1. Bố cục chung của CV ngành thống kê
Nhìn chung, bố cục của CV ngành thống kê không quá quá nhiều khác biệt so với CV của những ngành khác. Cũng với 4 phần chính dưới đây, ứng viên phải dựa theo kinh nghiệm cá nhân cũng như sở trường của bản thân để trình bày sao cho đủ về nội dung nhưng không gây ra thiếu sót về hình thức, biến CV của bản thân trở nên dài dòng, lan man.
Phần 1: Giới thiệu thông tin cá nhân
Phần 2: Mục tiêu nghề nghiệp
Phần 3: Học vấn, bằng cấp, chứng chỉ
Phần 4: Kinh nghiệm và kỹ năng
Với những ứng viên là sinh viên mới ra trường, việc trình bày CV hay xây dựng một mẫu CV riêng của bản thân sẽ khiến các bạn gặp khó khăn khi chưa có nhiều kinh nghiệm trong cách viết cv, chưa quen với tác phong xây dựng CV, cách thức trình bày CV sao cho nhất quán. Còn với những ứng viên đã có kinh nghiệm đi làm, khó khăn các bạn mắc phải thường nằm ở phần nội dung, nhiều ứng viên sẽ có tâm lý muốn “khoe” thành tích bản thân đạt được, kinh nghiệm đi làm mà để quên nhiều chi tiết khác.
Để tránh những sai lầm kể trên, mời các bạn đến với phần tiếp theo của bài viết. Chúng ta hãy cùng đi giải mã cách viết CV ngành thống kê chỉn chu và chuyên nghiệp nhất nhé.
2. Hướng dẫn cách viết CV ngành thống kê chi tiết
Để có thể tạo được một CV xin việc ngành thống kê chuẩn thì bạn cần phải biết cách viết chi tiết từng phần trong CV. Nào hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
2.1. Giới thiệu - Thông tin cá nhân
“Lời chào cao hơn mâm cỗ” - nếu ví CV như lời mời chào của ứng viên để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, có được cơ hội phỏng vấn cọ xát và việc làm mong muốn thì phần giới thiệu - thông tin cá nhân ở phần đầu tiên của CV sẽ là lời chào.
Tại phần thông tin cá nhân bạn cần phải đưa cho nhà tuyển dụng những thông tin liên lạc như họ tên, số điện thoại, địa chỉ,... Để doanh nghiệp muốn tìm hiểu kỹ hơn về bản thân mình ứng viên phải xây dựng được sức hút của bản thân ngay trong phần giới thiệu với những thông tin chính xác, thuận tiện cho việc liên hệ của doanh nghiệp sau này.
Cùng xem thử ví dụ dưới đây để hình dung rõ hơn nhé:
- Họ và tên: Trần Văn A
- Ngày sinh: 18/8/1999
- Địa chỉ: Số nhà X, xóm Y, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: 09123XXX
- Địa chỉ email: [email protected]
Trong phần đầu tiên ứng viên sẽ trình bày tối thiểu 5 thông tin chính kể trên, trong đó phần cần lưu ý nhất là số điện thoại và địa chỉ email - 2 hình thức liên lạc phổ biến của nhà tuyển dụng. Nhiều ứng viên có thói quen sử dụng nhiều số điện thoại phục vụ những công việc riêng, tuy nhiên bạn nên cung cấp cho nhà tuyển dụng số điện thoại bạn sử dụng thường xuyên nhất hoặc số điện thoại dành riêng cho công việc của bản.
Sai lầm thứ hai các ứng viên thường mắc phải nằm ở phần địa chỉ email, thường là quá trẻ con, dễ thương, thiếu chuyên nghiệp hoặc quá khó nhớ, quá rắc rối nhiều ký tự. Để nhà tuyển dụng không gửi sai địa chỉ email, bạn nên chọn 1 email đơn giản, liên quan đến họ tên, năm sinh, ngày sinh nhé.
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp không nên viết lan man, xa vời
Ngành thống kê nhìn chung là một ngành trực quan và rõ ràng về mặt thông tin. Chính vì vậy những mục tiêu nghề nghiệp trong công việc này không nên hoa mỹ, “làm màu” quá đà.
Phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành nghề nào cũng là phần khó viết nhất. Bởi mỗi người có một năng lực, một định hướng riêng cho bản thân. Bất kỳ ví dụ nào cũng sẽ chỉ mang tính tham khảo.
Để dễ dàng trong xác định mục tiêu nghề nghiệp bạn nên đặt cho bản thân mình 3 câu hỏi:
- Bạn mong muốn gì ở công việc này?
- Bạn có thể làm gì để thực hiện hóa mong muốn đó?
- Bạn có thể thực hiện mong muốn đấy trong bao lâu?
Mục tiêu nghề nghiệp phải dựa trên năng lực và đặc thù công việc bạn ứng tuyển.
Nếu bạn chuyên viên ngành thống kê, mục tiêu nghề nghiệp ngành thống kê của bạn có thể là: Trở thành một chuyên gia trong ngành thống kê trong 3 năm tới và áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm của mình vào công việc giúp công ty phát triển vững mạnh.
Nếu bạn muốn làm nhân viên tại các cục - phòng thống kê của nhà nước, mục tiêu của bạn nên vĩ mô hơn: thẩm định các thông tin, dữ liệu tại các phòng ban và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Trong trường hợp bạn đang ứng tuyển vào các doanh nghiệp, tùy theo mô tả công việc bạn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp phù hợp nhất: phân tích dữ liệu thống kê, tham mưu giúp lãnh đạo đạt được doanh thu theo mục tiêu đề ra.
2.3. Trình độ học vấn, bằng cấp, chứng chỉ
Ngày nay, hiện trạng khai man thành tích trong CV đang xảy ra khiến nhiều nhà tuyển dụng mất niềm tin vào năng lực ứng viên. Điều này gây ra nhiều bất lợi cho nhiều người khi tham gia tìm kiếm công việc.
Trước tiên, bạn phải đảm bảo những thông tin về trình độ học vấn, bằng cấp, chứng chỉ của bạn đều có tính xác thức và không gian dối, sẵn sàng cung cấp bản sao công chứng của bằng cấp nếu được nhà tuyển dụng yêu cầu.
Đối với CV ngành thống kê thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao hơn những sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế như: toán thống kê, kinh tế, kế hoạch, quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, tài chính ngân hàng,…
Về học vấn, đưa ra thông tin đầy đủ về trường Cao đẳng, Đại học bạn tham gia học tập, ngành nghề, xếp loại tốt nghiệp (nếu cần thiết).
Ví dụ: Đại học Đại Nam | Chuyên ngành: Thống kê kinh tế | Xếp loại tốt nghiệp: Khá
Bằng: Cử nhân
Chứng chỉ:
Ngoại ngữ: TOEIC 820/900
Tin học: MOS
Bạn nên kiểm tra kỹ thông tin về số điểm trên chứng chỉ trước khi gửi CV đi. Đôi khi một lỗi đánh máy cũng có thể gây sai lệch về thành tích chứng chỉ và để lại ấn tượng xấu trong lòng nhà tuyển dụng.
2.4. Chú trọng kinh nghiệm và kỹ năng khi viết CV
Có thể nói, trong nền kinh tế hiện đại ngày này bên cạnh kiến thức trường lớp thì kinh nghiệm và kỹ năng trong cv là hai yếu tố quan trọng cấu thành năng lực của ứng viên. Kiến thức bên cạnh học trong sách vở còn có thể học từ thực tiễn. Chính vì vậy bạn nên dành thời gian trình bày phần này sao cho thể hiện được tiềm năng của bản thân.
Về mặt kinh nghiệm, đối với những người đã có kinh nghiệm thì hãy trình bày tóm tắt những công việc gần nhất mà mình đã làm với khoảng 2 - 3 dòng để nhà tuyển dụng có thể thấy được năng lực của bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Lưu ý với các bạn sinh viên mới ra trường, mục này bạn có thể viết những công việc trong quá trình thực tập của mình nếu nó liên quan tới ngành thống kê.
Còn đối với những người chưa có kinh nghiệm thì bạn có thể bỏ qua phần này và ghi vào là chưa có kinh nghiệm. Thay vào đó bạn hãy làm nổi bật các mục như chứng chỉ, kỹ năng của mình để nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng của bạn trong công việc.
Bên cạnh những kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình… là kỹ năng cần thiết và bắt buộc đối với nhiều ứng viên. Những kỹ năng liên quan đến sử dụng các ứng dựng thống kê, phần mềm tin học theo mô tả công việc cũng vô cùng quan trọng. Các bạn có thể tự đánh giá kỹ năng của bản thân thông qua thang điểm từ 1 - 10 để nhà tuyển dụng dễ hình dung.
VD:
Từ 6/2018 - 10/2020: Làm trường phòng thống kê tại công ty xây dựng HF
Công việc:
- Tổng hợp và quản lý số lượng vật liệu xuất và nhập kho.
- Thống kê khối lượng sử dụng vật liệu trong từng khâu từ đó quản lý định mức sử dụng và tỉ lệ hao hụt của.
- Làm báo cáo thống kê định kỳ.
3. Gợi ý trình tạo CV ngành thống kê cho bạn
Đối với những bạn không có kinh nghiệm, việc trình bày CV ngành thống kê sẽ khá khó khăn. Trong quan điểm của phần đông mọi người, CV ngành thống kê thường sẽ có hình thức đơn giản, khô khan.
Chính vì vậy bạn có thể tạo điểm nhấn, xây dựng một CV phá cách hơn thông qua bộ CV của topcvai.com. Với mẫu mã đa dạng, bố cục khoa học và thuận tiện trong lưu trữ, chỉnh sửa, chúng tôi tin rằng các bạn sẽ có thêm những lựa chọn cực hấp dẫn và chất lượng trong khâu hoàn thiện CV của chính mình.
Mong rằng bài viết của topcvai.com đã giúp các bạn biết cách viết CV ngành thống kê. Cùng khám phá thêm những thông tin khác liên quan đến ngành nghề này thông qua những bài viết trên website của chúng tôi nhé.
Tham gia bình luận ngay!