Chiến lược kinh doanh là gì và các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược

Icon Author Phạm Thanh Nga

Ngày đăng: 2021-01-22 16:15:11

Chiến lược kinh doanh rất quan trọng với một doanh nghiệp. Nó sẽ đưa doanh nghiệp phát triển và có vị thế trên thị trường hiện nay nếu xây dựng được chiến lược đúng đắn. Cùng tìm hiểu rõ hơn về chiến lược kinh doanh là gì trong bài viết của topcvai.com ngay sau đây.

1. Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là một phương pháp hay cách thức hoạt động kinh doanh của một công ty trong lĩnh vực kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả tối ưu. Về cơ bản, chiến lược kinh doanh chính là một kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra.

Khi nói về chiến lược trong kinh doanh, người ta sẽ liên hệ với tầm nhìn, sứ mệnh mà doanh nghiệp đó đang nắm giữ. Tuy nhiên, tầm nhìn hay sứ mệnh lại không thực sự mang đến một chiến lược kinh doanh cụ thể cho doanh nghiệp bởi nó thường không dễ dàng thực hiện.

Để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả và đưa ra được những định hướng rõ ràng cho hoạt động của công ty cần đảm bảo rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những thông tin trong phần tiếp theo để biết các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đó là gì nhé!

Xem thêm: việc làm quản trị kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là gì
Chiến lược kinh doanh là gì?

2. Các yếu tố gây ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh

2.1. Ảnh hưởng bởi mục tiêu chiến lược

Một chiến lược kinh doanh cần được bắt đầu với việc xác định cụ thể và chính xác mục tiêu của chiến lược. Đây chính là những kết quả kỳ vọng của doanh nghiệp khi thực hiện triển khai chiến lược kinh doanh nào đó. Mục tiêu quan trọng của chiến lược là tạo nên những định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp trong các giai đoạn tiếp theo.

Mục tiêu chiến lược kinh doanh khác hoàn toàn với tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Mục tiêu luôn phải được đưa ra một cách cụ thể, chi tiết, nên có thời hạn rõ ràng và định lượng cụ thể.

Doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất lớn từ việc lựa chọn mục tiêu chiến lược trong kinh doanh. Chẳng hạn như mục tiêu mà một doanh nghiệp hướng đến là lợi nhuận cao trong kinh doanh thì sẽ tập trung phục vụ và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nhóm khách hàng tiềm năng. Nếu mục tiêu doanh nghiệp đặt là mở rộng và tạo phân khúc trên thị trường, họ sẽ đưa ra đa dạng hóa các dòng sản phẩm để thu hút đông đảo các đối tượng khách hàng khác nhau.

Mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thường được đo bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư. Hoặc có thể đo bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay trên tài sản của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp thường hướng đến các mục tiêu chiến lược kinh doanh như tăng trưởng, chất lượng, giá trị khách hàng, thị phần trên thị trường,…

Ảnh hưởng bởi mục tiêu chiến lược
Ảnh hưởng bởi mục tiêu chiến lược

2.2. Ảnh hưởng bởi phạm vi thực hiện chiến lược

Một chiến lược kinh doanh thực sự hiệu quả sẽ không tập trung để làm hài lòng tất cả nhu cầu của các phân khúc trên thị trường mà thường sẽ khoanh vùng để đặt ra các giới hạn về sản phẩm, khách hàng, khu vực, chuỗi giá trị,… Thông qua đó sẽ tập trung các nguồn lực để làm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng trong một phạm vi chiến lược.

Trong phạm vi chiến lược kinh doanh, các công ty không nhất định phải mô tả chuẩn xác về những gì cần làm nhưng cần phải xác định rõ và truyền tải chi tiết với nhân viên về những gì không làm. Doanh nghiệp nên đưa phạm vi chiến lược kinh doanh của mình hướng đến đáp ứng cho một hoặc một số nhu cầu được nhiều người sử dụng.

Ảnh hưởng bởi phạm vi thực hiện chiến lược
Ảnh hưởng bởi phạm vi thực hiện chiến lược

2.3. Lợi thế cạnh tranh và giá trị khách hàng của chiến lược kinh doanh

Doanh nghiệp cần xác định chính xác khách hàng mục tiêu của mình đánh giá cao cái gì chứ không phải đơn giản chỉ nhắm đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tiến hành đưa ra giản đồ giá trị khách hàng. Đây là nơi thể hiện được tất cả các yếu tố mà khách hàng của doanh nghiệp sẵn sàng chi ra để mua hoặc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Ví dụ đơn giản như giá trị khách hàng là giá, chất lượng, tốc độ, sự an toàn, thiết kế hay mức độ tin cậy,…

Cần phải có sự kết hợp giữa các yếu tố đáp ứng tốt nhất với nhu cầu của khách hàng mục tiêu với tính khác biệt và duy nhất của các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Để giúp khách hàng nhận ra được giá trị của sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp của bạn cần có sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh ít nhầ 1 đến 2 giá trị, thậm chí là vượt trội khi kết hợp giữa các giá trị đó.

Ngoài ra, vấn đề trung tâm của chiến lược kinh doanh luôn là tạo dựng ra các giá trị khách hàng hiệu quả và lợi thế cạnh tranh tốt của công ty trên thị trường.

Đọc ngay: [Campaign là gì?] - Áp dụng chiến lược Marketing trong kinh doanh

Giá trị khách hàng trong chiến lược kinh doanh
Giá trị khách hàng trong chiến lược kinh doanh

2.4. Hệ thống các hoạt động chiến lược được xây dựng

Khi đã xác định được lợi thế cạnh tranh phù hợp với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh cần giải đáp được câu hỏi đặt ra là “làm thế nào để đạt được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp?”. Doanh nghiệp cần phải xác định được một cách thức hiệu quả nhất để đem những giá trị khác biệt của mình đến được tay của khách hàng.

Nhà quản lý doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng và thiết kế một hệ thống các hoạt động để hướng đến giá trị vượt trội cho khách hàng. Điều này là cách thức tuyệt vời để cung cấp các giá trị mà khách hàng mong muốn.  Thiết kế một hệ thống với các hoạt động như cung ứng, vận hành, bán hàng, marketing, nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, quản lý nhân sự,…..

Khi thiết kế hệ thống hoạt động xây dựng chiến lược kinh doanh phải đảm bảo được sự tương thích giữa các hoạt động để cùng hướng đến tạo ra giá trị tăng cho doanh nghiệp.

Xây dựng hệ thống hoạt động chiến lược
Xây dựng hệ thống hoạt động chiến lược

2.5. Tác động của năng lực cốt lõi lên chiến lược

Doanh nghiệp cần có sự xác định năng lực cốt lõi trực tiếp sẽ ảnh hưởng và đóng góp công sức lớn để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. Đó cũng chính là khả năng mà các hoạt động và sự vượt trội của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới về hiệu suất và chất lượng.

Để doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả và đa dạng hóa các sản phẩm thì năng lực cốt lõi rất quan trọng. Chẳng hạn như các bạn có thể nhận thấy được năng lực cốt lõi từ các sản phẩm của Honda cung cấp trên thị trường hiện nay đó chính sức bền, tiết kiệm nhiên nhiều và thiết kế bắt mắt.

Như vậy, để tạo ra được một chiến lược kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp cần kết hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh này lại với nhau, không có yếu tố nào tồn tại một cách độc lập và rời rạc. Nó được tạo nên từ sự liên kết thống nhất và nhất quán giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển tốt nhất.

3. Xây dựng chiến lược kinh doanh hiện nay có những loại hình nào?

Trong chiến lược kinh doanh hiện nay có 3 loại hình cơ bản mà bất kỳ một nhà lãnh đạo nào cũng hiểu rõ về nó, đó là chiến lược thông dụng, chiến lược cạnh tranh và chiến lược doanh nghiệp. Mỗi chiến lược khác nhau sẽ có những hướng hoạt động khác nhau để mang đến hiệu quả tốt nhất cho kinh doanh của công ty.

Thứ nhất là chiến lược thông dụng. Đây là cách doanh nghiệp xây dựng và đưa ra một mục tiêu cụ thể cần đạt được như thế nào. Loại hình mà các nhà lãnh đạo thường quan tâm đến là mối quan hệ giữa phương tiện thực hiện và mục đích, giữa nguồn tài nguyên cần sử dụng và kết quả đạt được.

Thứ hai là chiến lược doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo sẽ xác định doanh nghiệp của mình hoạt động tại phân khúc thị trường nào, mô hình sử dụng để kinh doanh cụ thể cho phân khúc thị trường đó. Nó thường liên quan đến chiến lược và tầm nhìn của doanh nghiệp thông qua việc đưa khách hàng hiểu được doanh nghiệp của bạn đang làm gì, sẽ trở thành gì trong tương lai và giá trị tồn tại của doanh nghiệp.

Thứ ba sẽ là chiến lược cạnh tranh. Nó là một chiến lược mà nhà quản lý cần phải xác định được các giá trị cốt lõi có yếu tố cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Chiến lược cạnh tranh phải được tổng hòa từ điểm mạnh, điểm yếu, khả năng của doanh nghiệp khi lấy chúng ra so sánh trực tiếp với các đối thủ trên thị trường hiện nay.

Các loại hình của chiến lược kinh doanh
Các loại hình của chiến lược kinh doanh

Hy vọng, với những chia sẻ này các bạn sẽ không chỉ hiểu về nó mà còn xây dựng được một chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp của mình trong tương lai. Nếu có bất kỳ lời chia sẻ nào, hãy để lại bình luận bên dưới Topcvai để cùng thảo luận nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: