1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì?
Để hiểu được khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì thì trước tiên các bạn cần hiểu cơ cấu kinh tế là chính là một tổ hợp được hợp thành từ tổng thể về các lĩnh vực, các ngành, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định, thể hiện ở tương quan tỷ lệ. Đồng thời cơ cấu kinh tế cũng thể hiện được một cách rõ nét nhất về mối quan hệ tác động qua lại trong nền kinh tế của các bộ phận hợp thành.
Trên thực tế thì cơ cấu kinh tế luôn có sự dịch chuyển cũng như thay đổi do môi trường và điều kiện phát triển theo từng thời kỳ qua quá trình chuyển dịch cơ cấu chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế này sang cơ cấu kinh tế khác, giữa các ngành, các khu vực theo chiều hướng hoàn thiện, khả năng tái sản xuất rộng mở và năng lực khai tác cũng tiến bộ hơn.
Chính vì vậy, đối với bất cứ một quốc gia nào thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng phản ánh rõ nét được hiệu quả hoạt động trong mỗi năm, cơ sở hoạch định chính sách công nghiệp phù hợp, mọi sự quyết định đều cần đo lượng thận trọng ở từng giai đoạn.Và các bạn cũng nên biết rằng việc chuyển dịch này cũng sẽ phụ thuộc không chỉ bởi các yếu tố trong nước mà cả ngoài nước. Để hiểu rõ hơn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì chúng ta cùng tìm hiểu về các khía cạnh cơ bản phán ánh rõ nét nhất đối với quá trình chuyển dịch này.
Đọc thêm: Khủng hoảng kinh tế là như thế nào?
2. Nội dung phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1. Điều thứ nhất
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình khách quan được vận hành theo đúng với những quy luật nội địa của một quốc gia. Và các bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng, khi đủ sự tích lũy về lượng trước thì đương nhiên về mặt lượng cũng sẽ có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng việc chuyển dịch cơ cấu không khác gì quá trình đào thải cũng như sàng lọc để tìm ra được những ngành, lĩnh vực cũng như bộ phận phát triển phù hợp với bản chất của cơ cấu kinh tế của chính quốc gia đó. Đương nhiên cụ thể về bản chất cơ cấu ấy chính là biểu hiện rõ rệt nhất về sự thay đổi của bộ phận, thứ tự, mối quan hệ và cả sự vận hành của các bộ phận trong cơ cấu kinh tế thông dưới dạng tỷ trọng. Chính vì vậy mà các lợi thế (cạnh tranh, so sánh, sở hữu, và theo quy mô) cũng đã trở thành những biểu tượng được gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.2. Điều thứ hai
Dịch chuyển cơ cấu kinh tế là quá trình vận hành khách quan song lại được thực hiện bởi ý chí và nhận thức của bộ máy và các nhà hoạch định chính sách thực hiện dựa trên các tác động bởi những chính sách khác. Đồng thời các bạn cũng có thể hiểu một cách dễ hiểu rằng, dịch chuyển này chính là một quá trình chủ quan được phụ thuộc vào nhận thức của các nhà hoạch định. Để việc hoạch định các chính sách đạt mục tiêu kinh tế thì việc phân kỳ chuyển dịch cơ cấu có vai trò cũng như ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Có một sự thực rằng, nếu sự tách rời giữa yếu tố khách quan và chủ quan ngày càng lớn cũng sẽ tác động và là nguyên nhân làm cho cơ cấu kinh tế bất cân xứng. Việc kiểm định mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng chính là nền tảng tạo căn cứ để chúng ta có thể đánh giá được mức độ phù hợp của chính sách đã được áp dụng của một quốc gia, và từ đó cũng dễ dàng hơn trong việc đưa ra những đề xuất giải pháp điều chỉnh. Và đương nhiên những đề xuất chính sách đó cũng sẽ phải hướng vào sự xây dựng, phát triển cũng như phát huy các lợi thế tự tạo để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực.
Xem thêm: Việc làm Nông-Lâm-Ngư Nghiệp
3. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay vẫn còn hạn chế
Dựa theo số liệu được thống kê thì cơ cấu kinh tế của nước ta, tì thấy rằng hiện nay chuyển dịch cơ cấu theo xu hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản.
Bên cạnh đó, thì khu vực dịch vụ cũng luôn có xu hưởng tăng trong giai đoạn từ năm 2024 đến nay, tuy nhiên con số vẫn chưa thực sự ấn tượng. Tỷ trọng khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản trong GDP lại đang có xu hướng giảm từ tư, nhất là trong năm vừa qua, các ngành Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ thì lại có tốc độ tăng trưởng khá tích cực, từ 82,6% lên 84,3% và theo đó là những mục tiêu tiến sát thực hiện và đạt mục tiêu đến năm 2024, con số này sẽ là 85% GDP. Ngoài ra, mặc dù GDP bình quân đầu người năm 2024 ước tăng gấp vài lần so với năm 2024 nhưng với mục tiêu đạt 3.200 - 3.500 USD vào năm 2024 thì vẫn còn khá thấp.
Như vậy, bạn cũng có thể thấy rằng việc chất lượng tăng trưởng kinh tế vĩ vô của nước ta hiện nay vẫn chưa thực sự bền vững, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề thách thức cũng như khó khăn. Điển hình như tiến độ thực hiện của những chiến lược kinh tế của nước ta trong giai đoạn từ 2024 – 2024 vừa qua vẫn còn khá chậm, không thể hiện được rõ rệt về sự tích cực. Bên cạnh đó việc thực hiện việc tái cơ cấu nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều tồn đọng hạn chế. Và các chuyển biến cơ cấu nội bộ lĩnh vực, ngành bộ phận cũng chưa được bền vững hay rõ nét, không chỉ vậy mà cơ cấu lao động cũng khá chậm chưa thực sự bứt phá được những giải pháp.
Ngoài ra, vấn đề tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ giải ngân và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cũng như việc sử dụng nguồn vốn tài sản Nhà nước trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước sau cổ phần hóa vẫn còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn và cần phải có hướng xử lý, giải pháp để loại bỏ được những tồn tại đó.
Chưa dừng lại ở đó, mặt hạn chế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì? Việc tổ chức thực hiện các phối kết hợp và phân cấp trong việc quản lý vĩ mô của một nền kinh tế giữa chính quyền địa phương cùng với các cơ quan trung ương (bộ/ ngành) vẫn chưa thực sự ăn ý, vẫn còn xảy ra các hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, lúng túng trong việc phối hợp.
Cuối cùng là việc đảm bảo phát triển kinh tế vĩ mô với môi trường và xã hội vẫn chưa thành một thể thống nhất, chưa cân đối từ địa phương lên trung ương. Chính vì vậy mà các hiện tượng dưới dải đinh hay trên trải thảm đỏ vẫn là hiện tượng rất phổ biến, nên việc thu hút các nguồn lực lớn cả ngoài lẫn trong nước đều không hiệu quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế của quốc gia.
Tham khảo: Việc làm thủy sản
4. Vậy làm thế nào để cải thiện được hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta?
Đứng trước bối cảnh của tình hình kinh tế nước ta như vậy, thì chúng ta không chỉ nỗ lực hơn nữa để vượt qua mọi thử thách được đặt ra cho chuyển dịch kinh tế mà còn không ngừng tìm ra được những giải pháp, lối thoát cho cho tình hình ấy. Vậy nên dưới đây cũng là một những gợi ý được đề ra:
- Thứ nhất: Đổi mới cũng như nâng cao các chất lượng cơ cấu ngành Công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp chế biến: Nông lâm sản, công nghiệp chế tạo,...; tăng mạnh năng suất nội bộ ngành, tập trung vào một số ngành công nghiệp nền tảng, tăng hàm lượng công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm; chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất cụm linh kiện, phân phối toàn cầu; tạo điều kiện để doanh nghiệp đề xuất dự án đầu tư phục vụ mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế.
- Thứ hai: Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ, tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; nâng cao tính chuyên nghiệp, nâng cao đầu tư vào hàm lượng tri thức và công nghệ cao, thực hiện chương trình phát triển du lịch quốc gia; cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ du lịch; tạo động lực bằng cách tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch...
- Thứ ba: Nâng cao hiệu quả phối kết hợp quản lý giữa các cơ quan cũng như bộ phận liên quan; phối hợp, phát huy sức mạnh của nguồn lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung vào việc phát triển kinh tế vĩ mô của quốc gia.
- Thứ tư: Khắc phục cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, đổi mới và hoàn thiện chính sách; đặc biệt quan tâm đến các khu vực trọng điểm; nâng cao năng lực thực thi pháp luật về môi trường; đảm bảo phát triển kinh tế với kìm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô với an sinh xã hội; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; giám sát và đối phó các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới.
- Thứ năm: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chương trình Quốc gia; chuẩn bị sẵn sàng cho hội nhập kinh tế quốc tế và thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Như vậy, các bạn cũng đã thấy được phần nào về trực trạng cùng với những giải pháp được đề xuất cải thiện được hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì rồi đúng không? Hy vọng những kiến thức này đã mang lại nhiều hữu ích đến bạn, để tham khảo nhiều thông tin khác nữa thì bạn ghé qua topcvai.com nhé!
Tham gia bình luận ngay!