1. Cách xin nghỉ việc đột xuất 1 ngày có khó không?
Một member chính chuyên văn phòng của một công ty ở Hà Nội chia sẻ rằng người sếp của chị khá khó tính, mặc dù chị là người ít xin nghỉ phép nhất công ty nhưng khi có việc thực sự cần nghỉ như chuyện gia đình chẳng hạn, chị mới xin nghỉ phép đột xuất. Tuy nhiên mỗi lần như vậy, dù chỉ xin nghỉ một ngày nhưng sếp của chị vẫn tỏ ra không muốn để chị nghỉ. Mặc dù lời đề nghị nghỉ phép đó vẫn được duyệt xong thái độ khó chịu đó của sếp cũng phần nào khiến người nhân viên này cảm thấy vô cùng ái ngại. Tại một diễn đàn, chị đã nhờ sự trợ giúp của hội văn phòng giúp chị gỡ rối.
Đây là câu chuyện thực tế mà không riêng gì nhân vật tôi vừa nhắc đến gặp phải mà dường như rất nhiều người sẽ phải đối mặt. Sau lời “kêu gọi” trợ giúp của chị, đã có rất nhiều bình luận kèm theo nhiều phương án được nêu ra. Mỗi người có một cách giải quyết khác nhau khá thú vị.
Trong bài viết này chúng ta sẽ tổng hợp lại những cách xin nghỉ việc đột xuất để có thể áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, qua chia sẻ trên có thể thấy, việc xin nghỉ đột xuất dù chỉ một ngày cũng được cho là khó nếu chúng ta không biết cách, và nó cũng sẽ trở nên dễ dàng khi bạn chắc chắn có cách “thuyết phục” sếp một cách chính đáng nhất.
Khó hay dễ thực chất phụ thuộc nhiều vào “tính khí” sếp của bạn và cách bạn xin nghỉ việc có khéo léo không, có đúng thời điểm hay không. Vậy làm sao để có thể khéo léo khi xin nghỉ việc? Đọc tiếp nội dung bên dưới đây để có câu trả lời bạn nhé.
Tham khảo: Việc làm nhân sự
2. Lý do nào bạn nêu đưa ra để xin nghỉ việc đột xuất?
Có rất nhiều lý do khiến người ta cần phải gác công việc sang một bên, nhưng nếu câu chuyện nghỉ phép của bạn đã được lên kế hoạch sẵn và thông báo với sếp từ trước đó nhiều ngày, tất nhiều bạn sẽ được chấp thuận vì nghỉ phép cũng là một trong những quyền lợi của nhân viên. Tuy nhiên nếu nghỉ phép đột xuất, nó là trường hợp hoàn toàn khác bởi vì bạn không hề có kế hoạch từ trước, sự bất ngờ diễn ra với chiều hướng người đón nhận không mong muốn thì tất nhiên nó sẽ gây ra khó khăn từ phía bạn vì sếp không kịp “trở tay” sắp xếp các kế hoạch đã lên sẵn cho bạn, nó gây ra những tác hại không tốt cho hoạt động chung của công ty do đó không một người sếp nào muốn điều này xảy ra.
Và trong các trường hợp này, nếu bạn không đưa ra được lý do chính đáng, chắc chắn bạn sẽ không được chấp thuận. Cân nhắc một vài lý do cần thiết để đưa ra như bị ốm đột xuất, hỏng xe giữa đường hoặc hôm hôm sau gia đình bạn có việc đột xuất và bạn phải xin phép nghỉ từ tối hôm trước. Tốt hơn hết, nếu bạn ngủ dậy muộn thì không nên xin phép nghỉ đột xuất nhé, vì sếp bạn không thích điều này và cũng chẳng chấp nhận một người nhân viên không biết cách thu xếp thời gian biểu khoa học. Tình trạng nghỉ đột xuất vì lý do dậy muộn xảy ra nhiều thì chắc chắn bạn sẽ được xếp vào danh sách đen của đội ngũ cần tinh giản nhân sự đấy nhé.
Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn nhất
3. Trở nên khéo léo qua những bí quyết xin nghỉ việc đột xuất hay
Để xin nghỉ đột xuất suôn sẻ, bạn có thể áp dụng một vài mẹo hay dưới đây:
3.1. Nắm rõ quy định, chính sách về việc xin nghỉ phép của công ty
Đa số ở các công ty đều có ngày phép của nhân viên, bạn cần nắm rõ số ngày phép đó để cân nhắc “đề dành” chúng cho những trường hợp xin nghỉ đột xuất. Việc cắt phép vào các ngày nghỉ phép được quy định sẽ chính đáng và bạn không phải quá lo lắng về ngày nghỉ đột xuất sắp diễn ra. Nhưng nếu trong trường hợp không có ngày nghỉ để cắt phép, bạn có thể tịm hiểu kỹ xem chính sách công ty có cách nào giúp bạn đủ điều kiện để được nghỉ phép đột xuất hay không. Tuy nhiên việc này cần phải được thực hiện từ trước đó để có thời gian cho bạn tích tũy đủ điều kiện giải quyết trong trường hợp bạn nghỉ phép đột xuất.
Nói chung, ngay từ ngày đầu tiên làm việc tại bất cứ công ty nào, các vấn đề về quy định, chính sách công ty bạn đều phải nắm bắt rõ để hiểu quy định như thế nào. Có như vậy mới dễ dàng để bạn tìm ra phương án tốt nhất cho việc nghỉ phép đột xuất của mình.
3.2. Lên kế hoạch cho ngày nghỉ ngay cả khi đó là ngày nghỉ đột xuất
Bạn sẽ dễ dàng xin nghỉ đột xuất hơn nếu như ngày nghỉ đó không phải là vào thời điểm bạn đang đảm đương một dự án nào đó hoặc tại thời điểm gấp rút chuẩn bị kết thúc công việc quan trọng. Vì hầu hết các công ty đều có một vài thời điểm gấp rút trong một năm, lúc này cần tập trung cao độ nhân lực để giải quyết công việc mà bạn xin nghỉ phép đột xuất, sẽ rất khó khăn để được phê duyệt hoặc nếu có thì bạn cũng cảm thấy ái ngại vì thái độ không muốn của sếp bạn.
Tuy nhiên, đã là nghỉ đột xuất, có nghĩa là bạn khó lường trước được điều đó và ngày nghỉ ấy có thể rơi vào thời điểm công ty bạn đang gấp rút hoàn thành dự án. Vậy phải làm sao? Lúc này hướng giải quyết tốt nhất dành cho bạn chính là một lời giải thích dứt khoát, cứng rắn để cho thấy đó là lý do bất khả kháng, một lý do chính đáng nhất định bạn cần phải nghỉ phép đột xuất. Đồng thời để thể hiện tính cấp thiết của việc cần phải nghỉ đột xuất, bạn đừng quên bày tỏ thái độ chân thành vun vén thu xếp công việc ổn thỏa trước khi nghỉ bằng cách nhờ ai đó đảm nhiệm thay phần công việc của bạn vào ngày bạn nghỉ đột xuất. Khi đã có người được phân công làm thay nhiệm vụ, bạn hãy nhắc để họ nhớ thực hiện công việc của bạn và hướng dẫn họ tỉ mỉ để hoàn thành công việc đó. Đây là các bạn tỉ mỉ, có trách nhiệm với công việc, sếp cho bạn nghỉ phép cũng sẽ yên tâm hơn.
3.3. Thông báo nghỉ đột xuất càng sớm càng tốt
Dù là nghỉ đột xuất nhưng ngay khi bạn biết mình cần nghỉ lúc nào thì hãy nhanh chóng thông báo ngay lúc đó bởi vì lời thông báo được gửi đi càng sớm sẽ càng giúp bạn có cơ hội được duyệt cao hơn. Bản thân nhà quản lý cũng sẽ tiếp nhận điều này ở mức độ không quá bất ngờ và kịp thời gian để họ thay đổi, di chuyển kế hoạch cho phù hợp. Đặc biệt, bạn hãy cố gắng để hoàn thành tươm tất công việc của ngày trước ngày nghỉ để cấp trên dễ dàng phân công nhiệm vụ hoặc tìm người thay thế bạn, đồng thời họ cũng cảm thấy thoải mái hơn và từ đó chấp thuận cho bạn được nghỉ.
3.4. Nên có “giấy tờ” thông báo về việc nghỉ đột xuất
Thường thì người ta chỉ viết giấy xin nghỉ phép nếu có kế hoạch nghỉ từ trước chứ chẳng mấy khi thấy ai viết giấy xin nghỉ phép đột xuất đúng không nào. Tuy nhiên nếu có thể, bạn cũng nên viết một lá đơn xin nghỉ phép vì hành động này chứng tỏ bạn đang rất thành ý mong muốn được nghỉ. Bạn vẫn cố gắng thể hiện mong muốn đó của mình bằng cách thể hiện hành động lịch sự nhất đối với sếp. Tùy vào môi trường làm việc của bạn để viết lá đơn xin nghỉ phép phù hợp nhất. Và viết như thế nào chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở nội dung tiếp theo.
Tìm hiểu thêm: Cách viết đơn xin nghỉ việc không lương
4. Hướng dẫn bạn cách viết đơn xin nghỉ phép đột xuất
Nói về đơn xin nghỉ phép thông thường hầu như chúng ta đã bàn luận đến rất nhiều. Tuy nhiên về việc viết đơn xin nghỉ phép đột xuất hoặc nghỉ phép đột xuất một ngày có lẽ không mấy ai để ý tới. Bạn có biết đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho bạn thất bại trong vấn đề xin nghỉ đột xuất hay không? Vậy nên hãy học cách viết đơn hoặc viết nội dung gửi email để xin nghỉ phép đột xuất nhé.
4.1. Đặt yêu cầu xin nghỉ phép ở ngay tiêu đề
Với vấn đề khá tế nhị này, bạn đừng lan man vì sẽ càng khiến cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Nên đưa ra một tiêu đề xin nghỉ việc giàu sức truyền tải, thể hiện ngay được ý định nghỉ việc của bạn. Không chỉ vậy, ghi rõ ngày sẽ nghỉ vào tiêu đề. Để dễ hình dung, bạn nên tham khảo một vài tiêu đề được gợi ý dưới đây:
- Thông báo xin nghỉ phép ngày… tháng… năm – (tên người xin nghỉ)
- Xin nghỉ phép ngày…. – (Tên nhân viên)
- (Tên nhân viên) xin nghỉ phép ngày….
4.2. Gửi lời chào thân thiện ngay khi mở đầu
Hãy bắt đầu lá đơn hay email xin nghỉ việc đột xuất của bạn bằng một lời chào đầy thiện ý, đó là một phần của sự chuyên nghiệp. Lời chào mở đầu này không nhất thiết phải đặc biệt, sáng tạo hay lạ lẫm mà chỉ cần thể hiện được sự lịch sự, kính trọng của bạn đến sếp hoặc người quản lý là được.
Người ta nói,lời chào cao hơn mâm cỗ, mặc dù lời dạy này chủ yếu hướng tới việc chúng ta gặp gỡ và chào nhau trực tiếp thế nhưng nó cũng có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc mở màn một lá đơn hay một bức thư được gửi qua mail. Và với mục đích xin nghỉ việc thì lời chào đó càng thể hiện tốt nhất sự nghiêm túc và chuyên nghiệp của bạn.
4.3. Cung cấp chi tiết ngày nghỉ phép đột xuất
Mặc dù thông tin này đã được đề cập tới ở trong tiêu đề của lá đơn hoặc email thế nhưng bạn vẫn nên lặp lại một lần nữa ở trong nội dung chính vì nó cũng là một phần nội dung chính cần trình bày. Mẹo dành cho bạn khi thể hiện điều này đó chính là nên đặt thông tin ở dạng yêu cầu. Bạn không nên dùng từ ngữ mang tính chất ra lệnh vì như vậy sẽ vô tình trở nên khiếm nhã, là điều tối kị trong giao tiếp văn phòng huống chi đây lại là vấn đề hành xử giữa cấp dưới đối với cấp trên.
4.4. Nêu nguyên nhân bạn muốn nghỉ việc đột xuất
Trình bày lý do xin nghỉ hợp lý, thỏa đáng là cách tốt nhất giúp bạn có thể xin nghỉ việc nhẹ nhàng. Nếu như đưa ra những lý do không chính đáng, bạn chẳng những không được đồng ý cho nghỉ phép mà còn để lại ấn tượng không tốt trong mắt của cấp trên, qua đó bạn sẽ mãi bị quy chụp thành người nhân viên không thực hiện tốt nội quy của công ty.
Để đưa lý do chính đáng, tốt nhất bạn cần cân nhắc xem đó có phải việc cần thiết phải nghỉ hay không ví dụ như ốm hay hỏng xe chẳng hạn. Nếu thực sự cần phải nghỉ, bạn sẽ biết làm thế nào để thể hiện thái độ chân thành của mình. Tốt hơn hết, lý do nghỉ xuất phát từ những điều thành thật nhất bạn nhé.
Kết thúc lá đơn xin nghỉ phép đột xuất, bạn đừng quên gửi lời cảm ơn đến cấp trên của mình. Đó là cách khép lại câu chuyện một cách nhẹ nhàng đầy nhã ý và sự thành thật.
Việc nghỉ đột xuất là điều không ai lường trước được. Nên nếu bạn rơi vào trường hợp đó, hãy nắm bắt ngay cách xin nghỉ việc đột xuất khéo léo để sếp của bạn hài lòng và chấp thuận cho mục đích của bạn. Đây cũng là một trong những văn hóa, lối ứng xử cần lưu tâm để chúng ta xây dựng nét đẹp văn hóa công ty.
Tham gia bình luận ngay!