1. Cách viết CV nhân viên bán hàng chuẩn nhất
1.1. Những thông tin nên đưa vào bản CV nhân viên bán hàng
Trước khi thành công điều gì đó bạn cần xác định được mục đích của việc mình làm. Và để xác định được mục đích bạn cần biết bạn nên làm những gì, viết CV cũng giống như vậy. Để có được bản CV nhân viên bán hàng tốt bạn cần xác định được những thông tin và yếu tố cần có trong bản CV của mình.
Hãy tìm đến đặc trưng của nhân viên bán hàng để tìm ra yếu tố và thông tin cần thiết. Về cơ bản, bản CV của bạn sẽ không bị loại ngay lập tức khi nhà tuyển dụng vừa đọc xong, đó chính là yếu tố trung thực. Nhân viên bán hàng là nhân viên “cầm tiền” sản phẩm và thống kê doanh số. Nếu giữ vai trò quan trọng như thế này mà bạn lại không thể trung thực từ những bản CV của mình thì sao? Bạn có thể nói quá lên trong bản CV tuy nhiên nhà tuyển dụng đủ kinh nghiệm để khiến bạn từ bỏ ngay việc làm gian dối đó. Xác định được yếu tố cơ bản xong thì ứng viên hãy vận dụng nó trong suốt bản CV của mình. Phân loại theo đầu mục thì bản CV ứng tuyển nhân viên bán hàng của bạn sẽ gồm: thông tin cơ bản của cá nhân, kinh nghiệm lấy được qua những lần "chinh chiến", kỹ năng trau dồi được trong quá trình làm việc và trình độ học vấn.
1.2. Hướng dẫn cụ thể cách viết CV nhân viên bán hàng
1.2.1. Cách viết thông tin cá nhân của nhân viên bán hàng
Trong mục này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những đầu mục cơ bản và cần thiết nhất trong bản CV nhân viên bán hàng. Đầu tiên phải kể đến phần thông tin cá nhân. Phần này sẽ được viết trên đầu bản CV, bao gồm các thông tin như họ và tên ứng viên, số điện thoại, email và địa chỉ hiện tại. Phần thông tin cá nhân này trong lĩnh vực bán hàng nói riêng và trong toàn bộ các lĩnh vực khác nói chung đều như nhau.
Do đó bạn có thể áp dụng điều này ở nhiều nơi, nhiều bản CV khác nhau hay các CV nhân viên bán hàng thời trang. Điều cần lưu ý trong mục này là không ghi sai, ghi nhầm. Nếu bạn ghi nhầm số điện thoại hay địa chỉ email thì làm sao bạn có thể liên lạc với nhà tuyển dụng? Và nhà tuyển dụng sẽ nghĩ phong cách làm việc của bạn tốt hay xấu mà ngay cả tên mình cũng ghi sai. Vì vậy hãy check lại thông tin cá nhân trong bản CV thật chuẩn nhé.
1.2.2. Viết mục tiêu nghề nghiệp
Bạn có mục tiêu là gì khi được trở thành nhân viên bán hàng? Hàng ngàn ứng viên sẽ đưa ra hàng ngàn mục tiêu khác nhau như tự do tài chính, nâng cao các kỹ năng mềm, nâng cao khả năng giao tiếp, v.v. Hãy xác định mục tiêu nghề nghiệp cho nhân viên bán hàng rõ ràng để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự có mong muốn đi làm chứ không phải đi chơi và lấy một vài kinh nghiệm cơ bản.
Ngoài ra mục tiêu còn là phương hướng giúp các bạn xác định chính xác bạn đi làm để làm gì? Giúp bạn có thể đi đúng hướng thay vì mải mê làm việc mà quên đi mục tiêu của mình là gì. Vì vậy trước khi viết hãy ngồi xuống và thực sự suy nghĩ xem mục đích bạn trở thành nhân viên bán hàng là gì nhé. Chẳng hạn như khi tạo cv giám sát bán hàng bạn phải viết như sau: "Tôi mong muốn có cơ hội thử sức với vai trò là nhân viên giám sát bán hàng của công ty. Qua đó tôi mong muốn học hỏi thêm kinh nghiệm và tích lũy kiến thức về lĩnh vực này. Mục tiêu dài hạn của tôi là có cơ hội thăng chức lên cấp cao hơn".
1.2.3. Cách viết phần kinh nghiệm làm việc bán hàng
Có thể nói ngoài sự trung thực ra thì yếu tố tiếp theo được nhà tuyển dụng quan tâm nhiều nhất chính là kinh nghiệm làm việc. Bán hàng là công việc yêu cầu sự khéo léo, cẩn thận, giao tiếp và giải quyết vấn đề tốt. Không ngoa khi nói rằng các kỹ năng này sẽ được trau dồi và tích lũy hiệu quả nhất khi đi trải nghiệm thực tế. Ở đây chúng ta sẽ chia đối tượng thành hai phần khác nhau, đó là ứng viên đã có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm.
Ứng viên đã có kinh nghiệm lại tiếp tục được phân ra thành hai phần nhỏ khác nhau đó là ứng viên nhảy việc liên tục và ứng viên ổn định công việc trong thời gian dài. Với ứng viên liên tục nhảy việc thì đừng vội gì mà ghi tất cả công việc đã làm vào bản CV nhân viên bán hàng của mình. Có thể nhảy việc thể hiện rằng bạn đã có kinh nghiệm trong rất nhiều môi trường, phân biệt được sự giống và khác nhau của các lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên nhà tuyển dụng sẽ đắn đo về vấn đề bạn vào công ty cũng chỉ là để trải nghiệm một môi trường mới khác thay vì tập trung xây dựng và phát triển công ty. Lời khuyên cho ứng viên liên tục nhảy việc là chắt lọc những công việc quan trọng, có thời gian làm việc hợp lý (từ 6 tháng trở lên) để ghi vào bản CV của mình nhé. Bên cạnh đó, ứng viên có kinh nghiệm cũng cần nêu thêm mục thành tựu để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về năng lực của bạn.
Vậy làm thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi mình chưa có kinh nghiệm bán hàng? Ứng viên có thể ghi các công việc làm thêm liên quan tới bán hàng, hay các công việc yêu cầu kỹ năng phục vụ bản CV xin việc quản lý bán hàng. Ngoài ra, với ứng viên “non” nhà tuyển dụng cũng sẽ có những yêu cầu khác so với ứng viên đã có kinh nghiệm như kỹ năng, hoạt động xã hội đã tham gia, v.v. Bạn có thể ghi như sau:
"Nhân viên bán hàng - Công ty thực phẩm ABC
Mô tả công việc: - Thực hiện các đầu việc được giao, tư vấn và bán hàng cho khách
- Lập báo cáo thu chi hàng ngày"
1.2.4. Trình độ chuyên môn
Không phải cứ nhân viên bán hàng thì sẽ học các ngành nghề liên quan tới bán hàng. Hiện nay nhiều người đi làm trái ngành rất nhiều, thậm chí họ còn giỏi hơn những ứng viên tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến bán hàng. Do vậy ứng viên không cần lo lắng khi viết mục chuyên ngành ở phần trình độ chuyên môn này. Ngoài ra, cần nêu rõ tên trường bạn học, số điểm tốt nghiệp (không quá cần thiết) và các học bổng, chứng chỉ đạt được (nếu có).
1.2.5. Kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng
Mục này đặc biệt được xem xét nhiều nhất trong bản CV nhân viên bán hàng của những ứng viên chưa có kinh nghiệm. Bạn có thể đối chiếu kỹ năng của bản thân với một số kỹ năng cần thiết của nhân viên bán hàng như kỹ năng giao tiếp, xử lý vấn đề; kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng sau mua; kỹ năng tư vấn hay kỹ năng ngoại ngữ. Đây là những kỹ năng nhất được yêu cầu của một nhân viên bán hàng.
Nếu bạn tư vấn tốt cho khách hàng như không biết chăm sóc khách hàng sau mua thì sẽ không giữ chân được khách hàng. Nếu bạn biết cách giải quyết trong một trường hợp không may, nhưng kỹ năng giao tiếp của bạn lại kém.
Điều này có thể dẫn đến sự hiểu lầm với khách hàng, làm mất khách hàng của doanh nghiệp. Lưu ý là không nên ghi tất cả các kỹ năng bạn có vào bản CV, chắt lọc và ghi những kỹ năng cần thiết nhất. Ngoài ra bạn có thể ghi thêm mục sở thích của mình xem có phù hợp với văn hóa công ty hay không?
2. Hướng dẫn phần trình bày và lưu ý khi viết CV
Phần trình bày CV cũng tương đối quan trọng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Một bản CV nhân viên bán hàng có sự sắp xếp bố cục hợp lý, khoa học và sạch sẽ cũng thể hiện được phần nào phong cách làm việc của ứng viên.
Chỉ cần bạn sắp xếp các mục hợp lý như không cho mục sở thích lên đầu trang, cho mục thông tin cá nhân cho xuống cuối trang, v.v. sẽ tạo bản CV không khoa học và hợp lý. Đồng thời chú ý chính tả và câu văn của mình sao cho ngắn gọn, rõ ràng nhưng vẫn đầy đủ nhất.
3. Tham khảo mẫu CV nhân viên bán hàng
Nếu vẫn còn băn khoăn sau khi đọc xong mô tả trên, bạn hoàn toàn có thể tham khảo các mẫu CV nhân viên bán hàng dưới đây để biết thêm chi tiết. Ngoài ra bạn có thể tìm việc nhân viên bán hàng cho mình ngay trên website của topcvai.com. Hàng ngàn công việc nhân viên bán hàng ở nhiều khu vực đang chờ đón bạn đó.
Trên đây là hướng dẫn cách viết CV nhân viên bán hàng nhanh chóng và đầy đủ nhất năm 2022. Hy vọng các thông tin trong bài đem lại nhiều lợi ích cho bạn đọc.
Tham gia bình luận ngay!