1. Những câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non phổ biến nhất
Trong buổi phỏng vấn tuyển dụng giáo viên mầm non, những câu hỏi nào bạn có thể gặp phải và thường xuyên được nhà tuyển dụng đặt ra? Bỏ túi ngay bộ câu hỏi chuẩn qua chia sẻ của timviec365.com.vn dưới đây:
1.1. Câu 1: Lý do đưa bạn trở thành giáo viên mầm non là gì?
Đây là câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non thường gặp nhất và được nhiều nhà tuyển dụng đưa ra. Giáo viên mầm non không hề đơn giản, việc hiểu được lý do bạn chọn nghề giáo viên mầm non cũng có thể đánh giá được tâm huyết của bạn với nghề như thế nào và bạn có phải là người đam mê với công việc này hay không. Phải đam mê và tâm huyết thì bạn mới có thể kiên nhẫn với trẻ nhỏ và đặc biệt gắn bó lâu dài với công việc này.
Khi gặp câu hỏi này, bạn nên bình tình, trình bày thật chân thành về lý do thực sự mà bạn thân theo nghề giáo viên mầm non và đánh vào việc là người có đam mê và sự tâm huyết với nghề sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn rất cao.
Gợi ý câu trả:
“Tôi yêu thích trẻ nhỏ, và cảm nhận được niềm vui khi có trẻ nhỏ vây quanh mình. Chính yêu thích trẻ nhỏ của bản thân đã khiến tôi hình thánh ước mơ được trở thành giáo viên mầm non, đam mê với công việc và muốn đặt hết tâm huyết của mình rèn luyện nên những thế hệ mới cho đất nước và hình thành cho trẻ những nhận thức đúng đắn về xã hội và con người.”
1.2. Câu 2: Công việc giảng dạy mầm non cho bạn những gì?
Một câu hỏi để biết được chính xác bạn có thực sự đam mê với nghề hay không được nhà tuyển dụng đặt ra. Tuy có cách hỏi khá khác với câu đầu tiên nhưng về ham ý muốn hỏi đều mang ý giống nhau mà nhà tuyển dụng muốn thấy ở ứng viên của mình.
Khi gặp câu hỏi này, giáo viên mầm non tương lai cũng không phải quá lo lắng, hãy trả lời về khi là một giáo viên mầm non bạn sẽ nhận được gì và đặc biệt đánh vào môi trường giáo dục mầm non bạn ứng tuyển sẽ giúp bạn nhận được những gì sẽ có sức thuyết phục tốt nhất với nhà tuyển dụng.
Gợi ý câu trả lời:
“Giảng dạy mầm non đem lại cho tôi nhiều niềm vui và tiếng cười, bởi tôi yêu trẻ nhỏ. Hơn thế nữa đây là công việc giúp tôi hiểu hơn về tâm lý trẻ nhỏ, biết cách làm bạn với chúng và có những kinh nghiệm quý báu trong việc giáo dục nhận thức cho trẻ nhỏ.”
1.3. Câu 3: Giáo viên mầm non sẽ gặp những khó khăn như thế nào?
Một câu hỏi được nhà tuyển dụng đặt ra để các ứng viên tự nhận thức và đánh giá về những khó khăn trong nghề giáo viên mà họ ứng tuyển. Biết được khó khăn như thế nào sẽ giúp họ vượt qua và đương đầu cùng với những thử thách được tốt nhất.
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần dựa chính và trải nghiệm thực tế của mình để thấy được những khó khăn của nghề giáo viên mầm non đối với bạn nằm ở đâu và như thế nào. Việc bạn biết được khó khăn cũng xây dựng cách thức giải quyết hiệu quả nó như thế nào và thuyết phục hiệu quả với các nhà tuyển dụng đó nhé!
Gợi ý câu trả lời:
“Với tôi thì khó khăn của nghề giáo viên mầm non lớn hơn rất nhiều so với những giáo viên ở cấp bậc khác bởi:
+ Thứ nhất, trẻ nhỏ ở tuổi từ 3 – 5 tuổi còn rất ngây thơ, chưa tập trung vào những lời giáo viên nói, chúng rất dễ bị phân tâm, chính vì vậy để xây dựng những bài giảng vừa chơi vừa tạo kiến thức cho chúng là điều khó khăn đầu tiên.
+ Thứ hai, khó khăn trong việc quản lý toàn bộ lớp học, đặc biệt phải có sự quan sát tinh tế đối với từng trẻ nhỏ, biết điểm mạnh, điểm yếu của chúng, cùng như hiểu tính cách để đưa những đứa trẻ hòa đồng cùng các bạn và phát triển khả năng của bản thân.
Dù khó khăn gì đi nữa, tôi tin chắc với niềm đam mê với nghề và nhiệt huyết đang sôi sục của bản thân thì bất kỳ khó khăn, thử thách nào tôi cũng có thể vượt qua nó và luôn đặt lợi ích cũng như sự phát triển của trẻ em lên hàng đầu.”
1.4. Câu 4: Một giáo viên mầm non có trách nhiệm chính là gì?
Câu hỏi này để đánh giá đạo đức nghề nghiệp cũng những chuyên môn của ứng viên khi ứng tuyển vào vị trí giáo viên mầm non hiện nay. Trách nhiệm chính là giáo viên mầm non đảm nhận cũng chính là công việc hàng ngày mà họ phải thực hiện.
Khi gặp câu hỏi này, bạn hãy trả lời ngắn gọn về nhiệm vụ chính là giáo viên mầm non cần thực hiện, đừng nói quá nhiều khiến làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bởi họ hiểu hết công việc của một giáo viên và chỉ muốn kiểm tra kiến thức, cũng như chuyên môn của bạn mà thôi.
Gợi ý câu trả lời:
“Một giáo viên mầm non có trách nhiệm chính trong việc giáo dục nhân thức đơn giản cho trẻ nhỏ, như hiểu thế nào là phải, thế nào là sai, các kỹ năng xã hội, làm việc nhóm, khơi dậy và phát triển đêm mê riêng của trẻ, hình thành tính độc lập và khả năng giao tiếp cho trẻ,..”
1.5. Câu 5: Trình bày thế mạnh của bản thân phù hợp với vị trí giáo viên mầm non?
Một câu hỏi mang tính chất chủ quan để ứng viên tự đánh giá về điểm mạnh của mình có phù hợp với công việc giáo viên mầm non mà họ đang tuyển dụng. Với câu hỏi này, bạn cần đưa ra những thế mạnh mà mình có, đừng quá phô trương vì nó có thể phản tác dụng đó nhé, hãy khiêm tốn thể hiện thế mạnh của mình.
Gợi ý câu trả lời:
“Bản thân tôi có những điểm mạnh phù hợp để trở thành giáo viên mầm non tại trường như:
+ Có khả năng quan sát trẻ nhỏ, đảm bảo toàn bộ trẻ trong lớp học đều được quan tâm và chú ý đến.
+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập và tổ chức lớp học mẫu giáo hiệu quả.
+ Thế mạnh là người hiểu tâm lý trẻ nhỏ và có thể giao tiếp tốt với chúng.
+ Có trách nhiệm trong công việc và làm một người nhiệt huyết với nghề, yêu trẻ thơ.
Với những thế mạnh này của mình, tôi tin chắc bản thân sẽ là hoàn thành tốt công việc với vai trò là một giáo viên mầm non tại trường.”
1.6. Câu 6: Bạn sẽ giải quyết như thế nào khi hai trẻ mâu thuẫn trong lớp học?
Một câu hỏi để đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề của giáo viên với tình huống thường gặp trong lớp học hiện nay. Với câu hỏi này, bạn cần trả lời ngắn gọn, trình bày cách hay hướng giải quyết vấn đề của bạn để nhà tuyển dụng thấy được kỹ năng trong việc giáo dục trẻ mầm non của bạn như thế nào.
Gợi ý câu trả lời:
“Trong lớp học khi hai trẻ xảy ra mâu thuẫn tôi sẽ gặp cả hai bé riêng để hỏi về vấn đề của cả hai, sau đó phân tích đơn giản cho hai bé hiểu thế nào là đúng thế nào là sai, cùng nhau xin lỗi và cảm ơn để làm hòa. Với trẻ nhỏ cần sự nhẹ nhàng và phân tích đơn giản, dễ hiểu, giúp trẻ nhận thực được hành vi của mình đã làm là sai và xin lỗi, đây cũng là cách rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ nhỏ.”
1.7. Câu 7: Bạn đã có kinh nghiệm làm giáo viên mầm non chưa?
Một câu hỏi rất hay được các nhà tuyển dụng đặt ra cho vị trí giáo viên mầm non. Với câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ biết chính xác bạn là người có kinh nghiệm làm việc chưa, cúng muốn biết cả lý do bạn đã nghỉ việc tại trường mầm non trước đây bạn từng làm để có được đánh giá khách quan về năng lực và đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non.
Gợi ý câu trả lời:
“Tôi đã từng có 2 năm làm việc tại trường mầm non abcd. Với điều kiện môi trường tại quý trường tôi nhận thấy được cơ hội để bản thân phát triển tại đây tốt hơn và có được mức thu nhập hấp dẫn hơn nên muốn chuyển đơn vị công tác và làm việc của mình.”
1.8. Câu 8: Trình bày kế hoạch xây dựng để kích thích trẻ học nhóm của bạn?
Đây cũng là dạng câu hỏi được nhà tuyển dụng đưa ra để đánh giá về kỹ năng của giáo viên mầm non. Bạn có thể tham khảo cách trả lời cực chuẩn dưới đây.
Gợi ý câu trả lời:
“Để kích thức trẻ học nhóm tôi sẽ xây dựng các hoạt động mang tính tập thể để trẻ vừa chơi vừa học và tăng tính đoàn kết và hợp tác với bạn bè trong lớp của mình.”
1.9. Câu 9: Theo bạn, một giáo viên mầm non giỏi phải có những kỹ năng gì?
Một câu hỏi mang tính nhận thức đối với giáo viên mầm non. Bạn có thể đưa ra bất kỳ kỹ năng nào bạn đánh giá nó phù hợp với giáo viên mầm non, nhưng phải là các kỹ năng có liên quan chứ không phải là các kỹ năng xa vời với thực tế đâu nhé!
Gợi ý câu trả lời:
“Một giáo viên mầm non không thể thiếu được những kỹ năng như:
+ Nắm chắc những kỹ năng về sư phạm mầm non.
+ Có kỹ năng ứng xử và giao tiếp hiệu quả với trẻ nhỏ.
+ Có kỹ năng giao tiếp với phụ huynh và đồng nghiệp.
+ Biết cách soạn kế hoạch giảng dạy và tổ chức trò chơi bổ ích cho trẻ.
+ Có các kỹ năng cơ bản về sơ cứu, y tế, hướng dẫn trẻ nhỏ khi bất ngờ xảy ra tai nạn.
+ Nắm chắc các kỹ năng về xử lý tình huống sư phạm.”
1.10. Câu 10: Theo bạn việc dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ có quan trọng hay không?
Một câu hỏi cũng mang tính nhận thức cá nhân. Hiện nay tiếng Anh được sử dụng rộng rãi và đặc biệt quan trọng trong giao tiếp, chính vì vậy nhiều trường mầm non cũng bắt đầu đưa tiếng Anh giao tiếp đơn giản cho trẻ và trong quá trình giảng dạy. Là một giáo viên mầm non bạn cần nằm bắt được xu hướng này để có thể hướng dẫn và chỉ dạy các con hiệu quả nhất.
Gợi ý câu trả lời:
“Theo tôi việc giảng dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ quan trọng, tuy nhiên ở lứa tuổi mầm non chúng ta chỉ nên đưa trẻ tiếp xúc với những mẩn giao tiếp hay từ vựng đơn giản để trẻ nhỏ tiếp xúc và làm quan dần, đây cũng là cách để tạo tiền đề cho trẻ học ngoại ngữ ở những lớp cao hơn, không đặt nặng vấn đề thành tích học tập tiếng Anh với trẻ nhỏ.”
Trên đây là top các câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non chuẩn nhất, bạn cần nhanh chóng bỏ túi để luyện tập và trả lời phỏng vấn thành công.
2. Đặt câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn giáo viên mầm non
Bên cạnh việc nhận những câu hỏi từ nhà tuyển dụng, bạn cũng cần phải học cách chủ động trong buổi phỏng vấn giáo viên mầm non của mình bằng cách đặt câu hỏi ngược lại với nhà tuyển dụng của bạn. Một số câu hỏi cực đắt mà bạn nên đặt cho nhà tuyển dụng như:
+ Câu 1: Khi nào tôi có thể bắt đầu công việc?
Một câu hỏi để biết được đáp án và thái độ của nhà tuyển dụng với bạn như nào, thông qua cách trả lời của họ, bạn có thể tự đánh giá về khả năng trúng tuyển trở thành giáo viên mầm non tại đó bao nhiêu phần trăm. Trong trường hợp bạn được nhận luôn, đây cũng là câu hỏi để giúp bạn xác định lại chính xác về khoảng thời gian bạn có thể đến làm việc và bắt đầu công việc mới của mình với vai trò là một giáo viên mầm non.
+ Câu 2: Mức lương chính xác tôi được hưởng và quyền lợi của mình như thế nào?
Đây sẽ là câu hỏi giúp bạn biết chính xác về quyền lợi của bản thân và mức lương cơ bản bạn sẽ nhận được tại trường mầm non bạn đang ứng tuyển là gì và như thế nào, cũng giúp bạn chắc chắn hơn với môi trường làm việc tương lai này của mình.
+ Câu 3: Tôi cần chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi làm?
Một câu hỏi rất cần thiết khi bạn xác nhận được việc bản thân ứng tuyển thành công và được nhận vào làm với vị trí giáo viên mầm non. Câu hỏi này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị chu đáo, tốt nhất và đầy đủ nhất cho buổi đi làm đầu tiên của bản tại trường.
Việc bạn chủ động đặt câu hỏi cũng thể hiện sự tự tin của bản thân và giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn tốt hơn đó nhé!
3. Những lưu ý để bạn có buổi phỏng vấn giáo viên mầm non thành công
Một số vấn đề bạn cần lưu ý để có được buổi phỏng vấn trực tiếp với trường mầm non thành công đó là:
Thứ nhất, bên cạnh việc chuẩn bị trước cho mình bộ câu hỏi phỏng vấn giáo việc mầm non thì bạn cũng cần chuẩn bị cho mình hình thức chuẩn mực, gọn gàng, sạch sẽ, nhãn nhạn.
Thứ hai, chuẩn bị trước một bản CV xin việc chất lượng với sự giúp đỡ của timviec365.com.vn.
Thứ ba, hít thật sâu trước khi vào vòng phỏng vấn và suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời bất kỳ câu hỏi gì.
Thứ tư, luôn nở nụ cười và sử dụng ngôn ngữ hình thể kèm với khả năng giao tiếp của bản thân trong quá trình trả lời phỏng vấn giúp bạn thành công.
Thứ năm, sử dụng tông giọng đủ nghe, không nói quá lớn hoặc quá nhỏ, đảm bảo nhà tuyển dụng nghe rõ câu trả lời và phần giao tiếp của bạn hiệu quả nhất.
Hy vọng qua chia sẻ về bộ câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non trong bài viết này sẽ giúp các bạn ứng tuyển thành công và đạt được mong muốn của mình nhé!