Tổng hợp bộ câu hỏi phỏng vấn tester thường gặp

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2020-05-15 17:15:47

Tester – một vị trí quan trọng trong bộ phận kỹ thuật, có nhu cầu tuyển dụng rất cao tại các doanh nghiệp. Để ứng tuyển thành công vị trí này, hãy tham khảo những câu hỏi phỏng vấn tester trong bài viết dưới đây được chia sẻ từ chính những nhà tuyển dụng và những người đã từng tham gia phỏng vấn vị trí này.

Việc Làm Công Nghệ Thông Tin

1. Tìm hiểu khái quát nhiệm vụ của vị trí tester

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta đều hiểu rõ bản chất của mình, của con người nói chung là mắc lỗi. Khi khẳng định đó là bản chất thì chẳng có bất cứ ngoại lệ nào đúng không, do vậy, ngay cả với các lập trình viên tài giỏi cũng khó tránh được đôi lúc có sơ suất trong công việc. Nhất là khi họ phải đảm đương nhiệm vụ chính với các mã số, những dãy ký tự vô cùng phức tạp, rối ren gọi là code để cung cấp nhiều chức năng tiện ích cho máy tính. Để tránh những hỏng hóc trong kỹ thuật code hay các sản phẩm phần mềm trước khi đến với khách hàng thì phải có một bộ phận rà soát, kiểm tra lại sản phẩm đó một lần nữa để chắc chắn không có xảy ra sai sót, người đảm nhiệm vị trí này chính là những tester. Vậy họ là ai? Nhiệm vụ mà họ sẽ đảm đương là gì?

1.1. Tester làm công việc gì?

Những người lập trình viên sẽ giải quyết bài toán phải làm thế nào.  Khi đó, họ sẽ đặt vấn đề hoặc là đưa ra một yêu cầu cụ thể cho vấn đề đó để hướng đến mục đích khắc phục, tìm giải pháp tốt nhất. Còn người tester sẽ giải quyết vấn đề “cái gì”, “tại sao”. Họ sẽ phải nắm được hệ thống phần mềm này làm cái gì? Và tại sao hệ thống lại làm điều đó? Điều gì sẽ xảy đến nếu như giá trị y sẽ được dùng thay vì giá trị x như hiện tại? Vì sao cấu hình hệ thống bằng các giá trị như vậy?

Bộ câu hỏi phỏng vấn tester
Bộ câu hỏi phỏng vấn tester

Đó là những vấn đề mà người tester sẽ phải đưa ra “chất vấn” đối với người lập trình viên và sản phẩm mà lập trình viên tạo ra. Mỗi một tester sẽ có cách nghĩ và phương pháp khác nhau, đồng thời họ cũng sẽ có những cách tiếp cận hệ thống riêng trong quá trình làm việc với đội ngũ nhân viên kỹ thuật.

Với chức năng đang đảm nhiệm, tester được coi là giao diện ở giữa người lập trình viên và người dùng cuối (có thể là khách hàng) làm nhiệm vụ tổng quan đối với thiết bị được thiết lập, từ đó giúp phát hiện các lỗ hổng không may có thể xảy ra, vừa đảm bảo uy tín cho đơn vị cung cấp chương trình, phần mềm vừa không gây ra những khó khăn cho khách hàng trong quá trình sử dụng.

Thế nhưng tìm ra lỗi không phải là vai trò duy nhất của một nhân viên tester mà họ còn sử dụng kiến thức chuyên môn cho từng hệ thống cụ thể đảm nhận nhiệm vụ test nhằm mục đích có thể truyền đạt các kiến thức về kinh doanh, đồng thời mang đến những thông tin thuộc đa dạng lĩnh vực trong một dự án nhất định. Những câu hỏi phỏng vấn tester có kinh nghiệm sẽ có cả nội dung liên quan đến mảng kiến thức này do đó nhất định bạn phải tìm hiểu thật kỹ những câu hỏi phỏng vấn tester mà chúng ta sẽ bàn luận ở bên dưới.

Sau khi người lập trình viên hoàn thiện một sản phẩm phần mềm, chắc chắn sẽ có khâu “nhìn lại|”, kiểm tra lại. Thế nhưng nếu được nhìn và kiểm tra lại bởi chính chủ nhân của phần mềm thì rất khó để phát hiện ra lỗ hổng nằm ở đâu. Và tệ hại hơn khi một bản phát hành chương trình nào đó được đưa ra thị trường mà “vượt mặt” tester thì chắc chắn rằng gần như các code sẽ không thể đem vào sử dụng hoàn toàn với tất cả khách hàng sử.

1.2. Vai trò của tester trong doanh nghiệp

Tìm hiểu cụ thể hơn về vai trò của người tester sẽ giúp ứng viên hiểu được tầm quan trọng của việc tìm hiểu sẵn bộ câu hỏi phỏng vấn tester. Vậy tester có vai trò như thế nào?

Những câu hỏi phỏng vấn việc làm tester
Những câu hỏi phỏng vấn việc làm tester

Dù ở doanh nghiệp có quy mô nhỏ hay to, mới thành lập hay đã có tiếng trên thị trường từ lâu thì chất lượng vẫn luôn là vấn đề trong tâm cần đảm bảo. Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp chính là mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Để có được sản phẩm chất lượng thì nhiệm vụ tìm kiếm các khiếm khuyết trước khi đưa sản phẩm đến tay người dùng sẽ trở thành một khâu đặc biệt quan trọng, giúp doanh nghiệp duy trì lòng tin hiệu quả nơi khách hàng để từ đó duy trì hoạt động kinh doanh bền vững.

Tất nhiên, bản thân người phát hành cũng chẳng muốn có rủi ro xảy ra nhưng quy luật tự nhiên, rủi ro đã là cố hữu. Chúng ta chẳng có cách nào để chắc chắn làm tốt ngay từ đầu cho nên cần phải có biện pháp để kiểm soát và giảm thiểu, ngắn chặn rủi ro xảy ra. Tester sẽ làm việc với vai trò quan trọng là người kiểm tra lại cuối cùng sản phẩm trước khi chuyển sản phẩm đến với khách hàng và kiểm tra để tìm ra lỗi, từ đó thông báo cho người lập trình phụ trách sản phẩm để họ sửa chữa, khắc phục lỗi. Việc này cho thấy tester sẽ là người ủng hộ danh tiếng, sự chất lượng của doanh nghiệp.

Các câu hỏi phỏng vấn vị trí tester
Các câu hỏi phỏng vấn vị trí tester

Đó là những lý do quan trọng để các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều cần đến đội ngũ tester. Và vì vậy mà nhu cầu tuyển dụng tester rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng ứng tuyển thành công ngay từ lần đầu tiên, thậm chí còn có những ứng viên cứ mãi trượt dài trên hành trình tìm việc ở vị trí này. Một phần đến từ sự chuẩn bị chưa tốt cho buổi phỏng vấn mà doanh nghiệp tổ chức. Có đến 99,9% người ứng viên nói rằng, cái khó nhất của buổi phỏng vấn vị trí tester nói riêng đó chính là việc đối phó với các câu hỏi phỏng vấn tester, đặc biệt là ở các doanh nghiệp đưa ra những câu hỏi phỏng vấn tester bằng tiếng Anh.

Thế nên, chuẩn bị sẵn một số câu hỏi phỏng vấn tester phổ biến và có “nguy cơ cao” sẽ được hỏi trong buổi gặp gỡ giữa bạn và nhà tuyển dụng thì người ứng viên cần phải chuẩn bị trước. Nội dung bên dưới sẽ giúp bạn nắm bắt được một số câu hỏi test mà nhà tuyển dụng vẫn thường đưa ra để hỏi ứng viên trong các buổi tuyển dụng tương tự.

Xem thêm: Lần đầu đi phỏng vấn xin việc cần chuẩn bị gì? Mẹo bạn nên biết

2. Bộ câu hỏi phỏng vấn tester và đáp án

2.1. Câu hỏi phỏng vấn tester 1: Lỗi nào thường xuất hiện trong quá trình phát triển phần mềm?

Bạn sẽ trả lời câu hỏi này như sau: Lỗi thường xuất hiện trong quá trình phát triển phần mềm đó chính là ở giai đoạn khi người lập trình viên đã code xong phần mềm, tiến hành bàn giao và bắt đầu giải đoạn test. Một bên thực hiện nhiệm vụ test, một bên lại làm fix bug cho nên sẽ có nhiều lỗi phát sinh. Hãy trả lời câu hỏi này một cách dõng dạc, đĩnh đạc vì thái độ này có ảnh hưởng lớn đến việc bạn khẳng định trình độ test chuyên môn của mình như thế nào.

2.2. Bạn hiểu về test hiệu năng và kiểm thử chịu tải như thế nào?

Bộ câu hỏi phỏng vấn tester và đáp án
Bộ câu hỏi phỏng vấn tester và đáp án

Test hiệu năng là việc đo tải về mức độ khả năng cũng như cách “cư xử” của hệ thống nào đó được xét ở điều kiện hệ thống đó đang hoạt động bình thường. Việc test hiệu năng sẽ giúp tìm được điểm ngưỡng ở mức tối đa có thể chịu của hệ thống.

Có thể bạn quan tâm:  Vị trí việc làm senior tester đang được nhiều công ty tuyển dụng, bạn có thể ứng tuyển ngay công việc phù hợp nhất tại topcvai.com

2.3. Bản báo cáo công việc của một test report có những yếu tố nội dung nào?

Một bản báo cáo về nhiệm vụ kiểm thử hay còn gọi là test report sẽ bao gồm:

- Số lượng Test cases đã viết và đã test

- Số lượng Test cases ở trạng thái passed hoặc faiild

- Số lượng các status và các defects ra, số severity của các defects đó.

- Số lượng các defects ở trong từng modul

- Những vấn đề có liên quan tới hoạt động testing, tiến độ của hoạt động sửa lỗi

Khám phá câu hỏi phỏng vấn tester hay nhất
Khám phá câu hỏi phỏng vấn tester hay nhất

Trong câu hỏi này bạn cũng có thể trả lời cả phần ý nghĩa của bản báo cáo test như sau: Bản báo cáo này có thể thể hiện rõ tiến độ của hoạt động kiểm thử, số lượng các lỗi tìm được, lượng lỗi tồn đang tồn tại và tiến độ sửa lỗi. Bản báo cáo này trở thành một công cụ phục vụ cho các hoạt động đánh giá, giám sát của dự án để nhận xét được việc sửa lỗi có kịp với tiến độ của dự án hay không hoặc có thể bàn giao lại như thế nào cho người phụ trách để xử lý kịp thời không gây ra rủi ro lớn cho dự án.

2.4. Tại sao khi tìm ra lỗi lập trình càng muộn thì sẽ khiến chi phí doanh nghiệp càng cao?

Nhiệm vụ kiểm thử kết hợp với việc sửa chữa các lỗi phát sinh vó thể làm ở bất cứ một giai đoạn nào đó trong quá trình phát triển sản phẩm thay vì chỉ có thể test sau khi sản phẩm đã hoàn thành. Có nghĩa là việc phát hiện lỗi luôn cần thiết trong bất cứ giai đoạn nào của việc phát triển sản phẩm. Và nếu có thể phát hiện ngay sau khi có lỗi xảy ra thì càng tốt.

Nếu không phát hiện sớm và để lỗi xảy ra càng lâu thì toàn bộ quy trình sẽ phải thực hiện lại từ trong khâu thiết kế, tiếp tục làm code lại và mới có thể làm test lại. Vậy cho nên khi phát hiện sớm thì sẽ không phải tốn kém chi phí cho việc thực hiện lại các khâu.  Đồng thời cũng giúp tiết kiệm nguồn nhân lực hiệu quả, góp phần xây dựng một sản phẩm hiệu quả không bị “mổ xẻ” quá nhiều.

Vượt qua thử thách câu hỏi phỏng vấn tester
Vượt qua thử thách câu hỏi phỏng vấn tester

Trong quá trình phát triển phần mềm, lỗi được cho là nặng nhất, có mức chi phí tốn kém nhất chính là bug xảy ra trong giai đoạn release. Nó chẳng những gây ra những tổn thất nghiêm trọng về uy tín của sản phẩm, danh tiếng của công ty mà còn khiến cho công đoạn coding, testing phải thực hiện lại toàn bộ, tốn kém nhân lực và chi phí, khiến dự án bị chậm tiến độ.

Với một lỗi nghiêm trọng như vậy mà được phát hiện muộn thì sẽ khiến cho chi phí sửa chữa lớn theo tỉ lệ thuận: càng muộn càng tốn kém, thậm chí là tỉ lệ ở mức bình phương.

Còn rất nhiều câu hỏi có thể được hỏi trong những buổi phỏng vấn tuyển dụng việc làm tester được đưa ra bởi nhà tuyển dụng. Bạn có thể khám phá trong các câu hỏi phỏng vấn tester được chia sẻ phổ biến trên mạng xã hội. Nhưng trước tiên hãy nắm bắt thật kỹ những câu hỏi phỏng vấn tester mà chúng tôi vừa gợi ý ở trên vì đó là những câu hỏi có khả năng xuất hiện cao nhất. Sau đó hãy đến buổi phỏng vấn với phong thái tự tin nhất bạn nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: