1. Cổ đông chiến lược là gì?
Theo như nghị định của Chính phủ quy định cổ đông chiến lược là nhà đầu tư trong và ngoài nước của một doanh nghiệp có năng lực về tài chính được cam kết bởi văn bản đảm bảo sẽ gắn bó theo lợi ích lâu dài đồng thời giúp đỡ doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa về các mảng cụ thể như: phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, cung ứng nguyên vật liệu, đào tạo nâng cao nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ mới và nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp.
Cổ phần là vốn điều lệ được chia theo những phần bằng nhau trong một công ty cổ phần. Cổ đông là những người góp vốn vào doanh nghiệp đồng thời chịu trách nhiệm về các khoản nợ và phải có nghĩa vụ với các tài sản khác thuộc phạm vi số vốn bỏ ra cho doanh nghiệp.
Những khái niệm về cổ đông trong doanh nghiệp:
- Cổ đông phổ thông là người nắm giữ cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần, đây là yếu tố bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại.
- Cổ đông ưu đãi là người nắm giữ các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp. Trong đó có nhiều loại cổ phần ưu đãi dựa trên những điều lệ, quy định của công ty như là ưu đãi hoàn lại, ưu đãi cổ tức, ưu đãi biểu quyết và các ưu đãi khác.
- Cổ đông sáng lập được áp dụng cho những cổ đông của công ty cổ phần mà tham gia vào quá trình xây dựng và ký tên thông qua vào bản Điều lệ đầu tiên.
Đối với cổ đông sáng lập thì phải đăng ký mua tối thiểu là 20% tổng cổ phần phổ thông được công khai chào bán và buộc phải thanh toán đủ số tiền mua cổ phần đã đăng ký với thời hạn là 90 ngày tính từ ngày doanh nghiệp đó được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng ít nhất 3 năm thì có thể thực hiện chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông sáng lập. Nếu người được chuyển nhượng không phải là cổ đông sáng lập thì phải được sự chấp thuận từ Đại hội đồng cổ đông thì đương nhiên người được nhận sẽ trở thành cổ đông sáng lập của doanh nghiệp còn sau 3 năm thì sẽ không bị hạn chế bởi quy định này.
2. Các quy định áp dụng cho cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp
- Sẽ chỉ có tối đa là 03 nhà đầu tư chiến lược được phép mua cổ phần trong mỗi công ty cổ phần hóa.
- Tính từ ngày công ty cổ phần nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu và bắt đầu hoạt động cùng với việc áp dụng luật Doanh nghiệp thì chỉ có thời hạn 5 năm là tối thiểu đối với việc nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp.
- Đối với những trường hợp muốn chuyển nhượng cổ phần trước thời hạn quy định thì phải được thông qua Đại hội đồng cổ đông thì mới có hiệu lực.
- Một số chú ý đối với giá bán của cổ phần cho các nhà đầu tư đó là nếu như thực hiện việc thu mua sau khi đấu giá công khai cổ phần thì giá phải cao hơn giá đấu thành công thấp nhất, đồng thời việc thực hiện mua cổ phần trước đấu giá phải cao hơn mức giá khởi điểm đã được đề ra ban đầu.
3. Những tiêu chí tối thiểu đối với cổ đông chiến lược
3.1. Áp dụng với các cổ đông chiến lược nước ngoài:
- Vào năm trước khi đăng ký tham gia cổ đông chiến lược của doanh nghiệp thì phải có tối thiểu tổng tài sản tương đương là 20 tỷ đô la Mỹ đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài hay các tổ chức tài chính quốc tế.
- Phải có kinh nghiệm hoạt động quốc tế ít nhất là 5 năm.
- Phải xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các hoạt động cam kết tài chính và thông thường kể cả khi thị trường biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế theo chiều hướng tiêu cực và được công nhận bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập quốc tế như Standard & Poor, Fitch Rating, Moody’s,...
- Điều kiện bắt buộc của cổ đông chiến lược nước ngoài, cổ đông sáng lập, cổ đông lớn đó là không áp dụng với những tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
- Theo quy định của Thông tư điều 2 khoản 1, các cổ đông chiến lược nước ngoài phải có cam kết bằng văn bản về việc đảm bảo hỗ trợ ngân hàng thương mại Nhà nước khi cổ phần hóa trong các các lĩnh vực được nêu trong đó, đồng thời phải gắn bó theo lợi ích lâu dài với ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa.
3.2. Áp dụng với cổ phần chiến lược trong nước
- Phải là những cá nhân, doanh nghiệp có năng lực và kinh nghiệm trong việc quản trị.
- Tổng tài sản tối thiểu để đăng kỹ tham gia cổ phần chiến lược vào năm trước khi thực hiện là 3.000 tỷ VND.
- Đảm bảo được nguồn vốn góp: số vốn tối thiểu để tham gia đăng ký góp cổ đông chiến lược bằng vốn chủ sở hữu trừ đi các khoản đầu tư dài hạn, tài sản và nợ ngắn hạn của cá nhân, doanh nghiệp thực hiện.
- Vốn chủ sở hữu (ROE) có tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu là 15% và trên 1% đối với tỷ lệ lợi nhuận của tài sản có (ROA) của năm liền kề so với thời gian tham gia đăng ký cổ phần chiến lược và phải bắt buộc có lợi nhuận ròng trong tối thiểu 3 năm liên tiếp tính từ thời gian đó đổ lại.
- Các cá nhân, doanh nghiệp đăng ký tham gia cổ phần chiến lược thì không được có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
- Giống như điều kiện áp dụng với cổ đông chiến lược nước ngoài đó là không phải là cổ đông sáng lập, cổ đông chiến lược hay cổ đông lớn của bất kỳ tổ chức tín dụng nào tạo Việt Nam khi thực hiện đăng ký tham gia.
- Theo như Thông tư của ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa điều 2 khoản 1 thì phải thực hiện cam kết bằng văn bản về việc hỗ trợ trong những lĩnh vực được quy định.
- Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày mua cổ phần và trở thành cổ đông thì phải thực hiện cam kết bằng văn bản đảm bảo không chuyển nhượng các cổ phần đã mua hay thực hiện bất kỳ giao dịch nào với ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần mà ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp với mục đích cạnh tranh không lành mạnh hoặc tạo sự độc quyền với khách hàng, nhà đầu tư khác của Ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa cũng như các tổ chức tín dụng trong nước.
- Trong trường hợp cổ đông chiến lược là tổ chức tín dụng thì ngoài việc đáp ứng được những tiêu chí bên trên thì còn phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện như:
Các hoạt động của tổ chức tín dụng phải được đảm bảo duy trì các hạn chế thực hiện an toàn theo quy định của ngân hàng Nhà nước.
Tỷ lệ an toàn (CAR) phải trên 10% cho năm liền kề so với thời gian thực hiện đăng ký tham gia cổ đông chiến lược.
Tỷ lệ nợ xấu của tổ chức đó dưới 2% vào năm liền kề so với thời gian thực hiện đăng ký tham gia cổ đông chiến lược.
Đối với những doanh nghiệp có ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa là cổ đông thì tổ chức tín dụng không được mua cổ phần, đồng thời không góp vốn cho bất kỳ tổ chức tín dụng nào nếu muốn thực hiện đăng ký tham gia cổ đông chiến lược.
4. Lợi ích và hạn chế tồn tại ở cổ đông chiến lược
4.1. Lợi ích của cổ đông chiến lược trong công ty
Đối với lĩnh vực ngân hàng thì tiêu chí chọn cổ đông chiến lược được cụ thể, chi tiết hơn đảm bảo quá trình lựa chọn đối với các tổ chức có đầy đủ những yêu cầu cần thiết và đáp ứng được điều kiện giúp ngân hàng trong nước như là:
- Đề cao về hệ thống quản lý, năng lực quản trị cũng như quản lý rủi ro cho doanh nghiệp.
- Trong quá trình hoạt động biết ứng dụng các công nghệ hiện đại.
- Phát triển đa dạng các dịch vụ về sản phẩm, khách hàng, ngân hàng,...
Trong mỗi lĩnh vực cụ thể thì cổ đông chiến lược mang ý nghĩa kinh tế nhiều hơn là ý nghĩa pháp lý theo quy định. Cần phải xác định rõ ràng mục tiêu và chiến lược kinh doanh cũng như điểm mạnh điểm của doanh nghiệp khi thực hiện lựa chọn các cổ đông chiến lược nhằm nâng cao lợi ích và hỗ trợ doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp đó là nguồn tài chính hỗ trợ ổn định nguồn nguyên vật liệu, hỗ trợ khách hàng, hệ thống mạng lưới phân phối,... nhằm đảm bảo phù hợp với mục đích lợi nhuận ban đầu mà hai bên đề ra.
4.2. Hạn chế còn tồn tại ở cổ đông chiến lược
Tất nhiên việc có thêm nguồn vốn cho doanh nghiệp là điều tốt đem lại lợi ích phát triển, tuy nhiên cùng với đó là những rủi ro và thử thách mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối diện khi có thêm cổ đông chiến lược:
- Tất cả các quyết định lớn ảnh hưởng đến doanh nghiệp sẽ phải có sự trao đổi với cổ đông.
- Mọi dự án mà có rủi ro về tài chính hay quá trình kinh doanh thì sẽ không còn nắm quyền kiểm soát toàn phần như trước.
- Bị hạn chế về quyền hạn và trách nhiệm đối với các hoạt động của doanh nghiệp.
- Khi thực hiện bất kỳ chiến lược nào cũng phải có hoạt động điều phối và tham vấn ý kiến của các bên liên quan nên khá mất thời gian, công sức.
- Tạo nhiều khó khăn trong việc thực hiện công tác truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp.
Thông qua bài viết bên trên ta phần nào có thể hiểu được cổ đông chiến lược là gì và tầm quan trọng của cổ đông, đặc biệt là cổ đông chiến lược trong công ty cổ phần. Tất cả đều hướng đến lợi ích chung của doanh nghiệp nhưng cũng tạo nên những hạn chế nhất định trong quyền hạn mà khi vận hành công ty cần phải nắm rõ. Để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến quản trị doanh nghiệp truy cập website timivec365.com.vn
Tham gia bình luận ngay!