1. Cơ chế quản lý kinh tế là gì?
Trong những năm gần đây nhờ có sự hội nhập kinh tế, đất nước ta không ngừng phát triển đi lên, GDP của Việt Nam thường xuyên giữ top đầu trong khu vực và trên thế giới. Các kết quả mà chúng ta đạt được không hề nhỏ, nó đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, nhiều rào cản do giấy tờ thuế quan được xóa bỏ, cùng với các chính sách vĩ mô, đồng thời nhà nước còn không ngừng thúc đẩy các dự án chương trình hợp tác với các quốc gia và tổ chức trên thế giới, tạo tiền đề cho sự thành công phát triển không ngừng nghỉ.
Cơ chế kinh tế là diễn biến quan trọng của quốc gia, là vấn đề cốt lõi trong quá trình phát triển kinh tế để hội nhập một cách sâu rộng về mọi mặt. cơ chế quản lý kinh tế tốt sẽ tạo động lực cho nền kinh tế phát triển bền vững.
1.1. Bản chất của cơ cấu nền kinh tế
Ta hiểu đơn giản cơ chế kinh tế là sự diễn biến các sự việc xảy ra trong nền kinh tế, quá trình này có sự tương tác của các qua lại giữa các thành phần kinh tế, các bộ ngành, các mặt cấu thành tạo nên sự vận động của nền kinh tế, nó là chuyển biến qua lại giữa các thành phần kinh tế.
1.2. Bản chất của cơ chế nền kinh tế quản lý.
Cơ chế quản lý là sự theo dõi sát sao, là việc điều hành các sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế. Về bản chất nó cũng chỉ là sự tương tác điều hành giữa các quá trình quản lý. Trong diễn biến quản lý chúng ta thu được nhiều kết quả khác nhau nhằm khắc phục những mặt còn yếu kém và phát huy những điểm tích cực trong công tác quản lý.
1.3. Các yếu tố cấu thành nên chủ thể nền kinh tế
1.3.1. Yếu tố cấu thành nên cơ chế
Đây chỉ là sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố kinh tế, các yếu tố cấu thành nên chúng gồm những gì:
- Quan hệ sản xuất
- Cơ cấu các ngành
- Sự hiện đại hóa khoa học kỹ thuật và tổ chức sản xuất.
1.3.2. Các yếu tố cấu thành nên cơ chế quản lý
Có hai cơ chế chính:
- Đối tượng quản lý
- Chủ thể quản lý
1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về nền kinh tế
Đó là sự tác động có tổ chức, được sự can thiệp của luật pháp thông qua các hệ thống chính sách mà nhà nước ban hành. Mục tiêu của quản lý nhà nước là tạo ra sự phát triển của nền kinh tế, đưa đất nước đi nên một cách bền vững dựa trên cơ sở tiềm năng nguồn lực trong và ngoài nước đã có trước đó, làm bệ phóng quan trọng cho sự hội nhập sâu rộng giữa các nền kinh tế.
Đây được coi là một dạng của quản lý xã hội, có vai trò quan trọng trong việc hợp tác thúc đẩy nền kinh tế, nhà nước nghiên cứu các công cụ thích hợp để thực hiện chức năng thay đổi các cơ chế lạc hậu hiện nay.
2. Cơ chế đang quản lý nền kinh tế Việt Nam
Hiện nay nước ta đang được quản lý trên cơ sở là sự điều khiển của nhà nước, chuyển mình từ nền kinh tế tập thể lạc hậu bao cấp sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển đổi này làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển một cách không ngừng, từ tình trạng nghèo đói từ trước cải cách sang xu hướng hiện đại hóa công nghiệp. Chính phủ đã rất sáng suốt khi chuyển đổi nền kinh tế, thiên thời địa lợi nhân hòa, với các thế mạnh về địa lý, có rừng vàng biển bạc chính các yếu tố này đã tạo ra bước đột phá của nền kinh tế Việt Nam.
2.1. Hoạt động của nền kinh tế nhà nước
Để có cuộc chuyển mình thành công như vậy, nhà nước đã có những hoạt động nổi bật:
Xây dựng lực lượng sản xuất phù hợp đó là sự biểu hiện ở nền kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa, thể hiện ở 2 mặt riêng biệt:
Đầu tiên là xây dựng phương thức quản lý sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, áp dụng đồng thời khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, đẩy mạnh theo hướng phát triển công nghệ hóa hiện đại hóa, nhằm xây dựng thể chế cơ cấu chính sách phù hợp với hoàn cảnh đất nước, qua đó tạo ưu thế cạnh tranh trên trường quốc tế.
Thứ hai là áp dụng tư liệu sản xuất: ngày nay các quốc gia trên thế giới đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, mở ra cơ hội phát triển cho các nước yếu thế, chúng ta nên tận dụng cơ hội này để đưa đất nước đi lên sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ vĩ đại đã căn dặn. để làm được điều đó chúng ta không ngừng nỗ lực, biết đâu là điểm mạnh điểm yếu, phát huy vai trò vị thế của bản thân. Nhưng để làm được như thế Việt Nam phải hướng đến nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng về hình thức kinh doanh, vận hành theo cơ chế thị trường mới. Để chuyển đổi nền kinh tế đòi hỏi nhà nước cần phải đổi mới các phương thức quản lý về kinh tế, và xây dựng lại hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng và pháp luật nói chung.
2.2. Tại sao nhà nước cần phải tham gia quản lý cơ chế nền kinh tế.
Nhà nước có bản chất là giai cấp, kinh tế là nơi tồn tại các cuộc đấu tranh giai cấp, do đó nhà nước có nhiệm vụ can thiệp vào nền kinh tế, mặt khác khi đã mang bản chất là giai cấp thì không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh giai cấp đó. Các mâu thuẫn cơ bản thường xảy ra như:
- Mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường, phân chia quyền lợi,…
- Mâu thuẫn giữa các chủ doanh nghiệp với người lao động
- Mâu thuẫn giữa cộng đồng với doanh nghiệp, họ tranh giành tài nguyên công cộng với nhau mà không suy tính tới lợi ích chung.
Các mâu thuẫn trên thường xuyên xảy, nó phổ biến tới mức đã trở thành điều hiển nhiên và mọi người vẫn luôn đấu tranh để giành được sự công bằng ấy.
3. Một số chính sách về kinh tế quản lý
3.1. Chính sách tài khóa
Đối với chính sách này, nhà nước sẽ hướng tới mục đích duy trì tổng cung trên toàn quốc, nhằm duy trì tiềm năng phát triển, loại bỏ được tình trạng suy thoái của nền kinh tế, hướng đất nước tới sự hưng thịnh lâu dài. Đây là mục tiêu đảm bảo sự tăng trưởng, ảnh hưởng lớn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm nâng cao năng lực sản xuất
3.2. Chính sách về tiền tệ
Các nguyên tắc này được nhà nước đề ra nhằm thực hiện quy chế, ổn định thị trường tiền tệ, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế. Việc điều chỉnh chính sách sẽ tác động tới giá cả và lãi suất trên thị trường. Chính sách này sẽ giúp sự tăng trưởng kinh tế ở thời điểm ngắn hạn, về dài hạn đó cũng là một trong các phương pháp tối ưu thể hiện khả năng phục hồi của nền kinh tế, tránh việc lạm phát.
3.3. Chính sách thu nhập
Chính sách thu nhập bao quát cả xã hội nhằm tạo thuận lợi cho việc sử dụng lao động, tránh tình trạng chảy máu chất xám đang xảy ra hiện nay. Một chính sách ổn định sẽ làm cho người dân tự chủ kinh tế, không gây áp lực khó khăn đến các chính sách an cư xã hội khác.
3.4. Chính sách đối ngoại kinh tế
Đây là chính sách nhà nước đề ra để tạo sự ổn định trong nền kinh tế, giúp cho cán cân thương mại được cân bằng, hình thành các chính sách ổn định về mặt lâu dài.
Thông qua những luận điểm trong chắc hẳn bạn cũng đã hình dung ra cơ chế quản lý kinh tế là gì, để đất nước được phát triển không thể thiếc các cơ chế quản lý. Mong những thông tin vừa rồi sẽ có ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì thêm bạn hãy để lại bình luận bên dưới, topcvai.com sẽ giúp các bạn tìm hiểu và giải quyết nhé!
Tham gia bình luận ngay!