1. Có cần viết viết cv cho ngành truyền thông?
Ngành truyền thông là những công việc liên quan đến tạo dựng các kế hoạch truyền thông và xây dựng chiến lược truyền thông, quản cáo cho một công ty hay doanh nghiệp. Ngành truyền thông thực tế là một thuật ngữ rất rộng, bao gồm các công việc liên quan đến PR – quảng cáo, Digital Marketing, Media, tổ chức sự kiện, sử lý khủng hoảng,… và rất nhiều các công việc cụ thể khác nữa.
Với sự đa dạng các vị trí như vậy, việc làm ngành truyền thông hiện nay đang thu hút một lượng ứng viên mới ra trường vô cùng lớn. Hầu hết đều là các ứng viên năng động, sáng tạo, có thể phát triển trong môi trường hướng ngoại, tự tin thể hiện bản thân ở các lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy ngành truyền truyền được gọi là một ngành thu hút nhân tài thế hệ mới. Vậy làm thế nào để có thể apply các vị trí ngành truyền thông một cách hiệu quả nhất. Chắc chắn việc cần làm đầu tiên chính là tạo cho mình 1 bản cv xin việc thật hoàn chỉnh và thu hút.
Cv ở bất cứ ngành nghề nào cũng sẽ là điều kiện tiên quyết giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tổng quát năng lực, khả năng của ứng viên trước khi lên lịch hẹn phỏng vấn. Với một khởi đầu đã tạo được ấn tượng tốt với phía tuyển dụng thì chắc hẳn là bạn đã có cho mình rất nhiều lợi thế khi tham gia phỏng vấn. Vậy còn chừ gì mà không bắt tay luôn vào việc tạo cv thật đẹp cho mình nhỉ?
2. Cách viết cv xin việc ngành truyền thông chi tiết
2.1. Thông tin cá nhân
Ngành truyền thông chính là một ngành giúp đưa hình ảnh của công ty đến với công chúng vậy thì cv của một người làm việc ngành truyền thông cũng cần biết cách tạo hình ảnh tốt nhất cho mình chứ nhỉ?
Bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân như họ tên, ngày sinh, số điện thoại, mail liên hệ và địa chỉ nơi sinh sống hiện tại. Cách trình bày các thông tin cần rõ ràng, chính xác, bố cục sắp xếp logic, sáng tạo. Bên cạnh đó việc trích dẫn đường link Facbook hay một trang mạng xã hội của bạn cũng là cách để nhà tuyển dụng đánh giá được “kỹ năng xây dựng hình ảnh” của bạn đang ở mức độ nào. Vì vậy một mẹo dành cho các bạn làm nghề truyền thông là hãy chăm chút cho Facebook cá nhân, Blogg cá nhân một cách chỉnh chu nhất, lỡ có khi lại cần dùng đến nha.
Ngoài ra việc lựa chọn một chiếc ảnh xinh xắn, sáng sủa cũng là một điểm sáng giúp bạn thu hút được nhà tuyển dụng đó. Việc phải thường xuyên làm các công việc giao tiếp, đối ngoại thì lợi hình ưa nhìn cũng là một lợi thế đối với các bạn mong muốn làm việc trong ngành truyền thông đó.
2.2. Mục tiêu nghề nghiệp
Ngành truyền thông cũng là một ngành nghề giúp bạn có rất nhiều cơ hội thăng tiến và phát triền trong công việc. Chính vì vậy ngay từ phần Mục tiêu nghề nghiệp bạn cần đưa ra cho nhà tuyển dụng thấy những định hướng rõ ràng của bạn nhé.
Mục tiêu nghề nghiệp nên được chia ra làm 2 phần rõ ràng là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Bạn cần theo sát các mục tiêu và tầm nhìn của công ty để đưa ra những mục tiêu phù hợp, không xung đột với mục tiêu của công ty. Không nên viết những mục tiêu quá chung chung như “mong muốn được cống hiến” hay “mong muốn được học hỏi thêm về công việc” vì như vậy bất cứ ứng viên nào cũng có thể thể viết được và nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy rất nhàm chán với những mục tiêu đó.
Ví dụ: Đối với mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông bạn có thể viết như sau:
- “ Mong muốn phát triển kinh nghiệm về truyền thông để góp phần xây dựng hình ảnh của công ty, thương hiệu công ty đến với công chúng nhiều hơn nữa.”
- “ Thăng tiến với vị trí leader hoặc trưởng phòng sau 2-3 năm gắn bó.”
2.3. Trình độ học vấn
Với các ngành nghề cần nhiều kinh nghiệm như truyền thông thì nhà tuyển dụng cũng sẽ không quá quan tâm đến các thông tin về trình độ học vấn. Bởi vậy bạn chỉ cần tóm tắt quá trình học tập của mình một cách ngắn gọn về tên trường, chuyên ngành và xếp loại bằng cấp sau khi ra trường. Đặc biệt với những bạn có theo học các chuyên ngành về truyền thông thì tuyệt đối không nên bỏ qua phần này nhé.
Ví dụ:
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Chuyên ngành: Quảng Cáo
(2017-2021)
Xếp loại tốt nghiệp: Giỏi
2.4. Các kinh nghiệm làm việc
2.4.1. Với các ứng viên đã có kinh nghiệm
Kinh nghiệm là phần nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi nhìn vào một bản cv xin việc. Viết kinh nghiệm bản thân cần lưu ý khi viết cv, trình tự từ công việc gần nhất tới xa hơn với các thông tin như Tên công ty, vị trí làm việc, thời gian làm việc và các nhiệm vụ chính của công việc.
Ví dụ:
Công ty Cổ phần thương mại điện tử AZ
Vị trí: Nhân viên PR
- Lên kế hoạch truyền thông các dịch vụ, sản phẩm của công ty
- Phụ trách viết bài các kênh truyền thông của công ty: Facebook, Website,…
2.4.2. Với các ứng viên chưa có kinh nghiệm
Với những bạn chưa có kinh nghiệm sẽ rất khó để nhà tuyển dụng đánh giá được tổng quát về bạn. Vì thế bạn cần tận dụng các kiến thức tại trường học nếu như ngành học của bạn là truyền thông, tận dụng thời gian kiến tập, thực tập với vị trí truyền thông tại các công ty, các cuộc thi hay các hoạt động mà bạn tham gia có liên quan đến ngành truyền thông. Tất cả sẽ đều là những minh chứng để nhà tuyển dụng nhìn nhận các tiềm năng của bạn và cân nhắc về việc có cho bạn cơ hội đi tiếp hay không.
Ví dụ:
Sở thông tin và truyền thông
Ví trí: Thực tập sinh tại “Phòng thông tin điện tử”
- Thực tập lấy tin theo yêu cầu của trưởng phòng
- Thực tập đưa thông tin trên website của sở….
2.5. Các kỹ năng cá nhân
Việc lựa chọn các kỹ năng phù hợp nhất để đưa vào phần kỹ năng chuyên môn sẽ giúp bạn thuyết phục hoàn toàn được nhà tuyển dụng. Ngoài Ngoại Ngữ và Tin học bạn, cần có những kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để phục vụ đắc lực cho các công việc của ngành truyền thông.
Ví dụ.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng truyền thông trên các trang mạng xã hội.
- Kỹ năng marketing cơ bản.
- Kỹ năng tương tác, xây dựng các mối quan hệ nội bộ cũng như bên ngoài.
3. Gợi ý các mẫu CV đẹp ngành truyền thông
Hiện nay để rút ngắn thời gian tạo cv cũng như thời gian xin việc kịp thời, rất nhiều các website cũng đã hỗ trợ tạo miễn phí cho các ứng viên những mẫu cv chuyên nghiệp, thích hợp nhất. Cùng mình tham khảo một số mẫu cv ngành truyền thông đơn giản mà vẫn đầy sáng tạo, chuyên nghiệp, theo đúng tinh thần của ngành truyền thông nhé.
Mẫu cv ngành truyền thông.docx
4. Để có được CV chuyên nghiệp cần lưu ý những mục sau
-
Tiêu đề CV: tiêu đề in hoa, viết đúng tên vị trí nhân viên ứng tuyển
-
Mục tiêu nghề nghiệp: chỉ trong 3-4 dòng, ngắn gọn, súc tích
-
Màu sắc CV: màu sắc bạn có thể chọn là các màu sáng, thể hiện trang trọng lịch sử
-
Độ dài CV: Cv chỉ nên gói gọn tron 1-2 trang bởi nhà tuyển dụng chỉ cần đọc những điểm nổi bật nhất trong Cv của bạn
-
Sau khi hoàn thiện phải rà soát lỗi chính tả: một bản Cv chuyên nghiệp là bản CV không có lỗi chính tả, lỗi font chữ.
Mình đã cùng các bạn tìm hiểu các thông tin hữu ích nhất về cách viết cv ngành truyền thông. Hy vọng các bạn sẽ rút ra được những điểm hay nhất để hoàn thiện cv ngành truyền thông của mình.
Tham gia bình luận ngay!