1. Chỉ số IQ là gì? Chỉ số IQ của người bình thường cần đạt là bao nhiêu?
1.1. Chỉ số IQ là gì?
Chỉ số IQ (Intelligence Quotient) hay còn gọi là chỉ số thông minh, đây là một khái niệm không hề mới đối với bất cứ ai từ khi mới sinh ra. Họ đều được các bậc phụ huynh quan tâm đến vấn đề IQ từ rất sớm. Khái niệm IQ cũng ra đời từ khoảng thế kỷ 19 bởi nhà khoa học lỗi lạc người Anh thời bây giờ Francis Galton.
Chỉ số IQ là một thuộc tính số lượng dùng để đo lường giá trị thông minh của một người. Người có chỉ số IQ cao là người được đánh giá là có khả năng phân tích và xử lý thông tin nhanh, linh hoạt, luôn đưa ra những ý kiến và các thao tác thể hiện tính chuyên sâu với tốc độ nhanh hơn người bình thường gấp nhiều lần.
1.2. Chỉ số IQ của người bình thường cần đạt là bao nhiêu?
Để tính được chỉ số IQ của một người có rất nhiều cách. Tuy nhiên tất cả chỉ là ở mức tương đối chính xác, vì thực chất mức độ thông minh của con người có thể rèn luyện được.
Chỉ số IQ của người bình thường rơi vào khoảng từ 85-100, vì vậy chỉ số IQ của người bình thường ít nhất phải là tầm 100. Còn để tính được chỉ số IQ của người thông minh thì con số đó phải lên đến hơn 115.
Chỉ số IQ này được dùng khá phổ biến cho mục đích giáo dục. Bởi lẽ việc xác định đúng về chỉ số IQ của một người sẽ giúp chẩn đoán và đưa ra những khuyến nghị về độ thông minh, qua đó xác định được những hạn chế trong học tập và trình độ học vấn.
Tuy nhiên như đã đề cập ở trên thì chỉ số thông minh có thể thay đổi trong suốt cuộc đời của một người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau.
Chỉ số IQ sẽ tương đối ổn định ở tuổi 16 và sẽ chậm dần lại ở tuổi thứ 30 trở đi. Chính vì vậy mà độ tuổi IQ ổn định nhất cũng là từ khoảng 20-30 tuổi.
Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh
2. Chỉ số IQ trung bình của người Việt Nam có cao hay không?
Cũng giống như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, chỉ số thông minh IQ phản ánh phần nào con người của quốc gia đó.
Đối với Việt Nam cũng vậy, chỉ số IQ trung bình của người Việt Nam là vào khoảng 94-95. Đây được cho là ở mức bình thường đối với thế giới. Nhưng nếu xét riêng về từng khu vực thì Việt Nam lại thuộc top có chỉ số IQ cao trong khu vực Đông Nam Á.
Người Việt Nam có trí thông minh tốt nên chỉ số IQ sẽ cao. Điều này cũng được thể hiện khá rõ qua các cuộc thi với quốc tế. Còn nếu xét về độ nhận diện và học hỏi nhanh thì Việt Nam vốn đã có nền tảng top đầu về học hỏi công nghệ thông tin và những cái mới từ nước ngoài.
Có rất nhiều lý do gây ảnh hưởng đến chỉ số IQ của con người Việt Nam.
Các nhà khoa học đã chỉ ra được mức độ liên quan giữa chỉ số IQ và thực tế cuộc sống của con người.
- Sự liên quan giữa IQ và học vấn ½ , có nghĩa là nếu chỉ số IQ là 1 thì học vấn tương đương là 0,5.
- Hiệu suất làm việc và IQ tương đương là 1:0,45
- Tổng số năm học tập và IQ là 1:0,55
- Điều kiện kinh tế- xã hội của bố mẹ và IQ là 1:0,33
Một điều khá bất ngờ khi nghiên cứu về chỉ số IQ của người Việt Nam mà các nhà khoa học đã phân tích ra rằng chiều cao của bố và mẹ có liên quan mật thiết đến đứa trẻ tương ứng là 1:0,47.
Trong khi đó thì mức độ thông minh di truyền là không có căn cứ. Có rất nhiều trường hợp bố mẹ rất thông minh nhưng con sinh ra có khuynh hướng ít thông minh hơn so với những bố mẹ bình thường thì con cái lại có khả năng thông minh cao hơn. Đây là một trong những định luật được nhắc đến trong di truyền học: hướng về trung bình.
Xem thêm:Thiết bị vật tư y tế là gì
3. Các thước đo chỉ số IQ trung bình của người Việt Nam
Công cụ để đo chỉ số IQ phổ biến nhất hiện nay là khám phá khả năng tư duy của não bộ qua các bài trắc nghiệm kiểm tra tư duy logic và lập luận.
Có rất nhiều hình thức trắc nghiệm IQ khác nhau: có thể là bằng hình ảnh, tư duy số học và toán học, … tất cả đều hướng tới một mục tiêu chung đó là nghiên cứu về khả năng ghi nhớ và tốc độ xử lý thông tin của con người.
Các mốc test IQ phổ biến nhất hiện nay:
Thấp hơn 70 chiếm tỷ lệ 2% dân số thuộc vào loại rất thấp, dưới 85 chiếm 16% thuộc loại tương đối thấp, từ 85-100 là người bình thường chiếm 68%, từ 115-130 là những người thông minh chiếm khoảng 4%, từ 130-145 là những người rất thông minh chỉ chiếm khoảng 2%, và 0,1% ít ỏi là những thiên tài với chỉ số thông minh khoảng 145 trở lên.
3. Những quốc gia có chỉ số IQ cao và mối liên hệ của nó đến sự hạnh phúc của quốc gia đó.
3.1. Những quốc gia có chỉ số IQ cao
Nếu tư duy một cách logic thì bạn có thể thấy rằng, chỉ số IQ cao thường tập trung ở các quốc gia phát triển và các quốc gia khu vực Đông Á. Ví dụ như Hoa Kỳ có chỉ số thông minh xếp thứ 24 trên thế giới cùng với các quốc gia phương Tây khác như Australian, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Pháp, Tây Ban Nha, … với mức IQ trung bình là 98.
Đặc biệt đối với các quốc gia vùng Bắc Âu và Scandinavia, chỉ số IQ của họ thuộc top tuyệt vời của thế giới. Bảng xếp hạng IQ trên toàn thế giới:
1. Hồng Kông (108)
2. Singapore (108)
3. Hàn Quốc (106)
4. Trung Quốc (105)
5. Nhật Bản (105)
6. Đài Loan (105)
7. Iceland (101)
8. Ma Cao (101)
9. Thụy sĩ (101)
10. Áo (100)
Bên cạnh đó, các quốc gia có chỉ số IQ rất thấp hầu như là các nước chậm phát triển, các quốc gia Châu Phi với chỉ số IQ thấp nhất là cùng Guinea cận Xích đạo ở Châu Phi. Không những chỉ số thấp và các nhân con người ở đây cũng không có điều kiện để rèn luyện IQ của mình.
3.2. Mối liên hệ giữa chỉ số IQ và sự hạnh phúc của quốc gia
Chỉ số IQ được đánh giá là có mối tương quan và liên hệ mật thiết với rất nhiều yếu tố khác như kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia, điều kiện của gia đình, …. Những yếu tố này lại tạo thành những mắt xích cầu nối giữa chỉ số IQ và chỉ số hạnh phúc của con người.
Có thể hiểu điều đó là chỉ số IQ cao sẽ giúp cho con người được phát triển về trí não toàn diện. Từ đó có những tư duy logic để làm việc và đạt được kết quả tốt trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Người có IQ cao sẽ góp sức xây dựng đất nước bằng những năng lực của bản thân làm cho đất nước phát triển. Và từ đó, đất nước phát triển sẽ cung cấp lại cho con người một môi trường sống và chế độ phúc lợi tốt hơn. Qua đó lại tạo ra những sản phẩm nâng cao IQ cho con người.
Thực chất của mối quan hệ này là quan hệ vòng tròn, lặp đi lặp lại. Quốc gia nào tận dụng được triệt để yếu tố con người thì sẽ thúc đẩy được IQ của người dân và làm gia tăng chỉ số hạnh phúc của quốc gia đó.
Ví dụ như tại Phần Lan, chỉ số IQ của họ ở ngưỡng đáng ngưỡng mộ mà không một quốc gia nào sánh kịp. Nền kinh tế phát triển vì chính Phần Lan là quốc gia phát triển, chế độ phúc lợi trên cả tuyệt vời mà quốc gia nào cũng cần phải học hỏi, môi trường sống, học tập và làm việc đề cao yếu tố con người. Chính vì vậy mà quốc gia này có rất nhiều thiên tài và các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới. Với nền tảng về kinh tế chính trị ổn định như vậy nên Phần Lan rất chú trọng về yếu tố con người bên trong nó. Có thể bạn đã biết rằng rất nhiều năm liền Phần Lan là quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới.
Theo một kết quả nghiên cứu từ đại học London được báo cáo trong tạp chí Psychological Medicine đã chỉ ra rằng các yếu tố về chỉ số IQ và mức độ hạnh phúc của con người là vô cùng chặt chẽ. Người có IQ thấp có mức độ hạnh phúc thấp hơn và người có IQ sẽ sống hạnh phúc hơn.
Hay nói khác đi là chỉ số IQ thấp họ không có điều kiện để sống tốt và hạnh phúc vì chính nền kinh tế xã hội đã làm hạn chế đi mức sống của những người có thu nhập thấp. Hơn thế nữa, người có IQ thấp còn hay có suy nghĩ tiêu cực làm giảm yếu tố hạnh phúc.
Từ đó, chúng ta có thể biết thêm những cách để nâng cao chỉ số IQ cho người Việt Nam thông qua những thúc đẩy về kinh tế xã hội cũng như chú trọng vào yếu tố con người Việt Nam vốn đã có tố chất là những người thông minh và cần một môi trường để thể hiện khả năng của mình.
Như vậy chúng ta có thể thấy chỉ số IQ trung bình của người Việt Nam đang ở mức bình thường so với thế giới. Qua bài viết này, bạn cũng có thể hiểu được phần nào những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến chỉ số IQ của mình. Từ đó hãy tìm cách nâng cao chỉ số IQ của mình nhất là trong giai đoạn vàng 20-30 tuổi.
Tham gia bình luận ngay!