn, kỹ năng mềm, kinh nghiệm việc làm, mục tiêu công việc, sở thích, và người tham chiếu.
1.1. Cách viết phần thông tin cá nhân trong CV
Việc trình bày CV của các bạn thường bắt đầu từ phần thông tin cá nhân là bước khởi đầu quan trọng, có người nói "đầu xuôi đuôi lọt", tức là nếu phần đầu tiên tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thì các phần sau sẽ được đánh giá tích cực. Vậy để cho phần đầu tiên này tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thì bạn cần viết CV hay.
Trong phần này hãy chắc chắn rằng bạn cần phải điều đầy đủ và chính xác các nội dung như sau: Học và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại cá nhân, địa chỉ email liên lạc, địa chỉ thường trú. Đây là những thông tin cơ bản nhưng lại thể hiện thái độ của bạn đối với công việc như thế nào, chính vì thế hãy chắc chắn rằng bạn không hề có thái độ “cợt nhả”. Một lưu ý trong phần này chính là, bạn cũng có thể ghi thêm số điện thoại của người thân hoặc số máy bàn (nếu có). Không nên sử dụng địa chỉ email như "[email protected]", nếu bạn có một địa chỉ mail như vậy thì hãy đổi thành họ tên của bạn, ví dụ như "[email protected]", để thể hiện sự tôn trọng với người đọc CV, và biết cách. cách viết CV online như thế nào.
1.2. Cách viết phần trình độ học vấn trong CV
Trình độ học vấn trong cv chính là các bằng trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ,...trong mục này nếu công việc và trình độ học vấn có liên quan đến nhau (ví dụ như: Vị trí ứng tuyển là nhân viên kế toán, và bằng của bạn là cử nhân khoa kế toán) thì bạn hãy làm nổi bật mục này bằng cách trình bày rõ ràng cả về trường học, ngành học, xếp loại bằng và điểm tổng kết. Nếu có thêm các chứng chỉ về tiếng anh, tin học thì bạn cũng có thể ghi thêm vào đó chính là cách thiết kế CV đẹp mắt hơn.
Trình độ học vấn: Cử nhân - Chuyên ngành Kế toán - Trường Đại học Công Đoàn
Xếp loại bằng: Giỏi
Điểm tổng kết: 9.0
1.3. Cách viết phần kỹ năng trong CV xin việc
Các kỹ năng trong cv cũng là yếu tố hu hút nhà tuyển dụng đó, ở đây kỹ năng chính là những kỹ năng mềm, cách mà bạn giải quyết vấn đề trong công việc cũng như trong cuộc sống. Hiện nay, khi xã hội phát triển thì bằng cấp không còn chiếm vị trí ưu thế nữa mà đã dần chuyển sang kỹ năng. Nhà tuyển dụng đôi khi không quan trọng bằng cấp bằng những kỹ năng mềm. Chính vì thế nếu không có bằng “đẹp” thì bạn cũng vẫn có thể tự tin với những kỹ năng của mình.
Trong mục kỹ năng này, bạn cũng có thể trình bày như sau: Liệt kê tất cả những kỹ năng mà bạn có và tích lũy được trong cuộc sống và công việc. Sau đó trình bày với cách chấm điểm cho kỹ năng đó.
Ví dụ: Kỹ năng giao tiếp: 9/10
Kỹ năng thuyết trình: 8/10
Kỹ năng làm việc đội nhóm: 9/10
Đó là cách bạn trình bày và thể hiện kỹ năng của mình trong bản CV, tuy nhiên bạn hãy trung thực với những kỹ năng này, vì hiện tại nhà tuyển dụng không kiểm tra được nhưng nếu bạn được tuyển vào vị trí đó thì họ cũng sẽ đánh giá được bạn trong quá trình làm việc.
1.4. Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV
Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV như thế nào mới đúng chuẩn. Đây chính là một phần mà có rất nhiều bạn đang làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Cách trình bày cũng như cách tạo 1 CV xin việc, viết kinh nghiệm việc làm trong CV còn có rất nhiều bạn chưa biết kỹ năng viết CV và trình bày như thế nào để không bị rối mắt nhà tuyển dụng. Bạn nên nhớ rằng, tùy vào JD công việc, có nhà sẽ yêu cầu kinh nghiệm nhưng có nhà lại không yêu cầu kinh nghiệm. Chính vì thế mà một số bạn chủ quan bỏ trống mục này. Cho dù thế nào thì bạn cùng không nên bỏ trống mục kinh nghiệm làm việc để có cách viết CV đẹp.
Đối với các bạn sinh viên mới ra trường sẽ chưa biết cách điền CV xin việc và không có nhiều kinh nghiệm liên quan đến công việc, thậm chí là không có. Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm thì sẽ có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn, chính vì thế sẽ có nhiều kinh nghiệm. Hay đối với những nhà nghiên cứu thì họ cũng sẽ có kinh nghiệm nhiều. Chính vì thế, tùy thuộc vào chính bản thân bạn mà có những cách trình bày kinh nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, hãy nhớ hai điều sau: Thứ nhất ưu tiên kinh nghiệm làm việc liên quan đến vị trí ứng tuyển (vị trí ứng tuyển là nhân viên bán hàng tại siêu thị, kinh nghiệm việc làm: Bán quần áo tại shop thời trang) thứ hai là sắp xếp kinh nghiệm việc làm theo thứ tự về thời gian. Để cải thiện cách viết, bạn có thể đọc các mẫu cv cho người có kinh nghiệm và cv cho người chưa có kinh nghiệm tại topcvai.com.
Vi dụ: - Thời gian làm việc: Từ tháng 4/2024 đến tháng 9/2024
Công việc: Nhân viên bán hàng tại shop thời trang MIA
Vị trí công việc: Nhân viên bán hàng
Công việc hàng ngày: Tư vấn bán đồ, chọn đồ cho khách, giải đáp các thắc mắc của khách về sản phẩm, thanh toán tiền cho khách, dọn dẹp cửa hàng.
Kinh nghiệm có được ở công việc này: Cải thiện thời trang, biết cách giao tiếp với khách hàng,...
- Thời gian làm việc: Từ tháng 10/2024 đến tháng 5/2024
Công việc: Telesale về mỹ phẩm
Vị trí công việc: Nhân viên gọi điện
Công việc hàng ngày: Gọi điện chốt đơn cho khách hàng, giải đáp thắc mắc của khách hàng.
Kinh nghiệm có được ở công việc: Kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống với khách hàng.
Đây chính là cách bạn có thể viết kinh nghiệm làm việc với mọi loại cv để lấy điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhanh nhất. Thông qua cách trình bày về kinh nghiệm làm việc như thế này, người đọc sẽ cảm nhận được sự chuyên nghiệp trong cách trình bày CV cùng như chuyên nghiệp trong cách viết CV xin việc. Cách ghi kinh nghiệm làm việc trong CV không khó đúng không?
1.5. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Cách làm một CV đẹp và hấp dẫn chưa đủ, phần này cũng rất quan trọng với vài dòng mục tiêu nghề nghiệp thì nhà tuyển dụng có thể đánh giá được bạn có phải người cầu tiến trong công việc hay không? Mục tiêu nghề nghiệp chính là những mong ước và nguyện vọng của bạn muốn thực hiện khi được làm ở vị trí công việc đó. Cách tạo CV xin việc như thế nào để không mất điềm. Trong phần này có rất nhiều bạn đang sai lầm, thể hiện mục tiêu với vị trí công việc không trùng khớp, chẳng hạn như: Vị trí ứng tuyển là nhân viên bán hàng nhưng mục tiêu lại muốn trở thành trưởng phòng nhân sự. Đó hoàn toàn là sai lầm sẽ khiến bạn bị loại ngay từ vòng đầu chỉ vì không hiểu rõ công việc như thế nào.
Trước khi trình bày mục này, bạn hãy tìm hiểu xem mục tiêu chính của công ty đó như thế nào, rồi sau đó thể hiện mục tiêu của bạn tương đồng với mục tiêu chung của công ty. Trong phần này phải thể hiện được những cố gắng của bạn đều vì sự phát triển của công ty.
1.6. Cách viết mục sở thích trong CV
Cách viết CV ấn tượng cũng phụ thuộc vào mục sở thích. Sở thích trong cv chỉ là một mục phụ, tuy nhiên nó sẽ góp phần tạo cho CV thêm phần sinh động hơn và giảm tỏa áp lực, căng thẳng đối với nhà tuyển dụng. Có thể đưa ra một vài sở thích phù hợp với công việc và sở thích thể hiện cá tính của bạn.
1.7. Cách viết mục người tham chiếu trong CV
Cùng với mục sở thích thì đây là một mục phụ trong CV, nhưng đây lại giống như một “người làm chứng” giúp cho bạn hoàn toàn thuyết phục được nhà tuyển dụng. Nếu không có kinh nghiệm viết CV thì sẽ khó biết cách trình bày mục này. Người tham chiếu trong cv là gì? Đó có thể là giáo viên, đồng nghiệp, cấp trên,...người đã đồng hành và làm cùng bạn, họ là những người hiểu rõ về tính cách cũng như năng lực của chính bạn. Đối với mỗi kinh nghiệm làm việc của bạn thì sẽ tương ứng 1-2 người tham chiếu. Hãy điền đầy đủ những thông tin liên quan đến người tham chiếu như: họ tên, số điện thoại, vị trí công việc. Để nhà tuyển dụng có thể gọi đối chứng với những gì bạn đã viết trong cách trình bày CV xin việc, đó là cách viết CV online hiệu quả.
Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn viết cv xin việc, nếu chưa từng bắt tay vào viết CV sẽ thấy khó, nhưng với “bản đồ” chi tiết này thì tin chắc bạn sẽ không còn gặp khó khăn với cách làm CV hay nữa đúng không nào và cũng biết nên viết CV như thế nào rồi đúng không?
2. Những lưu ý khi tạo CV
Làm thế nào để có cách trình bày CV đẹp mắt, thu hút nhà tuyển dụng nhanh nhất và hiệu quả nhất. Cách ghi CV xin việc, trong quá trình viết CV thì bạn hãy chú ý đến nội dung và cấu trúc CV nên viết gì trong CV
2.1. Cách trình bày
Sau khi đã biết cách viết CV hấp dẫn thì bạn hãy chú ý cách trình bày CV đẹp, đây cũng là một yếu tố giúp bạn ghi điểm 10 đấy. Cho dù bạn sử dụng mẫu template cv đẹp tải trên mạng, cách viết CV chuẩn là bản CV không được quá dài dòng, nhưng cũng không được quá ngắn và sơ sài. Tất cả những điều đó thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong mắt nhà tuyển dụng, vậy trình bày CV xin việc cần những gì?
Hãy trình bày CV có độ dài từ 1-2 trang A4, với kích cỡ chữ 11 và độ dãn dòng là 1.2 thêm vào đó là sử dụng phông chữ dễ nhìn và phổ biến như: Time new roman, Arial,... cách viết CV đơn giản như vậy lại có hiệu ứng tốt với nhà tuyển dụng.
Bố cục CV không rối mắt, có rất nhiều ứng viên muốn tạo ấn tượng “độc và lạ” bằng cách xây dựng bố cục khác biệt, đây cũng là cách hay để ghi điểm thế nhưng lại không phải biện pháp an toàn. Nếu không tự tin vào khả năng sáng tạo và viết CV chuyên nghiệp của mình thì hãy chia dọc bố cục làm hai phần bằng nhau và sắp xếp nội dung một cách logic.
2.2. Lỗi chính tả
Với tất cả các loại văn bản, đơn, thư,...người ta đều trú trọng đến hình thức và lỗi chính tả. Cách viết CV chuyên nghiệp là không được phép sai chính tả. Đặc biệt là với cv viết bằng ngoại ngữ như cv song ngữ, cv tiếng Anh,... khi bạn viết sai chính là từ nghĩa của câu sẽ bị thay đổi. Chúng ta không phải máy móc thế nên việc sai sót khi viết là không thể tránh khỏi. Khi viết xong bạn hãy cẩn thận kiểm tra lại thêm lần nữa để mình không bị sai.
Với phần trên đây chúng tôi đã hướng dẫn cách viết CV xin việc. Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn trên đây thì bạn cũng đã biết cách làm CV đơn giản, và cách làm CV chuyên nghiệp để có thể tự tay đánh bại nhà tuyển dụng và đối thủ khác. Cách viết một CV xin việc quả thật không khó đúng không nào?
Tham gia bình luận ngay!