Vậy nên, khi chưa sở hữu chứng chỉ hành nghề này, hãy tìm hiểu thật kỹ về nó và nắm rõ những điều kiện, quy trình để có được nó theo đúng quy định của pháp luật nhé. Thông tin chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn.
1. Xác định đối tượng đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư
Mỗi loại chứng chỉ nghề nghiệp sẽ được cấp cho những đối tượng phù hợp, không phải ai cũng có thể được cấp. Với nghề kiến trúc sư cũng vậy, chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư chỉ cấp cho những người có đủ điều kiện chuyên môn, kiến thức và kỹ năng của nghề nghiệp này và là bằng chứng khẳng định họ được phép hành nghề. Vậy bạn muốn biết mình có thuộc đối tượng sẽ được cấp phép hành nghề kiến trúc sư hay không thì hãy tìm trong top các đối tượng được quy định dưới đây:
Những đối tượng sau sẽ được Bộ xây dựng cấp phép hành nghề kiến trúc sư:
- Những cá nhân làm việc trong lĩnh vực xây dựng là công dân người Việt hoặc cũng có thể là người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam, thậm chí đối tượng là người Việt Nam đang sinh sống theo diện định cư ở nước ngoài cũng được cấp phép chứng chỉ này. Những đối tượng ở nhóm đầu tiên này cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về mặt năng lực, trình độ kiến trúc sư.
- Đối với trường hợp thứ 2 và 3 của nhóm trên – người nước ngoài ở Việt Nam hoặc ngược lại, người Việt định cư bên nước ngoài đang có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư còn giá trị sử dụng thì vẫn được hành nghề. Nhưng nếu hành nghề này ở Việt Nam thì những đối tượng này sẽ phải tiến hành thêm bước dịch thuật chứng chỉ đó ra tiếng Việt, xin chứng thực và gửi lên Sở xây dựng khu vực làm việc.
- Đối tượng là các cán bộ đang làm những chức vụ về quản lý hành chính Nhà nước thì sẽ không được cấp chứng chỉ kiến trúc sư.
Xem thêm: Việc làm kiến trúc sư cảnh quan
2. Xác định phạm vi được phép hoạt động của chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư
Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư có 3 hạng, mỗi hạng này sẽ có những phạm vi hoạt động khác nhau. Cụ thể như sau:
- Chứng chi kiến trúc sư hạng I cấp cho đối tượng làm các công tác chủ trì, chủ nhiệm đối với các hoạt động thiết kế, thẩm tra bản thiết kế công trình, các nhóm dự án xây dựng.
- Chứng chỉ kiến trúc sư hạng II cấp cho các đối tượng thực hiện các nhiệm vụ chủ nhiệm, chủ trì như hạng I nhưng phụ trách cho cấp công tình cấp 2 cùng loại trở xuống kèm theo việc phụ trách nhóm B, nhóm C của dự án.
- Chứng chỉ kiến trúc sư hạng III sẽ được dùng phục vụ cho những công trình thuộc cấp 3, cấp 4 và phụ trách chủ nhiệm nhóm C.
3. Những điều kiện cấp chứng chỉ kiến trúc sư
Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư sẽ được cấp cho những người đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện sau đây:
- Người có đủ năng lực và hành vi dân sự đúng theo quy định mà pháp luật đặt ra.
- Đáp ứng đủ trình độ chuyên môn và kinh nghệm ngành kiến trúc. Mỗi hạng chứng chỉ đã nêu sẽ có yêu cầu về trình độ, kiến thức, kinh nghiệm,… khác nhau cho người lao động xin cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư.
* Hạng 1:
+ Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc hoặc các chuyên ngành liên quan khác, kinh nghiệm tối thiểu 7 năm làm những công việc và hoạt động liên quan đến nghề kiến trúc.
+ Đã từng giữ chức vụ chủ nhiệm hay tham gia chủ trì các hoạt động xây dựng bản thiết kế kiến trúc, thẩm tra mọi hoạt động có liên quan tới thiết kế kiến trúc của ít nhất 2 công trình thuộc cấp 2 trở lên, đồng thời đã trực tiếp đảm nhiệm những công việc đó ở ít nhất là một công trình cấp I.
* Hạng 2:
+ Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc hoặc liên quan kiến trúc
+ Có tối thiểu kinh nghiệm làm việc ngành kiến trúc 5 năm hoặc các ngành liên quan khác.
+ Đã có kinh nghiệm làm chủ trì, chủ nhiệm cho các hoạt động thiết kế, thẩm định đối với các công tác liên quan đến nghiệp vụ cụ thể trong lĩnh vực kiến trúc sư. Mức kinh nghiệm tối thiểu cho điều kiện đối với chứng chỉ hạng II chính là làm việc chủ trì ít nhất 5 công trình kiến trúc ở cấp III cũng như làm thẩm tra, thiết kế cho ít nhất 1 công trình từ cấp II.
* Hạng 3:
- Đối tượng đáp ứng trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực phù hợp và liên quan tới kiến trúc, có ít nhất 3 năm làm việc từ trình độ đại học hoặc ít nhất 5 năm với người tốt nghiệp trình độ cao đẳng hoặc trình độ trung cấp.
- Đã có kinh nghiệm tại vị trí chủ nhiệm, thẩm định ở đúng lĩnh vực của nghề kiến trúc sư ít nhất là 3 công trình cấp 3 hoặc ít nhất là 5 công trình thuộc cấp 4.
Xem thêm: Quy trình thiết kế kiến trúc
4. Quy trình cơ bản xin cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư
Để sở hữu được chứng chỉ kiến trúc sư, một người sẽ trải qua những quy trình từ A đến Z như sau:
- Đăng ký xin cấp chứng chỉ kiến trúc sư tại Sở Xây dựng khu vực, cần chuẩn bị và nộp hồ sơ khi đi đăng ký.
- Trong thời gian 5 ngày tính từ ngày tiếp nhận, Sở xây dựng cần phải kiểm tra đầy đủ thông tin hồ sơ, nếu có yêu cầu chỉnh sửa (bổ sung thêm hoặc điều chỉnh lại yếu tố nào đó) thì Sở Xây dựng cần gửi thông báo bằng văn bản đến người nộp yêu cầu sửa đổi. Khi đảm bảo hồ sơ đã đúng yêu cầu thì phía Sở sẽ gửi đến Hội đồng tư vấn để tiếp tục xem xét hồ sơ.
- Trong thời gian 30 ngày tính từ thời điểm hồ sơ được công nhận là hợp lệ thì Sở Xây dựng sẽ xét các yếu tố phù hợp và đáp ứng điều kiện để đưa đến quyết định cấp chứng chỉ. Người đưa quyết định về việc cấp chứng chỉ là giám đốc của Sở Xây dựng cấp tỉnh hoặc cấp thành phố.
Những cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ này không phải do một đơn vị duy nhất. Chứng chỉ hành nghề hạng I sẽ được cấp bởi Cục Quản lý toàn bộ mọi vấn đề và hoạt động liên quan đến xây dựng của Bộ xây dựng. Còn chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hạng hai và hạng III thì được cấp bởi Sở Xây dựng cấp tỉnh ủy, thành phố.
5. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư đầy đủ gồm những yếu tố nào?
- Đơn đăng ký theo mẫu quy định sẵn kèm 2 ảnh thẻ kích thước 4x6cm.
- File dữ liệu chứa toàn bộ hình ảnh của bản gốc văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, lưu ý là gửi ảnh màu và phải là những bằng cấp được các cơ sở đào tạo chính thống.
- File ảnh màu chụp lại hình ảnh bản gốc của Twof khai kinh nghiệm làm việc và đã được xác nhận bởi người quản lý tại nơi làm việc đó.
- File ảnh màu chụp lại bản gốc của hợp đồng làm việc của công việc liên quan đến lĩnh vực kiến trúc, file ảnh màu chụp bản gốc của chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng.
Đến đây, những thông tin cơ bản liên quan đến chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư đã được bật mí. Bài viết này sẽ giúp bạn nhanh chóng trở thành một nhà kiến trúc sư thực thụ, được nhiều khách hàng tin tưởng.
Tham gia bình luận ngay!