1. Tầm quan trọng của phòng Kế Toán trong doanh nghiệp
Trong bộ máy vận hành của doanh nghiệp không thể thiếu đi phòng kế toán, nhìn chung, nhiệm vụ chính của phòng ban này là thực hiện các quy trình thu thập và xử lý các thông tin, dữ liệu về kinh tế, tổng hợp dữ liệu thông qua bản báo cáo kế toán.
Các dữ liệu đã được xử lý giúp cho nhà quản trị có thể theo dõi và cập nhật thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời, bộ phận kế toán cũng có nhiệm vụ tham mưu và đề xuất những chiến lược về kinh tế cho ban giám đốc.
Việc đưa ra các định hướng về kinh doanh trong tương lai có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào vị trí kế toán. Một công ty nếu như sở hữu bộ phận kế toán giỏi đương nhiên sẽ nắm được lợi thế rất lớn về hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác, những số liệu cụ thể hay các phân tích thấu đáo mà bộ phận kế toán cung cấp cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho người điều hành công ty có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Ngoài ra, thu nhập của công ty sẽ được nâng cao khi bộ phận kế toán xác định được đúng nhu cầu huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp để bảo toàn và phát triển nguồn vốn.
Tham khảo: mẫu cv kế toán
2. Bản mô tả chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán
Phòng kế toán có nhiệm vụ hoàn thành các công việc liên quan đến tài chính, kế toán theo quy định của Nhà nước. Hạch toán đầy đủ, chính xác và kịp thời vốn và nợ. Hạch toán các khoản thu chi và hiệu quả kinh doanh theo chính sách của công ty. Lên kế hoạch tài chính, kinh doanh theo tháng, quý, năm.
Chức năng của phòng kế toán gồm những công việc liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán, phối hợp với các bộ phận khác thực hiện các nhiệm vụ thúc đẩy tài chính.
2.1. Chức năng của phòng kế toán
Thực chất, bên cạnh việc thực hiện những nghiệp vụ kế toán, chức năng quan trọng nhất của phòng kế toán vẫn la chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất ý kiến cùng các giải pháp cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, nhờ có sự hỗ trợ của phòng kế toán, doanh nghiệp có thể thường xuyên theo dõi và đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, phòng kế toán cũng có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khác nhau theo chỉ thị của ban lãnh đạo, đưới đây là một số chức năng của phòng kế toán bạn có thể tham khảo.
- Đảm nhiệm những công việc liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo chuẩn mức về nguyên tắc kế toán
- Đảm bảo hạch toán kế toán toàn bộ các thông tin liên quan đến: Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, các hoạt động thu,chi, nợ phải trả, nợ phải thu theo đúng tiến độ để có thể cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo
- Thường xuyên theo dõi, phản ánh tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp dưới mọi hình thái
- Cố vấn cho ban quản trị về các chế độ kế toán cũng như những biến động của chế độ trong từng thời kỳ kinh doanh
- Phối hợp cùng các bộ phận khác để cùng thực hiện các nhiệm vụ phát triển tài chính
- Tích cực tham gia vào việc xây dựng các hệ thống trong công ty như: Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản lý Mội trường và Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội.
2.2. Nhiệm vụ của phòng kế toán
Có thể nói, nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng kế toán là luôn phải đảm bảo duy trì các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ở mức ổn định. Cụ thể hơn, căn cứ vào các chức năng của phòng kế toán, nhiệm vụ chính của phòng kế toán bao gồm:
2.2.1. Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không thể nào tránh khỏi những nghiệp vụ phát sinh, để đảm bảo những phát sinh ấy luôn được theo dõi và xử lý kịp thời trong bảng cân đối kế toán, nhiệm vụ chính của phòng kế toán ở đây là phải thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh một cách nhanh chóng. Dưới đây là một số nghiệp vụ phát sinh thường xuyên xảy ra trong quá trình thực hiện hạch toán:
- Thực hiện kế toán vốn bằng tiền: Ở nhóm nghiệp vụ này, phòng kế toán sẽ sử dụng các loại tài khoản sau để thực hiện hạch toán:
+ Tài khoản 111: Tiền mặt - phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại các doanh nghiệp
+ Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng - phản ánh số dư hiện có cũng như tình hình biến động tăng, giảm của các khoản tiền gửi không kỳ hạn mà doanh nghiệp đang gửi trong ngân hàng
+ Tài khoản 113: Tiền đang chuyển - phản ánh các khoản tiền mà doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, hoặc gửi bưu điện để chuyển về Ngân hàng.
- Thực hiện kế toán vốn bằng tài sản cố định: Nhóm tài sản cố định bao gồm 2 mục nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ, nhiệm vụ của kế toán ở nghiệp vụ này là thực hiện ghi chép cũng như xử lý các dữ liệu mua bán phát sinh hay chi phí sữa chữa tài sản cố định
- Thực hiện kế toán công nợ: Ở nghiệp vụ này, bộ phận kệ toán sử dụng tài khoản 331- tài khoản hạch toán để trả người bán để thực hiện ghi chép cũng như phản ánh thông tin để theo dõi sự biến động của doanh thu.
- Thực hiện kế toán doanh thu: Ở nghiệp vụ này, bộ phận kế toán sử dụng tài khoản 511 – tài khoản phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản này được sử dụng với mục đích phản ánh doanh thu bán hang của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, bao gồm các mục như: Doanh thu bán hàng hoá, doanh thu sản phẩm cung cấp dịch vụ cho công ty mẹ.
- Thực hiện kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được hiểu là khoản chi phí bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.Ở nghiệp vụ này, bộ phận kế toán sử dụng tài khoản 154 – tài khoản phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để thực hiệc hạch toán
2.2.2. Thực hiện lập báo cáo chứng từ
Giải thích qua về khái niệm, chứng từ là một dạng thông tin với vai trò chứng thực cho các hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, đây đồng thời cũng là căn cứ để doanh nghiệp thực hiện hạch toán, thanh toán hay ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các báo cáo chứng từ là một trong những dữ liệu nắm vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình doanh nghiệp, hay nói cách khác, ban quản trị sẽ không thể nào đưa ra các chiến lược nếu khoog có những thông tin kế toán. Để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực tài chính hiệu quả nhất, phòng kế toán phải có nhiệm vụ thiết lập báo cáo chứng từ từ các hoạt động tài chính một cách nhanh chóng và chính xác.
Theo đó, báo cáo chứng từ bao gồm những nội dung chính như: Thông tin của những loại hóa đơn hay chứng từ liên quan đến việc buôn bán, vận chuyển, nhập khẩu hàng hóa.
2.2.3. Phân tích, đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp
Ngày nay, nhiệm vụ của người kế toán không chỉ bó hẹp trong phạm vi doanh nghiệp nữa mà còn liên quan rất nhiều đến yếu tố thị trường. Ngoài việc thực hiện đánh giá cụ thể về tình hinh tài chính của doanh nghiệp thông qua việc tổng hợp các dữ liệu, phòng kế toán còn có trách nhiệm nghiên cứu thị trường để làm sao đưa ra bản phân tích tài chính cho doanh nghiệp đầy đủ và chi tiết nhất.
Để có thể thực hiện nhiệm vụ đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp, phòng kế toán chịu trách nhiệm xây dựng bảng cân đối kế toán để làm căn cứ cho việc đánh giá. Dưới đây là một số công việc phòng kế toán cần đảm nhiệm để có thể hoàn thành nhiệm vụ này.
- Thực hiện phân tích kết cấu tài sản và kết cấu nguồn vốn: Có vai trò giúp doanh nghiệp đưa ra đánh giá sơ bộ về đặc điểm, chiến lược kinh doanh, tiềm năng phát triển của chiến lược
- Thực hiện đánh giá kết cấu nguồn vốn: Có vai trò giúp doanh nghiệp đưa ra đánh giá về các chiến lược tài trợ, mức độ tự chủ tài chính, khả năng huy động vốn, khả năng trả nợ.
- Thực hiện phân tích vốn lưu động ròng: Có vai trò giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và mức ổn định của tài sản thông qua nguồn vốn dài hạn
- Thực hiện phân tích tình hình diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn: Có vai trò giúp doanh nghiệp đánh giá cụ thể về tình hình sử dụng vốn trong thời kỳ kinh doanh cũng như cách thức tài trợ cho các hoạt động sử dụng vốn.
2.2.4. Phối hợp cùng các phòng ban khác để thực hiện theo các chỉ thị được giao
Một trong những trách nhiệm hàng đầu của phòng kế toán là phải phối hợp cùng với các phòng ban khác để lập kế hoạch kinh doanh tài chính dài hạn cho công ty.
Cho dù mỗi phòng ban đều sẽ có những nhiệm vụ, chức năng cũng như từng nhóm thế mạnh riêng khác nhau, tuy nhiên việc phối hợp làm việc cùng nhau để tạo ra hiệu suất tốt cho công việc.
Tham khảo bản mô tả cụ thể cho phòng kế toán ngay tại đây:
Bản mô tả chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán.docx
3. Một số chức năng- nhiệm vụ khác của phòng kế toán
Ngoài những nhiệm vụ cơ bản vừa mới được nêu ở trên, bạn có thể tham khảo thêm một số chức năng-nhiệm vụ khác của phòng kế toán dưới đây:
- Cung cấp các hồ sơ liên quan đến vật tư, tài sản đã hoàn chỉnh về thủ tục nhập kho
- Tổ chức kiểm tra báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc
- Phổ biến và hướng dẫn các chế độ thuộc kế toán nhà nước cho các cá nhân và đơn vị trực thuộc
- Tham gia vào quá trình nghiên cứu để cải tiến tổ chức sản xuất, cải tiến quản lý kinh doanh
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo chỉ thị của lãnh đạo công ty
Trên đây là toàn bộ các thông tin bạn cần biết về bản mô tả chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán. Đừng quên truy cập và theo dõi timviec365.com.vn mỗi ngày để không bỏ lỡ những thông tin thú vị xoay quanh tuyển dụng và việc làm bạn nhé!
Tham gia bình luận ngay!