1. Cảnh sát kinh tế làm gì?
1.1. Bộ phận cảnh sát kinh tế là ai?
Cảnh sát kinh tế là một bộ phận thuộc Bộ công an, được thành lập dựa trên việc hợp nhất các Cục: Cục Cảnh sát điều tra về tội phạm kinh tế, tham nhũng và Cục Cảnh sát chống buôn lậu, trở thành Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03).Trước đó, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (xin được gọi tắt là cảnh sát kinh tế trong khuôn khổ bài viết này) được thành lập dựa trên quá trình hợp nhất của hai Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48).
Nhìn chung, nhiệm vụ cảnh sát kinh tế luôn gắn liền với định hướng về phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Hiện nay, Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, lực lượng cảnh sát kinh tế đã ra đời với trách nhiệm đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế nhà nước không chỉ nhanh mà còn phải thật ổn định, vững vàng trước các tác động nội lực và ngoại lực.
Công an kinh tế cần đảm bảo hoạt động phát triển kinh tế của các công ty, doanh nghiệp tuân thủ theo đúng quy định của Pháp luật, đảm bảo chính sách phát triển bền vững trong tất cả các hình thức kinh doanh đa dạng cùng tất cả các lĩnh vực trong ngành nghề kinh doanh hợp pháp bằng cách trực tiếp điều tra, xử lý tội phạm có khả năng gây ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô của đất nước, trên tất cả mọi cấp độ từ nhẹ tới nghiêm trọng.
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của cảnh sát kinh tế trong ngành
1.2.1. Chi tiết nhiệm vụ của đội cảnh sát kinh tế
Đội cảnh sát kinh tế có hai nhiệm vụ chính là nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ phối hợp. Trước hết, biệt đội cảnh sát kinh tế là lực lượng trực tiếp tham gia quy trình phát hiện, ngăn chặn hoặc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của tội phạm kinh tế. Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn từ khi tiếp nhận tin báo, tin tố giác của tội phạm, cho tới khi thu thập chứng cứ, xử lý và điều tra theo đúng quy định của Pháp luật.
Trong những trường hợp đặc biệt, biệt đội cảnh sát kinh tế có nhiệm vụ ngăn chặn các hành vi có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tới nền kinh tế quốc gia bằng cách thu thập chứng cứ, bảo vệ nguyên vẹn hiện trường, đồng thời thực hiện các biện pháp giải quyết theo quy định.
Ngoài ra, lực lượng an ninh này cũng cần hoàn thành báo cáo theo tuần, gửi tới Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện về công tác hoạt động trong tuần. Lực lượng cảnh sát kinh tế cũng cần phối hợp với các lực lượng khác theo sự chỉ huy của cấp trên, thực hiện điều tra các vụ án hình sự chưa rõ đối tượng và đã rõ đối tượng.
1.2.2. Thẩm quyền của đội cảnh sát kinh tế
Theo quy định của Nhà nước, mọi cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan làm việc tại Việt Nam đều hoạt động dưới sự giám sát của Nhà nước và hoàn toàn có thể bị thanh tra bất cứ lúc nào bởi lực lượng cảnh sát kinh tế nếu có những hành vi đáng ngờ, có nguy cơ gây ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hoạt động thanh tra cũng diễn ra tuần tự, đảm bảo theo sát quy định của Pháp luật trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Hoạt động thanh tra có thể diễn ra theo ba phương thức: thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất. Riêng trường hợp thanh tra đột xuất chỉ được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có nguy cơ gây hại hoặc hành vi vi phạm pháp luật. Thanh tra đột xuất cũng được thực hiện khi có yêu cầu đặc biệt của Thủ trưởng Cơ quan Quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Thanh tra theo kế hoạch sẽ được diễn ra theo đúng kế hoạch đã định còn thanh tra thường xuyên không diễn ra quá 1 lần/1 năm.
2. Những phẩm chất cần có của cảnh sát kinh tế
2.1. Về phẩm chất đạo đức và chính trị
Trước hết, lực lượng cảnh sát kinh tế nói riêng và cơ quan công an nói chung phải giữ lòng trung thành, tin tưởng và kiên định tuyệt đối vào đường hướng lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, phải sẵn sàng hi sinh vì lý tưởng, nhiệm vụ với vai trò của một người công an nhân dân.
Ngoài ra, biệt đội cảnh sát kinh tế cần thường xuyên rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh, giữ lối sống giản dị, có ý thức tự phê bình và phê bình, không ngừng tu dưỡng phẩm chất cũng như tinh thần đạo đức nghề nghiệp, xây dựng tình đoàn kết nội bộ.
2.2. Về trình độ chuyên môn
Trước hết, những chiến sĩ hoạt động trong vai trò cảnh sát kinh tế cần phải đảm bảo tốt những kỹ năng nghiệp vụ của một chiến sĩ công an nhân dân. Thông thạo các kỹ năng nghiệp vụ, không sợ khó, không sợ khổ, thường xuyên trau rèn năng lực thông qua các bài tập đặc thù về thể lực và tinh thần.
Không những vậy, cảnh sát kinh tế là một ngành đặc thù. Lực lượng công an nhân dân trong ngành cần đáp ứng những chuyên môn nghiệp vụ nâng cao nhằm phân tích, đánh giá và xử lý các tình huống đặc biệt nghiêm trọng cần vận dụng kiến thức kinh tế cao. Do đó, cảnh sát kinh tế phải biết khiêm tốn, tự nhìn nhận và phát triển năng lực chuyên môn của bản thân, biết phối hợp cùng đồng đội trong nghiệp vụ và trong quá trình tự rèn luyện.
3. Những khó khăn mà các chiến sĩ cảnh sát kinh tế phải đối mặt
Những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam vẫn luôn vô cùng phát triển, đạt mức tăng trưởng ổn định tới cao bất chấp những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Song song với đó, nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng cũng lần lượt bị phanh phui, với tổng thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Hàng loạt kẻ trục lợi từ sự phát triển của đất nước nhằm gây dựng cơ đồ cho bản thân. Do đó, các chiến sĩ cảnh sát kinh tế phải làm việc vô cùng vất vả, bất kể ngày đêm nhằm đưa kẻ phạm tội ra ánh sáng, đảm bảo sự ổn định cho nền kinh tế nước nhà.
Vả lại, những vụ án kinh tế lớn vừa gây tổn hại về kinh tế lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thanh danh của Nhà nước nên luôn nhận được rất nhiều sự chú ý của nhân dân, đặc biệt là các cơ quan truyền thông. Chính những điều này vô hình chung lại đặt lên tấm lưng của những lực lượng cảnh sát kinh tế sự áp lực vô cùng lớn, khiến cho nhiều chiến sĩ dù có kinh nghiệm lâu năm cũng vô cùng vất vả.
Nhìn chung, lực lượng cảnh sát kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc biết thêm thông tin về thẩm quyền, nghĩa vụ của cảnh sát kinh tế và hiểu cảnh sát kinh tế làm gì?
Tham gia bình luận ngay!