1. Khái quát về hồ sơ xin việc
Trước khi tìm hiểu cách viết hồ sơ xin việc chuẩn, bạn cần tìm hiểu những nội dung khái quát về hồ sơ xin việc như sau:
1.1. Định nghĩa: Hồ sơ xin việc là gì?
Hồ sơ xin việc được biết đến là tổng hợp những giấy tờ có nội dung thông tin cá nhân các ứng viên hoặc người xin việc. Thông thường một bộ hồ sơ xin việc sẽ bao gồm đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khoẻ, bản CV. Nhìn chung các loại giấy tờ này là những loại giấy tờ ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn đầy đủ những thông tin quan trọng tạo nên sự khác biệt so với những ứng viên khác
1.2. Hồ sơ xin việc bao gồm những loại giấy tờ gì?
Hồ sơ xin việc chuẩn nhất hiện nay sẽ bao gồm những loại giấy tờ sau:
- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có công chứng
- Đơn xin việc viết tay hoặc đánh máy, điền theo những mẫu có sẵn
- Giấy khám sức khoẻ không quá 6 tháng
- Các loại chứng chỉ tin học và ngoại ngữ
- Chứng minh thư, hộ khẩu photo công chứng
- Ảnh chân dung kích cỡ 4x6
Hiện nay bạn có thể mua một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ tại các nhà sách lớn với giá dao động từ 10.000đ – 20.000đ
Xem thêm: Cách viết hồ sơ xin việc cho sinh viên
2. Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn và ấn tượng nhất hiện nay
Ngoại trừ các loại giấy tờ như chứng minh thư, hộ khẩu, ảnh chân dung và các loại chứng chỉ, bằng cấp đi kèm, bạn phải đảm bảo rằng hồ sơ xin việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
2.1. Đơn xin việc
Trước tiên bạn phải hiểu đơn xin việc là gì ? Khi mở bộ hồ sơ xin việc cùng các loại giấy tờ khác thì thứ đầu tiên lọt vào tầm mắt của nhà tuyển dụng chính là lá đơn xin việc. Được biết đến với tên gọi tiếng Anh “Cover letter”, đơn xin việc là phần quan trọng nhất nếu bạn muốn trở thành một ứng viên có ấn tượng khác biệt.
Đơn xin việc được sắp xếp ở vị trí trên cùng và được coi như là một lá thư đầu tiên để bạn giao tiếp một cách gián tiếp với nhà tuyển dụng. Trong lá đơn xin việc bạn cần bày tỏ những nguyện vọng cũng như mong muốn của mình được làm việc cho tổ chức, doanh nghiệp. Hãy nêu ngắn gọn những kỹ năng và chuyên môn của bạn trong lá đơn xin việc để có thể thuyết phục nhà tuyển dụng.
Để lá đơn xin việc của bạn “đốn tim” nhà tuyển dụng thì bạn cần thực hiện theo những tiêu chí dưới đây
- Trình độ chuyên môn: Hãy cố gắng liệt kê những trình độ, bằng cấp liên quan đến chuyên môn của bạn. Chẳng hạn nếu bạn ứng tuyển vị trí chuyên viên thẩm định giá thì việc bạn tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ là một lợi thế
- Kỹ năng liên quan: Vì đây là lá đơn xin việc nên hãy cố gắng nêu ngắn gọn các kỹ năng. Những kỹ năng chung mà lĩnh vực nào cũng cần chính là: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý vấn đè
- Kinh nghiệm: Bạn có thể nói rằng “Trước đây tôi đã có kinh nghiệm 1 năm trong lĩnh vực ABC… Tôi tin rằng những kiến thức mà tôi đã học được tại… sẽ giúp ích tôi rất nhiều trong công việc tại công ty ..”. Đây là một trong các cách viết hồ sơ xin việc được đánh giá cao. Thường thì các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm hơn là những người chưa từng đi làm tại lĩnh vực mà họ tuyển dụng. Tuy nhiên nếu bạn mới ra trường thì cũng đừng quá lo lắng vì các nhà tuyển dụng sẽ có những tiêu chí đánh giá riêng cho các ứng viên khác nhau
Ngoài ra, bạn có thể trình bày đơn xin việc dưới 2 hình thức
- Viết tay: Mặc dù hiện nay chưa có một forn mẫu chuẩn nhưng bạn vẫn phải trình bày các đoạn văn trong đơn xin việc một cách rõ ràng, tránh tuyệt đối các lỗi chính tả, gạch xoá. Hãy đảm bảo là bạn viết tay đơn xin việc theo đúng tiêu chí “Vở sạch chữ đẹp”
- Bạn có thể tự soạn thảo trên Word hoặc sử dụng các mẫu thiết kế có sẵn trên Internet để giảm thiểu lỗi sai trong bài báo. Điều này cũng phản ánh sự chuyên nghiệp và tinh thần hội nhập với xu hướng công nghệ của bạn.
Và đừng quên rằng bạn có thể sử dụng và tham khảo các mẫu đơn xin việc tại topcvai.com. Chúng tôi luôn có những mẫu đơn xin chuyên nghiệp nhất cho từng ngành nghề khác nhau, đa dạng hoá sự lựa chọn cho các bạn ứng viên
Việc làm xây dựng
2.2. Sơ yếu lý lịch
Sơ yếu lý lịch là một văn bản kê khai các thông tin cá nhân và thông tin về gia đình. Trước khi viết sơ yếu lý lịch bạn cần chuẩn bị những thứ quan trọng như: Bản photo Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, bằng cấp và ảnh chân dung 4x6. Hạn chế việc tẩy xoá hết sức có thể.
Một bản sơ yếu lí lịch tự thuật sẽ bao gồm
- Họ tên: Bạn phải viết đúng và đầy đủ cả họ và tên của mình bằng chữ in hoa. Ví dụ như: NGUYỄN VĂN ANH
- Giới tính: Nam hoặc Nữ
- Bí danh: Thông thường nếu không cần thiết thì bạn nên bỏ qua phần này. Nhưng nếu muốn ghi cho đầy đủ thì bạn hãy ghi tên hay gọi ở nhà của bạn hoặc những tên gắn với kỷ niệm của mình
- Ngày sinh: Bạn hãy ghi chính xác ngày tháng năm sinh của mình. Nhiều người sẽ nhầm lẫn mà ghi ngày tháng năm sinh âm lịch vì ngày xưa thường không nhớ chính xác năm sinh của mình. Ngày tháng năm sinh ở đây cần phải chính xác so với những thông tin trong chứng minh nhân dân hoặc hộ khẩu của bạn
- Dân tộc, tôn giáo: Bạn hãy ghi rõ dân tộc của mình và nếu không theo tôn giáo gì thì hãy ghi “Không”
- Nơi đăng ký hộ khẩu: Bạn hãy lưu ý rằng nơi đăng ký hộ khẩu thường chú khác với địa chỉ tạm trú hay nhà trọ của bạn. Bạn nên ghi rõ chi tiết số nhà, số ngõ, ngách, quận, huyện , tỉnh/thành phố
- Nguyên quán: Nguyên quán là nơi sinh ra của ông bà, cha mẹ. Nếu trong các trường hợp đặc biệ tkhasc thì hãy ghi theo quê quán của mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng
- Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Tuỳ theo tình hình gia đinhf mà bạn có thể chọn: cố nông, bần nông, địa chủ, công chức, viên chức, tư sản,….
- Thành phần bản thân hiện nay: Với những bạn đang đi làm thì hãy ghi rõ công việc như: công nhân, viên chức, bộ đội, giám đốc,… Còn nếu bạn vẫn đang đi học và phụ thuộc vào bố mẹ thì ghi học sinh, sinh viên
- Hoàn cảnh gia đình: Đây là mục kê khai các thông tin về cha mẹ, anh chị em trong nhà bạn
- Qúa trình làm việc, công tác: Mục này sẽ là nơi bạn trình bày hết thế mạnh của bản thân thông qua các kinh nghiệm, quá trình xin việc hay những chức vụ đã làm trước đó
Xem thêm: Giới thiệu bản thân trong CV
2.3. CV xin việc
Để biết nội dung CV bao gồm những gì thì bạn cần biết CV chính là cụm từ “Curriculum Vitae” trong tiếng Anh mà các nhà tuyển dụng thường dùng. Sang tiếng Việt, nó được dịch là “Sơ yếu lý lịch” nhưng hãy chú ý CV chỉ là bản tóm tắt trình độ, học vấn, thông tin liên hệ, kinh nghiệm làm việc chứ đừng viết “tràng giang đại hải” nhé. CV sẽ có sự khác biệt chủ yếu so với đơn xin việc. Các chuyên gia của Topcvai cho rằng cách viết hồ sơ xin việc chuẩn sẽ bao gồm những nội dung thiết yếu trong CV sau đây
- Thông tin ứng viên: Hãy điền các nội dung cơ bản nhất về bản thân bạn như: Họ tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ nơi ở, email
- Học vấn: Cung cấp các bằng cấp, trình độ học vấn của bạn nhưng ngắn gọn hơn so với trong đơn xin việc. Bạn cũng có thể ghi vào CV các chứng chỉ ngoại nghĩ TOEIC, IELTS hay chứng chỉ tin học MOS, IC3,..
- Kỹ năng: Kỹ năng làm việc là yếu tố quan trọng để quyết định việc bạn có thể vượt qua vòng hồ sơ hay không. Hãy đưa ra những kỹ năng cần thiết liên quan đến vị trí ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn muốn ứng tuyển vị trí chăm sóc khách hàng, hãy tránh nhấn mạnh quá về kỹ năng thiết kế, chỉnh sửa ảnh của mình.
- Kinh nghiệm làm việc: Phần kinh nghiệm làm việc sẽ chiếm khoảng 2/3 khả năng nhà tuyển dụng gọi phỏng vấn. Nếu bạn có kinh nghiệm thì các nhà tuyển dụng sẽ không mất thời gian để đào tạo bạn từ đầu. Nhưng cũng đừng vì thế mà nói dối hay bịa ra những kinh nghiệm không có thật nhé. Thay vào đó bạn có thể nêu nhưng hoạt động xã hội, tình nguyện mà bạn đã từng tham gia vào trong CV
- Mục tiêu nghề nghiệp: Bạn hãy tự viết nội dung cho mục này để chứng tỏ sự khác biệt với ứng viên khác.
- Sở thích cá nhân: Những khi rảnh rỗi bạn hay làm gì? Nhà tuyển dụng thông qua sở thích cá nhân có thể đánh giá được bạn có phải là người phù hợp với công việc không. Tuy chỉ là 1 yếu tố nhỏ để đánh giá nhưng nếu bạn biết khéo léo biến những tài lẻ như dẫn chương trình hay đánh đàn trở thành thế mạnh của mình thì đó sẽ là điểm cộng khá lớn cho những công việc như MC, ca sĩ.
2.4. Thư xin việc
Thư xin việc là một phần không thể thiếu trong bộ của bạn, có rất nhiều những nhà tuyển dụng hiện nay đã không còn coi trọng những lá đơn xin việc có sẵn trong bộ hồ sơ mà thay vì đó họ đã bắt đầu chú ý đến thư xin việc.
Nếu như đơn xin việc bị bó buộc trong khuôn khổ của những đề mục, thì lá thư xin việc lại thể hiện được phong cách của người ứng viên. Với nội dung của thư xin việc, bạn cần tóm gọn khoảng ½ trang giấy A4 mà thôi.
- Với phần tiêu đề: Bạn có thể gửi lời chào thể hiện sự trân trọng, để lại thông tin của người gửi, người nhận.
- Phần giới thiệu: Bạn thấy công việc tuyển dụng ở đâu, những thông tin cá nhân quan trọng, ưu, nhược điểm của bản thân, lý do tại sao bạn lại chọn công ty của họ. Giá trị lợi ích mà bạn đem đến cho công ty là gì.
- Phần thân bài: Trình bày những kinh nghiệm, những việc mà bạn đã làm trước đây, cố gắng nhấn mạnh những công việc liên quan đến vị trí đang ứng tuyển bạn nhé!
- Hãy nêu lên những kỹ năng mà bạn có được, tại sao họ lại nên chọn bạn mà không phải bất kỳ một ứng viên nào khác. Cùng với đó, trình bày những thành tích mà mình có được trong công ty cũ.
- Phần kết luận: Thể hiện mong muốn được làm việc với công ty và bày tỏ sự biết ơn sâu sắc.
2.5. Giấy khám sức khỏe
Giấy khám sức khỏe chính là giấy xác nhận về tình trạng sức khỏe, người phỏng vấn muốn biết được bạn có đủ thể chất để có thể làm việc lâu dài với công ty họ hay không. Giấy khám sức khỏe phải có dấu xác nhận của bệnh viện hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền cùng con dấu và chữ ký bác sĩ trực tiếp khám bệnh cho bạn, giấy khám sức khỏe có hiệu lực trong 6 tháng.
Để có được giấy khám sức khỏe, bạn có thể đi khám tại các bệnh viện và xin giấy khám sức khỏe để nộp cùng hồ sơ. Với phần lý do khám sức khỏe, ứng viên ghi rõ ràng là “xin việc làm”. Phần tiểu sử bệnh cần khai báo một cách chính xác và trung thực.
2.6. Ảnh chân dung
Phần ảnh chân dung sẽ là ảnh 2x4 hoặc 4x6 tùy theo yêu cầu, ảnh cần phải chụp một cách lịch sự, nghiêm túc, theo phông nền xanh hoặc trắng, nên mặc áo sơ mi trắng có cổ, mặc đồ một cách lịch sự và trang trọng.
2.7. Công chứng giấy khai sinh, hộ khẩu, CMND
Bản sao của giấy khai sinh, hộ khẩu, CMND được cấp từ bản gốc, sao y bản chính, tốt nhất nên in màu. Về phần giấy khai sinh, CMND thì sao y như bình thường, còn đối sổ hộ khẩu, bạn cần hỏi người người tuyển dụng bạn vào xem yêu cầu nộp công chứng hộ khẩu như thế nào.
2.8. Bằng cấp và chứng chỉ liên quan
Đối với những giấy tờ khác như bằng cấp, chứng chỉ, một số giấy tờ photo khác thì bạn chỉ cần chuẩn bị photo sẵn, mang đi công chứng và bỏ vào hồ sơ xin việc của mình là xong.
Bên cạnh đó, cần phải photo bằng tốt nghiệp đại học và một số chứng chỉ khác (nếu có) như: chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học,.. Nếu bạn mới ra trường và chưa nhận bằng thì có thể dùng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời để xin việc.
Trên đây là toàn bộ cách viết hồ sơ xin việc chuẩn và ấn tượng nhất giúp bạn trở thành một ứng viên tiềm năng. Đừng quên rằng topcvai.com sẽ luôn có những mẫu đơn xin việc và những CV được thiết kế đẹp, độc đáo nhất đang chờ đợi bạn khám phá nhé. Chúc bạn sớm tìm được việc làm và luôn thành công.
Tham gia bình luận ngay!