1. Thông tin cơ bản về Chairman
1.1. Chairman có nghĩa là gì? Chairman là ai?
Chairman là một từ Tiếng Anh có nghĩa là chủ tịch trong một tập đoàn, công ty, doanh nghiệp. Chairman đóng vai trò lớn nhất trong một công ty, điều hành và lãnh đạo công ty.
Chủ tịch là người góp vốn đầu tư nhiều nhất trong công ty, hoặc là người sáng lập ra công ty, đứng ở vị trí đầu trong một công ty, đứng bên trên tất cả mọi người trong công ty.
Chủ tịch một công ty giữ một vai trò đặc biệt quan trọng vì vậy chủ tịch phải là một người có năng lực, cả về chuyên môn lẫn kỹ năng, có đạo đức tốt, bởi nếu như chủ tịch không có những điều này thì họ sẽ gặp vấn đề khi làm việc cùng với hội đồng quản trị và các hội đồng thành viên khác trong công ty.
Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu trong hội đồng quản trị, do đại hội đồng cổ đông họp bàn và bầu ra, chủ tịch không nhất thiết là người sở hữu vốn đầu tư nhiều nhất, mà là người làm việc “chuyên nghiệp” nhất.
Chủ tịch là người nắm giữ nhiều cổ phần trong công ty và được sự tín nhiệm của hội đồng quản trị
Chairman là từ để chỉ chủ tịch có giới tính nam, đối với chủ tịch là nữ ta sẽ dùng từ chairwoman.
1.2. Công việc của Chairman cụ thể là gì?
Chairman sẽ là một người đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm cho các kế hoạch, hoạt động trong công ty.
Về cơ bản nhiệm vụ của Chairman là:
- Lên kế hoạch và tổ chức công việc nhờ vào ý kiến đóng góp từ Hội đồng quản trị
- Theo dõi sát sao quá trình tổ chức công việc từ quyết định, ý kiến từ cuộc họp Hội đồng quản trị
- Làm trụ trì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
- Có quyền hạn và nghĩa vụ khác theo văn bản và quy định của Luật và nội quy công ty
- Quản lý và kiểm soát công việc, nhiệm vụ của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc điều hành công ty
- Giữ liên lạc và chịu trách nhiệm với các cổ đông trong công ty, doanh nghiệp
- Điều phối cũng như tổ chức ra các cuộc họp thường niên mỗi năm giữa các cổ đông
1.3. Chairman có vai trò gì trong doanh nghiệp, công ty?
Chairman là người đứng đầu, to nhất trong công ty nên sẽ có vai trò cũng như trách nhiệm rất lớn đối với sự phát triển của công ty.
Dù trên thực tế mọi quyết định và kế hoạch đều do cuộc họp hội đồng quản trị họp bàn và theo đó tiến hành nhưng Chairman vẫn là người giám sát và tổ chức trực tiếp. Vì vậy có thể nói Chairman như “trụ cột” trong doanh nghiệp, là “toa đầu tàu” dẫn dắt mọi người trong công ty.
Đọc thêm: Quản trị doanh nghiệp là gì? Chức năng của quản trị doanh nghiệp
2. Những phẩm chất của vị trí Chairman là gì?
Không phải ai cũng có thể trở thành chủ tịch một tập đoàn hay một công ty. Để trở thành một Chairman giỏi cần những tố chất của người lãnh đạo. Vậy những phẩm chất ấy là gì?
- Đầu tiên, bạn phải là người có tầm nhìn xa trông rộng. Một người đứng đầu một tập thể chắc chắn phải đi trước thời đại, nhìn trước được kết quả của những hành động hay kế hoạch sắp làm. Lãnh đạo, chủ tịch không phải là cố chấp nhìn thấy rủi ro, không ổn mà vẫn quyết cho cả tập thể làm, chủ tịch phải là người dự tính được trước cơ sự để phòng tránh, biết tiến tới và cũng biết lúc nào nên lùi. Trước khi bắt đầu một kế hoạch, chủ tịch sẽ là người đặt xuống và đi tham khảo đây đó trước, cân nhắc nhiều người để có thể có cảm quan, cảm nhận tốt sau đó mới quyết định làm hay không làm.
- Điểm khác biệt giữa một người nhân viên bình thường và một lãnh đạo là ở đầu óc khôn ngoan, tư duy nhạy bén, sắc sảo hơn người. Chắc chắn đó phải là một người rất giỏi với nhận thức xuất chúng. Vậy làm sao để trở nên thông minh, khôn ngoan, tư duy sắc bén hơn? Chỉ có cách bạn phải tích lũy kinh nghiệm dần dần, trải qua nhiều việc, va vấp nhiều thì khi gặp lại những chuyện tương tự bạn sẽ có cách xử trí nhanh nhẹn hơn.
- Chairman phải biết tuyển dụng nhân tài và biết cách giữ người. Để công việc có thành quả xuất sắc, một công ty phải có cho mình đội ngũ nhân sự “hùng hậu” cả về số lượng và chất lượng. Có những lãnh đạo sẵn sàng trả lương cao để mời được người giỏi. chiêu mộ nhân tài về làm cho công ty. Một chairman giỏi là người có khả năng “truy tìm” được những nhân viên tương lai có thể làm xuất sắc nhiệm vụ, phát hiện những người có năng lực. Một lãnh đạo giỏi và khôn ngoan không ngại chiêu mộ những người giỏi hơn mình về làm, không ngại khiêm nhường, hạ bản thân xuống, hạ cái tôi xuống, bởi họ biết trong tương lai công ty sẽ đi lên từ chính những người giỏi hơn ấy. Hơn nữa, mời được người giỏi về làm rồi chủ tịch cũng phải biết “đắc nhân tâm”, đối đãi làm sao, có chính sách thế nào để “giữ chân” được người tài. Điều kiện giữ chân người tài cũng nhiều lý do, có thể là môi trường thoải mái, có thể là sự tôn kính, trọng dụng từ các nhân viên và ngay cả chủ tịch dành cho người đó, hoặc thậm chí là mức đãi ngộ cao ngất ngưởng. Tóm lại, là người lãnh đạo giỏi cần phải biết tìm người và giữ người.
- Tiếp theo là chairman phải không ngừng học hỏi. Kiến thức là bao la bất tận. Dù bạn là người đứng đầu hay đứng cuối một công ty thì hàng ngày bạn vẫn luôn không ngừng phấn đấu tích lũy, học tập. “Học tập như con thuyền trên sông, không tiến ắt lùi” Đúng vậy, nếu không liên tục học hỏi bạn sẽ trở nên lỗi thời, lạc hậu với mọi người, tụt lại phía sau vì không cập nhật những kiến thức mới. Một người lãnh đạo học để cho bản thân nhưng cũng là học để phát triển doanh nghiệp một cách vô hình chung. Qua việc học, lãnh đạo, chairman có thể làm việc chuyên nghiệp, bài bản hơn, theo kịp thời đại. Ham học dường như là bản năng của tất cả các nhà lãnh đạo từ xưa đến nay.
- Chairman phải biết lắng nghe nhân viên. Chairman tuy đứng đầu vị trí trong tập đoàn nhưng cũng chỉ là một cá nhân, không thể bao quát hết được mà phải cần tới hội ý, góp ý của nhân viên dưới mình. Đức tính biết lắng nghe nhân viên giúp cho chủ tịch không trở nên bảo thủ, cố chấp, thị uy.
- Chân thành, hòa đồng, cởi mở là đức tính tiếp theo. Là chủ tịch, bạn không nên độc tài, sống khép kín xa cách với nhân viên mà cần có trái tim hòa đồng, chân thành rộng mở, một suy nghĩ mở để kết nối với tập thể xung quanh. Điều đó tạo nên một không khí làm việc thoải mái cũng như làm gương, tấm gương động lực cho nhân viên noi theo.
- Chủ tịch là người có khả năng truyền lửa tới nhân viên. Đó phải là một người có nguồn năng lượng tích cực, sống đam mê và nhiệt huyết và có khả năng khiến người khác (các nhân viên) cũng giống như vậy. Đặc biệt là khi gặp phải sự cố khó khăn thì không được nao núng, phải có tinh thần bền bỉ kiên cường để nhân viên nhìn vào đó học hỏi, lấy đó làm động lực vượt qua chướng ngại vật.
- Thêm nữa, chủ tịch phải là người làm việc công bằng, xử sự công tâm với tất cả các nhân viên trong công ty. Trong tất cả các trường hợp chủ tịch luôn cần phải sáng suốt trong những quyết định, lời nói và cách hành xử của mình. Từ đó sẽ cho thấy được cách làm việc chuyên nghiệp, thông minh và đúng đắn của một vị lãnh đạo. Thử tưởng tượng nếu bạn ở trong một môi trường công ty mà người đứng cao nhất đối xử thiên vị, đánh giá không khách quan thì bạn có thấy ngột ngạt không? Có muốn tiếp tục làm việc ở đó nữa không? Tất nhiên là không rồi. Bởi vậy, chủ tịch cần phải là người công bằng, công tâm.
Tham khảo: Làm sao để nhân viên luôn hăng hái làm việc? Bí quyết dành cho nhà quản lý giỏi, xem ngay!
3. Nên học ngành gì để có khả năng trở thành Chairman?
Để trở thành một Chairman trong doanh nghiệp, công ty bạn cần theo học ngành khối kinh tế như quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh. Tiếp theo bạn cần bắt đầu từ vị trí nhỏ và dần dần có kinh nghiệm sẽ được thăng tiến lên. Tất nhiên bạn cần có trong mình những tố chất cần có chứ không phải chỉ cố gắng chăm chỉ là xong.
4. Mức lương dành cho Chairman?
Mức lương của chủ tịch cơ bản rơi vào khoảng 70 triệu tùy theo cơ cấu của mỗi công ty. Mức lương này có thể tăng dần và cao hơn theo thời gian.
5. Các chức danh khác bằng Tiếng Anh trong công ty
Ngoài ra bạn cũng nên biết những chức danh khác trong công ty để xác định ai làm chức vụ gì và xưng hô cho phù hợp, lịch sự và cũng tăng sự tự tin khi giao tiếp với đồng nghiệp trong công ty:
- President: Chủ tịch
- Vice president: Phó Chủ Tịch, phó giám đốc
- Director: Giám đốc, chỉ huy
- Deputy Director= Vice Director: phó giám đốc
- Chief Executive Officer (CEO): giám đốc điều hành
- Chief Information Officer (CIO): giám đốc thông tin
- Chief Operating Officer (COO): giám đốc điều hành, giám đốc vận hành
- Chief Financial Officer (CFO): giám đốc ban tài chính
- Board of Directors: ban giám đốc
- Shareholder: Cổ Đông, hội viên công ty, người có cổ phẩn trong công ty
- Executive : điều hành, hội nghị nhóm kín
- Founder : người sáng lập
- Manager: giám đốc, quản lý, người điều hành công việc
- Department manager = Head of Department: Trưởng Phòng, lãnh đạo phòng
- Section manager = Head of Division: Trưởng Bộ phận.
- Boss: ông chủ, bà chủ, sếp, giám đốc
- Assistant: trợ thủ, trợ lý, trợ lý giám đốc
- Production manager: trưởng phòng sản xuất
- Supervisor: người giám sát
- Team Leader: trưởng nhóm, người dẫn dắt nhóm
- Secretary: thư ký giám đốc, bí thư, thư ký
- Receptionist: lễ tân
- Marketing manager: tổ trưởng Marketing, trưởng phòng Marketing
- Employer: người tuyển dụng lao động, ông chủ, bà chủ (nói chung)
- Personnel manager: tổ trưởng nhân sự, trưởng phòng nhân sự
- Finance manager: quản lý tài chính, trưởng phòng tài chính, tổ trưởng tài chính
- Accounting manager: quản lý kế toán, kế toán trưởng
- Employee: Công nhân viên, nhân viên, người đi ứng tuyển, người xin việc (nói chung)
- Expert: chuyên gia, chuyên nghiệp, chuyên môn
- Collaborator: cộng tác viên, người hợp tác, cộng tác giả
- Labour / labor: lao động, nguồn lao động, người lao động
- Labour/ labor union: công đoàn, công đoàn lao động
- Colleague: người cùng chỗ làm, đồng nghiệp cùng cơ quan
- Trainee: người học việc, người được hướng dẫn, thực tập sinh
- Apprentice: người học việc, thực tập sinh cho một cơ quan
- Associate = colleague: người làm cùng, đồng nghiệp cơ quan
- Officer = staff: công nhân viên chức, nhân viên cùng ekip hoặc nhóm, cán bộ, viên chức.
Có thể bạn quan tâm: Các tiêu chí đánh giá nhân viên của các doanh nghiệp
6. Phân biệt 2 khái niệm Chairman và CEO
Nhiều bạn bị nhầm lẫn 2 vị trí Chairman và CEO với nhau nhưng thật ra 2 chức vụ vị trí này khác biệt nhau:
+ Chairman nghĩa là chủ tịch hội đồng quản trị; CEO nghĩa là giám đốc điều hành
+ Chairman là người ra quyết định cho công ty và giám sát tổ chức công việc; CEO là người vận hành, điều hành quá trình đó
+ Chức danh Chairman cao hơn chức danh CEO trong công ty nội bộ
+ Chairman là người định hướng, con đường cho công ty phát triển; CEO là người thực thi, tìm cách thức để cho định hướng đó hiệu quả
+ Chair là một trong những người góp vốn và có cổ phần đầu tư nhiều nhất trong công ty; CEO là giám đốc được công ty thuê để giải quyết công việc, điều hành công ty sao cho hiệu quả nhất và mang lại lợi nhuận kinh doanh
Hy vọng với những thông ở trên từ Topcvai.com bạn đã hiểu Chairman là gì cũng nhưng hiểu biết về các chức danh trong công ty bằng Tiếng Anh!
Tham gia bình luận ngay!