1. Tìm hiểu về chuyên viên tư vấn tài chính
1.1. Chuyên viên tư vấn tài chính là gì?
Chuyên viên tư vấn tài chính (Financial advisor) là những người hỗ trợ, tư vấn tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp, những người có nhu cầu về tài chính theo những kế hoạch cụ thể.
Chuyên viên tài chính thường phải có am hiểu về các công việc nhất định như: am hiểu về bất động sản, đầu tư, chứng khoán, bảo hiểm, thuế, hưu trí, đầu tư ngắn hạn và dài hạn.
Một chuyên viên tư vấn tài chính chỉ thành công khi cung cấp cho khách hàng các chiến lược, kế hoạch tài chính cụ thể.
Ngoài ra, chuyên viên tài chính còn là người hỗ trợ công ty đầu tư tài chính và quản lý tài sản, xử lý các kế hoạch liên quan đến bảo hiểm cho khách hàng và giúp cho khách hàng lập các khoản đầu tư tài chính trong tương lai. Chuyên viên tài chính có thể làm việc độc lập một mình, hoặc cho các tổ chức, công ty, doanh nghiệp.
1.2. Các loại chuyên viên tư vấn tài chính
Chuyên viên tư vấn tài chính có hai loại là tư vấn cá nhân và tư vấn doanh nghiệp.
1.2.1. Chuyên viên tài chính tư vấn cho cá nhân
Mục đích của chuyên viên tài chính tư vấn cá nhân là để phát triển các vấn đề liên quan đến tài chính của khách hàng. Tư vấn cá nhân gồm các hình thức tư vấn tài chính cụ thể như: bảo hiểm, thuế, thẩm định dòng tiền, nợ công,… Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng thường có kỳ vọng có được giải pháp và định hướng đúng mục tiêu, nhằm mục đích sinh nhiều lợi nhuận.
1.2.2. Chuyên viên tài chính tư vấn cho doanh nghiệp
Chuyên viên tư vấn tài chính cho doanh nghiệp là tư vấn các khoản tài chính cho doanh nghiệp. Vì vậy, khối lượng công việc của một chuyên viên tài chính cũng cao hơn và yêu cầu mức độ chuyên nghiệp cũng cao hơn.
Các chuyên viên tư vấn tài chính có các công việc cụ thể phải thực hiện như: Xem xét các hạng mục của doanh nghiệp, xem hạng mục nào cần đầu tư và phát triển, hạng mục nào dư thừa, tiêu tốn ngân sách; Phân tích các nguồn vốn và lợi nhuận của tài khoản cho doanh nghiệp đó, từ đó xác định được mục tiêu lâu dài cho doanh nghiệp; Tư vấn về các khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những phương án, giải pháp hữu ích cho doanh nghiệp.
2. Chuyên viên tư vấn tài chính làm những công việc gì?
Các chuyên viên tư vấn tài chính đánh giá và đưa ra những lời khuyên cho khách hàng trong các khoảng thời gian ngắn hạn và dài hạn. Chuyên viên tư vấn tài chính tư vấn các lĩnh vực như thuế, bảo hiểm, các khoản tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, chi phí giáo dục,… cho khách hàng của mình.
Chuyên viên tư vấn tài chính sẽ gặp gỡ khách hàng và trao đổi, thảo luận về các mục tiêu tài chính của khách hàng, giải thích cho họ các loại dịch vụ mà họ cung cấp.
Chuyên viên tư vấn về tài chính giải thích và trả lời các câu hỏi cho khách hàng về các rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư, hướng khắc phục rủi ro đó. Họ sẽ đề xuất và lựa chọn giúp khách hàng các khoản đầu tư. Họ giúp khách hàng lập kế hoạch cho các khoản như chi phí giáo dục, nghỉ hưu, thuế, bảo hiểm, ngân hàng,…
Chuyên viên tư vấn tài chính còn nghiên cứu các cơ hội để đầu tư, theo dõi tài khoản của khách hàng xem có cần cải thiện và thay đổi hiệu suất tài khoản để thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống của khách hàng.
Sau khi các chuyên viên tài chính tư vấn cho khách hàng về nhiều chủ đề, họ sẽ đầu tư cho khách hàng và theo dõi các khoản đầu tư đó. Họ giám sát các khoản đầu tư của khách hàng và gặp khách hàng ít nhất mỗi năm một lần để cập nhật về các khoản đầu tư tiềm năng. Họ có thể điều chỉnh kế hoạch tài chính theo các thay đổi của khách hàng (kết hôn, sinh con, mua nhà,…) hoặc do lựa chọn đầu tư đã thay đổi.
Nhiều chuyên viên tư vấn tài chính sẽ được cấp phép để trực tiếp mua và bán các sản phẩm tài chính như cổ phiếu, bảo hiểm, trái phiếu và niên kim. Tùy thuộc vào thỏa thuận với khách hàng trước đó, các chuyên viên tài chính sẽ được khách hàng cấp phép để mua và bán các cổ phiếu, trái phiếu.
Đọc thêm: Công việc của tư vấn viên bảo hiểm
3. Yêu cầu công việc của chuyên viên tư vấn tài chính là gì?
Để trở thành một chuyên viên tư vấn tài chính thì bạn cần có những yêu cầu và kỹ năng về kiến thức chuyên môn liên quan đến hiệu suất thị trường và chiến lược đầu tư như nghỉ hưu, giáo dục, thuế, bất động sản,… Thông thường thì một chuyên viên tư vấn tài chính sẽ chọn một mảng mà mình yêu thích và mạnh về nó để theo đuổi công việc. Đối với những sự kiện lớn và trọng đại, ví dụ như đám cưới, khách hàng cũng có thể đến tìm nhân viên tư vấn tài chính để vạch ra các kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lý và phù hợp.
Ngoài ra bạn còn cần nhiều yêu cầu công việc khác nữa. Dưới đây là một số yêu cầu và kỹ năng cần thiết để trở thành chuyên viên tư vấn tài chính.
3.1. Có tư duy phân tích
Phần lớn các công việc của một chuyên viên tư vấn tài chính liên quan đến các hiệu suất theo dõi dữ liệu và dự đoán cổ phiếu, trái phiếu,… nên họ cần có khả năng tư duy và phân tích để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đánh giá các nhu cầu của khách hàng và phân tích cho khách hàng thấy vấn rõ vấn đề tài chính ở đâu, họ muốn đầu tư vào đâu và có bao nhiêu thời gian để đạt được điều đó.
3.2. Kỹ năng giao tiếp
Một chuyên viên tư vấn tài chính cần có kỹ năng giao tiếp vì cần thường xuyên trao đổi với khách hàng về các chủ đề liên quan đến tài chính. Họ cũng cần biết lắng nghe các vấn đề của khách hàng và phải hiểu các mục tiêu mà khách hàng muốn đạt được. Chuyên viên tư vấn tài chính cần có khả năng nói trước đám đông để tham gia các cuộc hội thảo hoặc thu hút các khách hàng mới.
3.3. Thành thạo về máy tính
Trên máy tính có nhiều chương trình cài đặt sẵn để theo dõi các dữ liệu về thị trường, nên chuyên viên tư vấn tài chính cần phải thành thạo về máy tính. Để nâng cao hiệu suất làm việc, thành thạo excel cũng rất quan trọng với bạn.
3.4. Kỹ năng thuyết phục và truyền đạt
Chuyên viên tài chính cần thuyết phục được khách hàng. Để nâng cao tài chính cho khách hàng, bạn cần có kỹ năng thuyết phục được khách hàng để cho họ thấy tại sao đầu tư vào các kế hoạch đấy lại thành công.
Dù bạn tư vấn về đầu tư bất động sản hay kế hoạch nghỉ hưu cho khách hàng thì bạn cần có khả năng truyền đạt cho khách hàng, vì để khách hàng hiểu được và tin tưởng thì cũng không phải chuyện dễ dàng. Khách hàng có thể luôn trong trạng thái đề phòng vì các kế hoạch và chiến lược bạn đưa ra ảnh hưởng đến túi tiền của họ. Vì vậy, khả năng thuyết phục khách hàng và truyền đạt thông tin cho khách hàng chính xác, đủ sức thuyết phục để khách hàng tin tưởng và nghe theo, luôn giải đáp các thắc mắc của khách hàng là những yếu tố quan trọng để quyết định bạn thành hay bại trong công việc.
3.5. Đạo đức nghề nghiệp
Nghề nghiệp nào cũng có những cám dỗ, vì vậy để lựa chọn các quyết định có lợi cho bản thân và không gây thiệt hại cho khách hàng thì bạn cần có lý trí mạnh mẽ để phân biệt đúng sai. Trong mọi trường hợp, bạn phải đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu để xây dựng hình tượng cho bản thân. “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” có thể sẽ khiến cho bạn không thể hoạt động được trong ngành này nữa.
3.6. Quản lý sổ sách
Chuyên viên tư vấn tài chính cần phải làm việc với rất nhiều người nên việc quản lý sổ sách cẩn thận cũng là một yếu tố cần có của công việc này. Nó giúp bạn tiết kiệm được thời gian cho cả bạn và khách hàng. Công việc này cũng cần bạn đọc số liệu và giấy tờ khá nhiều nên chỉ dành cho những bạn không ngại đọc số liệu mỗi ngày.
Bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về việc làm của chuyên viên tư vấn tài chính, giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về công việc và các yêu cầu để trở thành chuyên viên tư vấn tài chính chuyên nghiệp.
Tham gia bình luận ngay!