1. Thông tin tổng quát về định nghĩa chi phí tài chính
Chi phí tài chính là một tài khoản cụ thể phản ánh các chi phí phát sinh trong hoạt động tín dụng, tài chính của doanh nghiệp hay của một chủ thể nào đó. Những nghiệp vụ được hạch toán vào chi phí tài chính là những hoạt động liên quan đến lãi tiền vay, đầu tư, góp vốn, lãi mua hàng trả chậm, lãi đi thuê tài sản, tài sản tài chính, các khoản lỗ khi thực hiện các giao dịch về ngoại tệ, thanh lý, bán, chuyển nhượng tài sản, giao dịch chứng khoán.
Chi phí tài chính được biết đến là tài khoản 635 hay viết tắt là TK 635 dùng trong việc hạch toán cũng như kết chuyển chi phí. Thông thường chi phí tài chính sẽ được hạch toán theo kỳ kế toán của doanh nghiệp, khi đó thì các giao dịch tài chính phát sinh trong kỳ sẽ được cho vào tài khoản 635.
Với tài khoản chi phí tài chính thì sẽ được hạch toán theo nguyên tắc tài sản đó là tăng thì ghi bên nợ, giảm thì ghi bên có. Chi phí tài chính cũng là một số liệu quan trọng để các nhà quản trị đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đề xuất ra những giải pháp tối ưu hơn.
Tham khảo: Dịch vụ tài chính là gì?
2. Những loại chi phí tài chính phổ biến trong doanh nghiệp
Trước hết bạn nên biết chi phí tài chính KHÔNG bao gồm những chi phí như chi phí bán hàng, chi phí sản xuất, chi phí mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm, các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, những khoản đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là chi phí vốn vay.
Các loại chi phí tài chính phổ biến bao gồm:
2.1. Chi phí lãi vay vốn, tài chính, mua hàng trả chậm
Trước hết là những khoản lãi mà từ hoạt động vay vốn, lãi từ nợ tài chính hay lãi do hoạt động mua hàng trả chậm sinh ra. Những khoản lãi vay này là chi phí tài chính mà doanh nghiệp phải trả.
Trong mỗi kỳ kế toán các khoản chi phí lãi vay có thể phát sinh cộng dồn và thanh toán vào một kỳ kế toán nào đó trong tương lai. Nhưng kế toán phải hạch toán nghiệp vụ tại thời điểm phát sinh, đảm bảo đề cập tới chi phí tài chính trong kỳ kế toán phát sinh để có thể tiến hành hoạch định chi phí cũng như lợi nhuận một cách chi tiết nhất.
Đọc thêm: Chi phí lãi vay là gì?
2.2. Chi phí tài chính của việc chiết khấu thanh toán cho người mua
Chiết khấu thanh toán cho người mua tức là hoạt động người mua trả tiền trước thời hạn đã cam kết từ trước do đó doanh nghiệp phải áp dụng giảm giá chiết khấu thanh toán cho người mua.
Tức doanh thu của doanh nghiệp trong trường hợp này sẽ giảm đi đúng bằng với số tiền mà doanh nghiệp chiết khấu cho người mua. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn tiến hành hạch toán doanh thu gốc và chuyển phần chiết khấu sang phần chi phí tài chính.
Ví dụ: Công ty A bán cho khách hàng B một lô hàng trị giá 300 triệu đồng trả chậm, khi khách hàng B trả tiền trước thời hạn thanh toán thì công ty A sẽ áp dụng chiết khấu thanh toán 1% cho khách hàng B. Nghiệp vụ chiết khấu thanh toán trong trường hợp này được hạch toán như sau:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính: 300 x 1% = 3 triệu đồng
Có TK 111: Tiền mặt: 3 triệu đồng
2.3. Các khoản lỗ do thanh lý nhượng bán
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư tài chính hoặc các giao dịch chứng khoán mà phát sinh lỗ thì sẽ hạch toán vào tài khoản chi phí tài chính.
Những khoản lỗ nảy sinh từ hoạt động buôn bán tỷ giá hối đoái, lỗ bán ngoại tệ cũng là một tình huống cần hạch toán vào tài khoản 635 chi phí tài chính.
2.4. Trích lập dự phòng giảm giá lỗ tài chính
Chi phí tài chính cũng thường được trích lập dự phòng để tránh tình trạng tổn thất ứ đọng từ các hoạt động tài chính phát sinh khó kiểm soát.
Với trường hợp trích lập dự phòng các khoản lỗ giao dịch chứng khoán hay dự phòng tổn thất trong hoạt động đầu tư tài chính sẽ được thực hiện thông qua tài khoản 2291 - dự phòng giảm giá chứng khoán và tài khoản 2292 - dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.
Trong kỳ kế toán nếu phát sinh các khoản lỗ thì kế toán tiến hành trích các khoản dự phòng thành chi phí tài chính để thực hiện kết chuyển chi phí cuối kỳ.
Đọc thêm: Học phí trường đại học tài chính marketing 2024 là bao nhiêu ?
3. Cách thức hạch toán chi phí tài chính phát sinh
Về bên nợ của tài khoản tài chính sẽ ghi nhận những hoạt động của các khoản chi phí phát sinh trong kỳ như lãi thuê tài chính, lãi vay vốn, chiết khấu thanh toán, ...v.v. Và các khoản trích lập bổ sung giảm giá kinh doanh, có nghĩa là khi dự phòng giảm giá lỗ tài chính còn thiếu thì trong kỳ kế toán thì sẽ tiến hành bổ sung trực tiếp vào chi phí tài chính luôn.
Bên có của tài khoản 365 sẽ phát sinh những trường hợp hoàn nhập dự phòng giảm giá kinh doanh chứng khoán hay dự phòng các khoản đầu tư khác. Khi doanh nghiệp trích từ dự phòng thành chi phí tài chính quá nhiều dẫn đến dư thừa thì kế toán sẽ tiến hành hoàn nhập vào khoản dự phòng trước đó.
Ghi nhận vào bên có của tài khoản tài chính những trường hợp phát sinh các khoản giảm chi phí tài chính. Và đặc biệt là hoạt động kết chuyển chi phí tài chính cuối kỳ sang tài khoản 911 - Xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Với những chi phí lãi vay đơn giản thì bạn có thể dựa vào lãi suất để tính chi phí tài chính: Chi phí tài chính = Tiền lãi phải trả = Tổng nợ x lãi suất. Qua mỗi kỳ kế toán cần phải xác định chi phí tài chính đảm báo tính đúng và phù hợp với thực tế.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn tài chính
Một số ví dụ cụ thể về cách thức hạch toán chi phí tài chính trong những trường hợp phổ biến là:
- Thanh toán định kỳ lãi tiền vay cho bên chủ nợ:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính: Số tiền
Có TK 111 (TK 112): Tiền mặt (Tiền gửi ngân hàng): Số tiền
- Doanh nghiệp trả trước lãi tiền vay, định kỳ phân bổ vào chi phí tài chính:
+ Đầu kỳ ghi nhận phát sinh trả trước:
Nợ TK 242: Chi phí trả trước: Số tiền (Trường hợp này là lãi tiền vay)
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng: Số tiền (Tổng tiền lãi của khoản vay)
+ Định kỳ phân bổ trả trước lãi tiền vay thành chi phí tài chính:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính: Số tiền (Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ kế toán)
Có TK 242: Chi phí trả trước: Số tiền (Bằng số tiền trả lãi vay trong kỳ)
- Trường hợp dồn các khoản lãi nợ tài chính vào cuối thời hạn vay thì sử dụng thêm tài khoản 335 Chi phí phải trả, cụ thể:
+ Định kỳ hạch toán các khoản lãi vay tài chính phát sinh trong kỳ nếu phải trả bằng chi phí tài chính:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính: Số tiền (Lãi khoản vay phát sinh trong kỳ)
Có TK 335: Chi phí phải trả: Số tiền (Tài khoản để cộng dồn lãi vay)
Có TK 341: Vay và nợ thuê tài chính: Số tiền (Nếu lãi vay nhập vào gốc)
+ Cuối thời hạn vay trả cả gốc lẫn lãi cho chủ nợ thì hạch toán:
Nợ TK 341: Vay và nợ thuê tài chính: Số tiền (Gốc vay còn phải trả trong trường hợp mỗi kỳ kế toán trả một khoản gốc)
Nợ TK 335: Chi phí phải trả (Số tiền lãi vay cộng dồn từ các kỳ kế toán trước đó)
Nợ TK 635: Chi phí tài chính: Số tiền (Số tiền lãi vay của kỳ đáo hạn)
Có TK 111, 112: Số tiền (Tổng số tiền phải trả)
- Đối với nghiệp vụ kết chuyển chi phí tài chính cuối kỳ, hạch toán cụ thể như sau:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh: Số tiền (Số tiền đúng bằng chi phí tài chính phát sinh trong kỳ)
Có TK 635: Chi phí tài chính: Số tiền (chi phí tài chính phát sinh trong kỳ kế toán)
- Còn nhiều cách thức xác định chi phí tài chính trong những trường hợp khác nhau, bạn chỉ cần xác định xem các nghiệp vụ phát sinh có liên quan tới chi phí tài chính hay không. Rồi áp dụng nguyên tắc kế toán đối với chi phí tài chính là phát sinh tăng thì hạch toán bên nợ, phát sinh giảm thì hạch toán bên có là bạn đã có thể xác định được đúng chi phí tài chính của nghiệp vụ đó.
4. Chi phí tài chính và những ý nghĩa mà TK 635 mang lại
Chi phí tài chính là một số liệu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xác định được đúng chi phí tài chính mà doanh nghiệp phải chi trả định kỳ hay cho cả một kỳ kế toán lớn thì doanh nghiệp có thể định hình hoạt động tài chính cũng như các hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
Không phải chi phí tài chính phát sinh nhỏ có nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động tốt. Tùy vào quy mô và nhiều yếu tố khác nhau thì doanh nghiệp cũng có những mức phí tài chính khác nhau. Đôi khi phí tài chính lớn có thể là yếu tố thể hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Chi phí tài chính chính là một nhân tố để thực hiện các hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính hay từ bảng cân đối kế toán. Qua đó nhà quản trị có thể đánh giá hoạt động tài chính trong doanh nghiệp.
Dựa vào phân tích tài chính trên thì nhà quản trị hay chuyên viên tài chính có thể thấy được tiềm lực, thế mạnh cũng như thực trạng và xu hướng tài chính để điều hướng hoạt động kinh doanh, sản xuất trong công ty một cách hiệu quả hơn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về chi phí tài chính và những vấn đề quan trọng cần nắm của tài khoản 635 mà topcvai.com chia sẻ. Hy vọng qua đó bạn có thể nắm bắt được nhiều kiến thức hữu ích và áp dụng được với việc giải quyết vấn đề của mình.
Tham gia bình luận ngay!