1. Thông tin cơ bản về chi phí lobby.
Lobby được hiểu là công cuộc “vận động hành lang”, dễ hiểu hơn tức là công cuộc vận động có tính chất nhằm thuyết phục, lấy lòng đối với những người có chức quyền, điều này có tác động đến các chính sách, các mục đích hay những quyết định thuộc phạm trù của chính quyền có liên quan trực tiếp tới các vấn đề về đời sống xã hội.
Chi phí lobby có thể hiểu là chi phí dùng để chi trả cho những cuộc vận động hành lang. Việc vận động hành lang này ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh,... thì chi phí lobby được xem là hợp pháp, là một công việc đã được luật pháp công nhận, họ có cả những công ty to lớn chuyên nhận các chiến dịch, dự án lobby theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên ở Việt Nam thì chi phí lobby lại khá nhạy cảm và bị cấm bởi nó được xếp vào dạng “đút lót”, “chạy tiền”, “tham nhũng” khi các cá nhân hay đơn vị nào đó muốn tác động, dựa dẫm vào một tổ chức chính quyền để họ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý một dự án nào đó có liên quan đến pháp luật.
Chi phí lobby được nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng để thực hiện một cách tinh vi hành vi tham nhũng dưới những lớp vỏ bọc hợp pháp, điều này xảy ra thường xuyên ở các nước phát triển. Cụ thể đó là việc gián tiếp đưa ra những mức hối lộ với đa dạng các hình thức hợp pháp như quyên góp, ủng hộ cho các loại quỹ dành cho các chiến dịch của các chính trị gia, những nghị sĩ,...
Tổ chức về tính minh bạch đã lên tiếng để đưa ra cảnh báo đối với thực trạng vận động hành lang này đã và đang thao túng những quyết sách của những nhà lãnh đạo tại châu Âu, khiến cho tình trạng tham nhũng ngày một nghiêm trọng hơn trong chính quyền quan chức. Tuy nhiên lại khó có thể đưa ra lệnh phạt với những hình thức tham nhũng này bởi châu Âu coi đây là hành vi hợp pháp.
Xem thêm: Việc làm phát triển thị trường
2. Bản chất thật sự của chi phí lobby.
Đối với các nước phát triển như châu Âu thì việc vận động hành lang này là hoàn toàn hợp pháp nhưng ở Việt Nam thì hành vi này được coi là tham nhũng và bị ngăn cấm. Thực chất lobby cũng đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất lâu rồi, mục đích của hành vi này chủ yếu là nhằm đạt được các mục đích kinh doanh một cách nhanh chóng thông qua pháp luật và mối quan hệ với các cơ quan chính quyền. Tuy nhiên những hình thức này lại chưa được sử dụng và vận hành một cách minh bạch.
Dựa theo đúng như giải nghĩa từ thuật ngữ tiếng Anh thì lobby được hiểu đơn giản là một phần hành lang trong toà nhà của Quốc hội hoặc bất cứ tòa nhà lớn nào đó, nó được đặt ở vị trí tiền sảnh, vị trí mà khách hàng có thể ngồi đó để đợi khi việc hoàn tất các thủ tục nào đó dựa theo chức năng của toà nhà.
Bên cạnh đó thì lobby còn được hiểu theo nghĩa khác và được sử dụng nhiều trong các công tác nghiệp vụ kinh tế kinh doanh vô cùng phổ biến tại Mỹ. Việc hoạt động lobby đi kèm với chi phí lobby sẽ được coi là hợp pháp vì nó đã được luật pháp quy định rõ ràng trong luật Liên bang được ban hành vào năm 1946, trong đó nêu rõ ràng những hoạt động của Lobby. Trong bộ luật đăng ký tác nhân nước ngoài có ghi rõ nội dung quy định về phạm vi hoạt động của lobby ở khu vực nước ngoài được ban hành vào năm 1938 hoặc lobby cũng được đề cập đến trong đạo luật công khai hoá ban hành vào năm 1995.
Lobby được công nhận và hoạt động một cách công khai tại trung tâm thủ đô Washington D.C của nước Mỹ, nơi đây tập trung rất nhiều những công ty và văn phòng hoạt động lobby, hơn thế nữa hoạt động này còn khiến cho nhiều những chính trị gia có thể từ bỏ con đường chính trị của mình để đi theo lối hoạt động này.
3. Những phi vụ vận động hành lang nổi tiếng.
3.1. Cuộc vận động giữa Coca và Pepsi.
Hầu như ai cũng biết rằng Pepsi ra đời sau Coca Cola tận 13 năm. Khi mà Coca vươn mình mạnh mẽ ra thế giới thì Pepsi lại có tận 2 lần phá sản. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay thì Pepsi đã cạnh tranh trực tiếp và là đối thủ lớn với Coca. Bên cạnh những yếu tố như cải tiến công thức đồ uống, hiểu về thị trường tiêu dùng,... thì vẫn còn một nguyên nhân khác nữa giúp Pepsi chạm được đến đỉnh cao đó là tận dụng lobby.
Một nhân vật đóng góp to lớn và vô cùng quan trọng trong chiến dịch tận dụng lobby của Pepsi đó là Tổng thống Hoa Kỳ đời thứ 37 - ông Richard Nixon. Đương nhiên Pepsi đã tạo dựng được mối quan hệ với ông Nixon từ khi ông còn chưa trở thành ông chủ của Nhà Trắng. Thông qua mối quan hệ này, Pepsi đã “một bước lên mây” khi mà ông Nixon vô tình đã rủ rê được vị Tổng bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev cụng ly Pepsi để chụp ảnh lên các báo ở hội chợ Moscow vào năm 1959. Nhiều người kể lại rằng vì nặng nghĩa tình với Pepsi cho nên chữ ký đầu tiên của ông Nixon khi lên làm tổng thống chính là cho gỡ bỏ toàn bộ máy tự động của Coca trong dinh tổng thống và thay vào đó là của Pepsi.
Đương nhiên Coca cũng không chịu ngồi yên để mình bị “cuỗm tay trên”. Hãng đã tìm đến một người cũng “máu mặt” để làm lobby cho mình, cụ thể đó là ông Jimmy Carter. Ngay khi ông Carter được bổ nhiệm làm tổng thống thì ông cũng ra quyết định tương tự đó là ra chỉ thị gỡ bỏ toàn bộ hết máy bán Pepsi trong dinh tổng thống và thay lại bằng Coca. Tuy nhiên dấu ấn lần này lại không được mạnh mẽ như thời của Pepsi. Cho đến thời điểm hiện tại thì Coca và Pepsi hay những hãng đồ uống khác vẫn chi rất nhiều cho công cuộc lobby.
Vào năm 2009, Coca đã phải chi khoảng 9,4 triệu USD cho riêng hoạt động lobby, tăng mạnh mạnh từ 2,5 triệu USD vào năm 2008.
Xem thêm: Vốn pháp định là gì
3.2. BP ảnh hưởng lớn trong vụ tràn dầu ở Vịnh Mexico.
Vào tháng 4 năm 2010 hàng triệu thùng dầu bị loang ở trên vịnh Mexico, khi đó các nhà làm luật của đảng Dân chủ đã bắt đầu bàn bạc về số tiền hợp lý mà công ty đã làm tràn dầu phải đóng phạt.
Theo như quy định của Hoa Kỳ, các công ty đầu mỏ đó sẽ phải đóng tiền phạt vào Quỹ Nghĩa vụ dầu tràn để có thể khắc phục những vụ tràn dầu ảnh hưởng lớn. Thế nhưng theo một đạo luật khác có tên Ô nhiễm dầu thì một công ty chỉ phải đóng tối đa 75 triệu USD.
Thế nhưng chính quyền của liên bang đã cho rằng con số đó đã lỗi thời rồi mà phải nâng lên thành 1 tỷ USD. Ai cũng có thể nhận ra được rằng thiệt hại của các vụ tràn dầu, đặc biệt là vụ ở vịnh Mexico còn vượt xa những con số đó, nên một nhóm những nghệ sĩ đã cố gắng thay đổi luật với những đề xuất nhằm nâng mức trần từ 75 triệu USD trước đó lên thành 10 tỷ USD. Ngay khi xuất hiện đề xuất này đã được rất nhiều người ủng hộ nhưng cũng vướng phải sự phản đối từ các nghị sĩ Cộng hoà và một số nghị sĩ Dân chủ ở những bang có dầu mỏ.
Đứng giữa sự giằng co không hồi kết này, các nhà làm lobby đã xuất hiện và ra tay khi BP chi 8,43 triệu USD vào năm 2011 để các nhà làm luật đó sáng mắt ra, rằng thảm họa tràn dầu không phải xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của công ty. Đó là con số khổng lồ so với 1 triệu USD chi cho lobby vào năm 2010. BP đã thuê một công ty vô cùng danh giá trong ngành lobby cho chiến dịch này đó là K Street. Vào năm 2011, họ chi trả cho The Duberstein Group số tiền lên đến 400.000 USD để lobby cho các nhà điều tra về những vụ tràn dầu trên biển. Nhiều những đại gia khác cũng chi rất mạnh tay cho lobby để phục vụ cho những dự án làm ăn, những thiệt hại mà họ gây ra trong những phi vụ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về chi phí lobby và những phi vụ thế kỷ của các đại gia ở những nước phát triển đã chi trả cho những nhà làm lobby với mục đích đạt được thuận lợi trong việc kinh tế thương mại.
Tham gia bình luận ngay!