1. Chuyên viên pháp lý là gì?
Chuyên viên pháp lý (Legal Specialist) là những người làm việc trong lĩnh vực luật pháp, thực hiện việc hỗ trợ về mặt lý lẽ, pháp luật cho các luật sư để giám sát và cung cấp các nhiệm vụ có thể giải quyết được trong các vụ kiện thương mại và các vụ kiện do khách hàng đệ trình, tranh chấp hợp đồng và kiện tụng tập thể.
Họ là những người có thể soạn thảo các thông tin liên lạc pháp lý và lập các cơ sở dữ liệu chung, thu thập tài liệu và trả lời các yêu cầu cũng như thắc mắc về luật pháp lý của khách hàng.
Chuyên viên pháp lý là người có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc cao hơn của nhân viên pháp lý. Họ làm việc để hỗ trợ và có thể làm việc độc lập với các phòng ban khác để thực hiện công việc và trách nhiệm được đưa ra.
Các chuyên viên pháp lý cũng đồng thời là đầu mối liên hệ cho khách hàng, đặc biệt là trong việc sắp xếp các cuộc hẹn và trả lời các câu hỏi cũng như thắc mắc của khách hàng về dịch vụ pháp lý. Sắp xếp các tài liệu và chuẩn bị viết hợp đồng và thu thập thông tin về các vụ việc cụ thể. Một chuyên viên pháp lý cần có nhiệm vụ và kiến thức bài bản về ngành luật cũng như quy trình làm việc của luật pháp tại Việt Nam.
Đọc thêm: Trường Đại học Kinh tế luật điểm chuẩn được đánh giá ra sao ?
2. Mô tả công việc chuyên viên pháp lý
2.1. Nghiên cứu, soạn thảo, chịu trách nhiệm về vấn đề pháp lý của công ty
Cung cấp các thông tin về luật pháp cho cấp trên, ban lãnh đạo và giám đốc điều hành về các lĩnh vực của pháp luật trong luật thương mại, kinh doanh, các vấn đề pháp lý liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của công ty. Hay nói khác đi nó là các công việc soạn thảo và giải thích luật pháp cho doanh nghiệp để tránh các trường hợp vi phạm đáng tiếc xảy ra.
Tham mưu cho ban giám đốc và quản lý về quy trình làm việc và hình thức vận hành của các yếu tố liên quan đến thể chế luật pháp. Đảm bảo cho việc thực hiện các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp và của cơ quan được diễn ra đúng pháp luật và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các thủ tục giấy tờ, hồ sơ cần thiết cho hoạt động pháp lý trước pháp luật về các đăng ký kinh doanh, đăng ký thương hiệu, … Tất cả những yếu tố đó cần được giải quyết triệt để nhằm chặt chẽ trong khâu pháp luật và xử lý vấn đề theo pháp luật.
Đọc thêm: Điều kiện để trở thành luật sư bất cứ ai cũng nên hiểu rõ
2.2. Xây dựng và kiểm tra hệ thống quản lý của công ty
Căn cứ vào các quy định của pháp luật cũng như các yếu tố cần đảm bảo về quy trình pháp chế, chuyên viên pháp lý sẽ đưa ra một khung quy chuẩn chung cho mọi hoạt động của công ty để tránh trường hợp nhân viên công ty vi phạm pháp luật.
Xây dựng các chính sách nhằm quản lý chặt chẽ công ty về mặt ràng buộc pháp lý. Thực hiện các nghiên cứu về rủi ro và các bước, quy trình quản lý rủi ro về mặt pháp lý trong hoạt động kinh doanh của công ty. Áp dụng quy trình hoàn chỉnh của pháp lý vào việc quản trị rủi ro doanh nghiệp, đề phòng và xử lý khéo léo các hoạt động liên quan đến pháp lý của công ty.
Vì như chúng ta đã biết những gì liên quan đến trách nhiệm pháp lý thì đều rất rắc rối và đều bị xử phạt theo quy định chung của pháp luật. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp, khi kinh doanh bất cứ một sản phẩm gì nếu không tuân theo đúng quy trình về kiểm duyệt chất lượng thì đều là những nhân tố rủi ro rất lớn.
2.3. Tham gia quản lý với các đối tác bên ngoài
Để tồn tại và phát triển trong xã hội và lớn mạnh, doanh nghiệp cần có sự thông thương với bên ngoài. Đó là việc liên kết trong xử lý các vấn đề pháp lý với các bên liên quan nhất là trong các hợp đồng pháp lý giữa các bên.
Thực hiện việc tham gia tố tụng nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động và pháp lý của công ty. Chuyên viên pháp lý cũng là người trực tiếp đàm phán và đại diện công ty tham gia trao đổi với các chuyên viên pháp lý bên ngoài. Trao đổi về các điều khoản pháp lý và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc giải quyết các vấn đề mang tính chất đối tác phát triển.
2.4. Tham gia vào việc soạn thảo và ký kết hợp đồng theo sự chỉ đạo của công ty
Kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng và thoả thuận, xem xét các yếu tố pháp lý trong hợp đồng trước khi đi đến quyết định ký kết hay huỷ bỏ.
Chuẩn bị tất cả các loại hồ sơ pháp lý cho công ty nhằm đưa ra các hạn mức để chỉnh sửa và bổ sung luật pháp lý theo quy định và đảm bảo không xảy ra sai sót hay vi phạm nguyên tắc pháp lý nào. Tham khảo và xem xét toàn bộ các yếu tố về hoạt động của công ty để chắc chắn rằng mọi hoạt động đều đúng theo luật định. Giải quyết các vấn đề của công ty theo đúng pháp lý và sử dụng pháp lý là công cụ để hỗ trợ hoạt động hợp pháp của công ty.
2.5. Nghiên cứu thường xuyên cập nhật các quy định pháp lý
Chuyên viên pháp lý phải là người thường xuyên cập nhật theo dõi các quy định pháp lý mới nhất, được sửa đổi bổ sung theo pháp luật Nhà nước. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các thông tư nghị định để nâng cao trình độ cũng như có được hướng giải quyết giải pháp nhanh chóng.
3. Vai trò của chuyên viên pháp lý
Chuyên viên pháp lý là người đảm bảo cho các yếu tố về hợp đồng và các điều khoản cam kết theo đúng luật định. Có những sửa đổi và bổ sung cần thiết trong quá trình làm việc căn cứ theo luật sửa đổi và bổ sung của pháp luật nhà nước.
Thu thập thông tin và xử lý các vấn đề liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời ban hành luật và điều khoản hoạt động của công ty căn cứ vào luật pháp lý. Xử lý các vấn đề phát sinh và các quy trình về về tái cấu trúc nền kinh tế doanh nghiệp. Chuyên viên pháp lý cũng phải đảm bảo việc mọi nhân viên trong công ty đều được phổ biến kỹ càng về luật pháp và sử dụng pháp lý làm cơ sở để thực hiện mọi hoạt động và nhiệm vụ, có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể phát triển và vững mạnh.
Việc căn cứ vào pháp lý để thực hiện trách nhiệm công việc chính là nền tảng tốt nhất để duy trì hoạt động trơn tru của công ty/ doanh nghiệp. Chuyên viên pháp lý sẽ nghiên cứu luật pháp lý để đem nó vào thực hiện trong doanh nghiệp đồng thời cần có khả năng và tư duy chiến lược trong việc giải quyết các công việc được giao.
Đọc thêm: Chứng chỉ hành nghề luật sư ? Điều kiện và thủ tục để được cấp
4. Yêu cầu của chuyên viên pháp lý
4.1. Kinh nghiệm làm việc
Để có thể làm việc trong vị trí chuyên viên pháp lý ít nhất bạn phải đi lên từ thực tập sinh pháp lý sau đó lên nhân viên pháp lý/ pháp chế. Sau khoảng thời gian rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm thì bạn mới có thể lên được chức vụ chuyên viên pháp lý.
Xét về mặt nguyên tắc thì đây là lộ trình cơ bản cho mọi hoạt động của công ty và doanh nghiệp ở vị trí này. Tầm chức năng và nhiệm vụ của chuyên viên sẽ nhiều hơn đồng nghĩa với việc họ phải làm nhiều công việc khác nhau, tầm hiểu biết cũng sẽ rộng hơn.
Như vậy, chuyên viên pháp lý cần có ít nhất 3 - 5 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
Có những kiến thức và am hiểu sâu rộng về pháp lý, ưu tiên tốt nghiệp chuyên ngành luật. Với những người làm việc ở vị trí chuyên viên pháp lý sẽ có yêu cầu về độ tuổi không quá 35 tuổi. Phù hợp với cả nam và nữ cũng như những người theo đuổi ngành luật.
4.2. Kỹ năng chuyên môn
- Kỹ năng giao tiếp là một lợi thế không hề nhỏ: giúp ích cho chuyên viên pháp lý hoàn thiện về mặt kỹ năng. Đồng thời, chuyên viên pháp lý cũng là người thường xuyên phải giao tiếp và làm việc với các đối tác và trao đổi về luật pháp lý nên yêu cầu chung dành cho họ là phải có khả năng thuyết phục và luận điệu hùng hồn.
- Kỹ năng đưa ra lập luận chặt chẽ và có logic: thấu hiểu tâm lý khách hàng và đối tác, nghệ thuật xoay chuyển tình thế và giải quyết vấn đề linh hoạt.
- Tác phong làm việc nhanh nhẹn và có trách nhiệm cao với công việc được giao. Khả năng soạn thảo và đưa ra quyết định nhanh chóng về các yêu cầu và quy định của pháp lý để kịp thời đệ trình lên cấp trên xem xét và sửa đổi.
5. Cơ hội việc làm chuyên viên pháp lý
Nhìn chung về thị trường công việc chuyên viên pháp lý có thể thấy rằng đây là công việc yêu cầu kinh nghiệm chuyên môn cao. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhân viên thường xuyên được trau dồi học hỏi kỹ năng, kinh nghiệm. Về mức lương ở vị trí này giao động 13 triệu đến 15 triệu đồng, với một số vị trí kinh nghiệm cao năng lực làm việc tốt bạn có thể deal lương với mức 20-30 triệu đồng. Để đáp ứng được những yêu cầu ứng tuyển hiện này việc có kiến thức là chưa đủ, bạn cần phải rèn luyện các kỹ năng cũng như giả lập các tình huống công việc có thể gặp để nâng cao kinh nghiệm.
Như vậy những thắc mắc về chuyên viên pháp lý là gì cũng như mô tả công việc và các kỹ năng của chuyên viên pháp lý đã được topcvai.com chia sẻ. Hãy cùng tham khảo bài viết này và dung nạp thêm nhiều kiến thức về chuyên viên pháp lý hữu ích nhé.
Tham gia bình luận ngay!