1. Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh mất tập trung?
1.1. Nguyên nhân dẫn tới bệnh mất tập trung khi làm việc?
Việc mất tập trung có khá nhiều nguyên nhân, bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân dẫn tới việc mất tập trung của dân văn phòng sau đây:
Sự mất tập trung của dân văn phòng nguyên nhân đầu tiên đó là bị chiếm sóng quá nhiều bởi mạng internet, bạn sẽ bị mất tập trung khi có các tin tức mới trên mạng vì dân văn phong phải làm việc và kết nối internet thiết bị công nghệ. Có hàng nghìn thông tin thú vị hấp dẫn khác, các chương trình giải trí trên youtube của họ. Toàn bộ yếu tố đó đã dẫn tới việc mất tập trung của dân văn phòng.
Tiếp theo phải kế tới nguyện nhân đó là sự chủ quan. Sự chủ quan dẫn tới việc bạn mất đi sự tập trung cho dù bạn là người sáng tạo và thông minh dẫn tới việc kế hoạch của bạn không thể hoàn thành tốt. Do đó bạn hãy chú tâm học tập, chăm chỉ rèn luyện hàng giờ hàng ngày để có kết quả tốt nhất mà bạn không nên để công việc bị sao nhãng do sự mất tập trung ấy.
Một nguyên nhân nữa đó là bạn chán nản mỗi lúc làm việc khi bạn chưa tìm được cho mình phương pháp hiệu quả để học tập và làm việc vì thể nó đã làm cho bạn mất tập trung. Để thu được kết quả như mong đợi hãy tìm ra cách làm việc hợp lý, hiệu quả. Bên cạnh đó cũng có thể kế đến việc bạn đang làm một công việc khá nhàm chán, không có sự yêu thích đam mê trong công việc hay các công việc không có điểm đổi mới, toàn lặp đi lặp lại khiến bạn phát ngán.
1.2. Dấu hiệu của sự mất tập trung
Ở trẻ em sự mất tập trung xuất hiện khá nhiều tuy nhiên nó cũng tồn tại ở cả người lớn. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết về sự mất tập trung này cùng chúng tôi tham khảo nội dung sau:
1.2.1. Không có khả năng tập trung cao độ và hay bị quên
Biểu hiện rõ nhất của căn bệnh mất tập trung đó là không có khả năng tập trung cao hay những người hay quên. Những điều đơn giản nhất họ cũng thường hay quên một cách thường xuyên như quên không khóa cửa, để quên chìa khóa, hay quên sự kiện, công việc. Hay việc đặt nhầm lịch hẹn của cá nhân vào lịch làm việc. Mọi việc đều có thể quên theo thời gian tuy nhiên trong thời gian ngắn nó xảy ra liên tục thì đó chính là dấu hiệu mắc bệnh mất tập trung. Chính điều này đã làm cho công việc và cuộc sống thường ngày trở nên khó khăn nhiều hơn. Việc mất tập trung đây là sự biểu hiện rõ nhất mình cảm nhận được.
1.2.2. Khó khăn trong việc quản lý và sắp xếp công việc hàng ngày
Người không biết quản lý, sắp xếp công việc hợp lý của mình là người mất tập trung. Họ thường để mọi việc diễn ra không có quy luật, dẫn tới mọi sự việc diễn ra một cách quá lộn xộn, không có sự trật tự. Khó có thể theo dõi và quản lý lên kế hoạch cho những người mất tập trung một cách hợp lý.
Việc sắp xếp, quản lý mọi việc của mình cũng rất khó đối với người bình thường, để công việc theo dòng thời gian được thực hiện thuận lợi bạn cũng cần phải tính toán hợp lý mọi việc. Khi tiến hành công việc bạn sẽ thường bị mất tập trung dẫn tới chồng chéo lên nhau các công việc đó.
1.2.3. Tâm trạng thất thường
Người mắc bệnh mất tập trung họ thường có suy nghĩ vu vơ và không thể tập trung vào bất cứ một chuyện gì vì họ hay cảm thấy bồn chồn lo lắng khi làm việc do đó mà không đạt được kết quả cao trong công việc của họ.
Tâm trạng của người bị mất tập trung cũng khá thất thường, trời còn có lúc nắng lúc mưa, tâm trạng họ thay đổi như thời tiết thay đổi. Những người mắc bệnh này đã bị chi phối quá nhiều bởi cảm xúc, không thể tự kiểm soát cảm xúc của bản thân dẫn tới làm việc và hành động trên cảm xúc của mình. Công việc diễn ra thuận lợi thì tâm trạng vui, nhưng những lúc không vui thì tậm trạng cũng xấu đi đây có thể là nguyên do chính dẫn tới việc không thể hoàn thiện công việc của mình tốt nhất khi bị mất đi sự tập trung.
Họ sẽ làm phức tạp lên mọi việc khi bị mất tập trung, cùng một sự việc, sự kiện sẽ được giải quyết với sự bình tĩnh của người không mắc bệnh mất tập trung. Còn đối với người mắc bệnh họ hay lo lắng suy nghĩ, làm phức tạp mọi chuyện hơn và đó cũng là nguyên do chính là cho cuộc sống của họ trở nên nặng nề, nghiệt ngã hơn.
Biểu hiện rõ nhất của người mắc căn bệnh mất tập trung đó là công việc không được hoàn thiện trong thời gian định trước một cách thường xuyên. Trong khi làm việc họ không tập trung dẫn tới kéo dài công việc qua ngày này sang ngày khác, không nộp đúng quy định về thời gian báo cáo dẫn tới ngày một bị áp lực.
2. Bí quyết chữa bệnh mất tập trung đơn giản và hiệu quả
2.1. Đặt ra mục tiêu cụ thể
Khi làm việc để tránh việc bị mất tập trung thì bạn nên đặt ra mục tiêu cụ thể để hoàn thành công việc của mình. Bạn sẽ hoàn thiện được công việc khi rõ ràng về mục tiêu, cụ thể về thời gian hỗ trợ bạn chuyên tâm tiến hành công việc qua sự mất tập trung. Đây là cách hiệu quả nhất để chữa căn bệnh này của dân văn phòng. Để công việc đạt hiệu quả và thuận lợi bạn nên áp dụng nó hàng ngày và thường xuyên.
2.2. Sống khoa học lành mạnh
Cũng do thời gian sinh hoạt, chế độ ăn uống nên nó cũng làm cho bạn mất đi sự tập trung. Việc ăn uống không khoa học, thức đêm thường xuyên, không ổn định trong sức khỏe. Lúc nào cơ thể cũng trong trạng thái buồn ngủ, mệt mỏi, đó chính là điều dẫn tới việc bị mắc căn bệnh đó. Do vậy hãy ăn uống đủ chất dinh dưỡng, sống khoa học để lúc nào sức khỏe bạn cũng tốt, hoàn thành công việc của mình với năng lượng tích cực. Để cơ thể được khỏe mạnh bạn cần phải ngủ đúng giờ đúng giấc. Vì khi hoàn thành tốt công việc bạn phải có giấc ngủ chất lượng, nó hỗ trợ bạn tiến hành hoàn thành công việc kế hoạch được đề ra.
2.3. Thường xuyên tập thể dục
Dân văn phòng phải mài mông hàng ngày trên công ty một ngày ít nhất là 8 tiếng. Hầu như toàn bộ thời gian đó bạn khá ít vận động, chỉ làm việc và ngồi với máy tính. Con người sẽ trở nên chậm chạp khi lười vận động, tư duy bị kém đi không còn nhanh nhạy làm mất đi sự tập trung. Vì thế cần tập thể dục thể thao thường xuyên để hạn chế đi việc không có sự vận động. Leo cầu thang bộ, tập yoga, chạy bộ,...Tinh thần bạn sẽ thoải mái hơn khi thường xuyên tập thể dục và làm việc một cách tập trung hơn.
Vừa rồi là những chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chữa bệnh mất tập trung của dân văn phòng khi làm việc. Chúc mọi người có nhiều sức khỏe để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc mà mình được giao. Hẹn gặp lại trong những bài viết sắp tới của topcvai.com với nhiều thông tin bổ ích và thú vị khác nhé.
Tham gia bình luận ngay!