1. Những thứ bạn có được khi làm freelancer
Freelancer là những người có kỹ năng, chuyên môn về một ngành nghề, lĩnh vực nào đó nhưng không làm việc tại văn phòng hay chịu sự quản lý của bất cứ công ty, doanh nghiệp nào. Người làm freelancer có thể làm việc như một đối tác với một cá nhân hay công ty nào đó mà không hề có ràng buộc về thời gian hay địa điểm làm việc. Họ chỉ đơn giản là nhận công việc từ phía doanh nghiệp và có nhiệm vụ hoàn thành công việc theo đúng thời gian hai bên đã thỏa thuận mà không cần phải quy định về phương thức hay cách thức làm việc nào hết.
Thực tế thì freelancer vẫn là người đi làm thuê cho một bên nào đó và nhận tiền công nhưng trong tâm thế chủ động và thoải mái hơn, không phải chịu các quy tắc của môi trường công sở. Mọi quyền lợi và nghĩa vụ sẽ được 2 bên thống nhất ngay từ đầu để tránh các thay đổi ảnh hưởng tới quyền lợi của 2 bên.
Vậy một công việc freelancer mang lại cho bạn những lợi ích gì?
Xem thêm: Danh sách việc làm freelancer mới nhất
1.1. Cải thiện thu nhập
Thông thường một người đi làm có thể lựa chọn freelancer là công việc làm thêm để tăng thêm thu nhập và khi đã có đầy mình kinh nghiệm làm freelancer, họ có thể lựa chọn từ bỏ công việc hiện tại và trở thành một freelancer full time, hoàn toàn tự chủ về thời gian mà thu nhập còn cao hơn khi đi làm công ăn lương cho một công ty.
Với một số người giỏi về kỹ năng quản lý, sắp xếp họ cũng có thể tự tạo ra một đội nhóm riêng cho mình, mỗi người đảm nhận một vai trò, hỗ trợ nhau trong công việc để có thể nhận được nhiều đơn hàng hơn, đa dạng được các sản phẩm của mình hơn. Và dĩ nhiên, thu nhập cũng tốt hơn rất nhiều.
1.2. Làm việc bất cứ khi nào, bất cứ nơi nào
“Tự do” chính là điều quan trọng nhất là mọi người đều có thể nhìn thấy được ở freelancer. Bạn không phải chịu bất cứ ràng buộc nào về thời gian, địa điểm, trang phục giống như bạn đi làm ở các môi trường công sở. Bạn có thể tự do sáng tác, thoải mái đầu óc để tạo ra các sản phẩm mà chẳng cần phải quan tâm đến bất cứ yếu tố bên ngoài nào.
Với một người thường chỉ có thể tập trung làm việc vào ban đêm thì họ có thể dành thời gian ban ngày để nghỉ ngơi, vui chơi và ban đêm thì tập trung mọi năng lượng cho công việc để ra những sản phẩm tốt nhất. Bạn cũng có thể tùy ý lựa chọn những vị trí làm việc cho mình như ở nhà, quán cafe, thư viện hay thậm chí là ngoài công viên. Bất cứ nơi đâu mà bạn có thể tạo ra được cảm hứng làm việc thì bạn có thể làm ngay tại đó, miễn sao bạn là người có trách nhiệm với những sản phẩm mình tạo ra và hoàn thành đúng deadline mà phía khách hàng đã thỏa thuận với bạn.
Đọc thêm: Các trang web freelancer uy tín và được sử dụng phổ biến hiện nay
1.3. Hình thành các kỹ năng
Trong thời gian làm việc tự do với vị trí freelancer bạn sẽ hình thành được rất nhiều kỹ năng cho bản thân trong những vấn đề mà bạn gặp phải. Việc bạn cứ tự mình làm, tự mình sai, tự rút ra kinh nghiệm sẽ giúp bạn có được bản lĩnh nghề nghiệp và sau này sẽ không bước lại những vết xe đổ đó nữa. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ tự rút ra được những cách thức mới để tối ưu hóa công việc sau vài lần thất bại, vài lần sai sót.
Các kỹ năng mà một người có thể hình thành được cho mình khi làm freelancer là kỹ năng lên kế hoạch, kỹ năng sắp xếp công việc, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng phân bổ thời gian,…
Đọc thêm: Top 10 công việc freelancer hot nhất hiện nay
1.4. Tạo một thương hiệu cho bản thân
Làm freelancer cũng chính là một cách giúp bạn phát triển một thương hiệu cho chính bản thân mình. Để có thể có trở thành một cái tên có vị trí, có chỗ đứng trong một ngành nghề nào đó bạn phải bắt đầu từ một freelancer, tự tạo nên những giá trị, những thành quả cho riêng mình mà được mọi người, mọi khách hàng, đối tác đều đánh giá cao.
Những thành quả mà bạn đạt được trong một quãng thời gian dài làm freelancer chính là những bước để bạn tiến tới việc hình thành một thương hiệu cá nhân cho chính mình.
2. Làm freelancer có thể mất đi những gì?
2.1. Freelancer không có sự ổn định
Đây chắc hẳn là một điều khiến rất nhiều những bạn trẻ mong muốn đi theo con đường freelancer đều băn khoăn. Nếu như đi làm ở công ty bạn chỉ cần nỗ lực làm việc chờ đến ngày nhận lương, điện thoại “ting ting” là xong thì với một freelancer bạn sẽ được trả theo các dự án, các sản phẩm mà bạn được thuê làm.
Với những bạn mới vào nghề thường thì các đơn hàng chưa dồi dào nên làm hết một sản phẩm bạn lại phải chờ đợi để tìm kiếm được một dự án khác. Tháng nào nhiều dự án thì có lương cao, tháng nào lỡ ít thì lại ráng chịu lương thấp hơn. Đôi khi bạn không thể chủ động được về tài chính của bản thân.
2.2. Sự cạnh tranh cao
Với một xã hội nhà nhà, người người đi làm freelancer như bây giờ thì khi bạn chưa có một chỗ đứng nhất định trong ngành, bạn sẽ rất khó để nhận những deal tốt cho mình. Với các công việc người người đều có thể làm như viết bài, dịch thuật, thiết kế,.. sẽ rất dễ bị bão hòa, mức chi phí các công ty đưa ra sẽ vô cùng thấp. Vì vậy đòi hỏi bạn phải là người không ngừng cải tiến, không ngừng sáng tạo để tạo ra sự khác biệt cho bản thân và thuyết phục được khách hàng lựa chọn sản phẩm mình.
Xem thêm: Danh sách việc làm biên phiên dịch
2.3. Rủi ro rình rập
Đi kèm với trách nhiệm mà bạn phải đảm nhận nhất trong mỗi sản phẩm của mình thì rủi ro cũng là điều không thể thiếu. Bạn luôn phải chuẩn bị tinh thần để chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra. Và đôi khi thậm chí bạn sẽ phải áp lực lên chính mình không được phép để rủi ro xảy ra, nếu không sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới thương hiệu của mình.
3. Có nên lựa chọn freelancer thay vì một công việc ổn định tại các công ty?
Bạn phải làm quen với việc rằng mọi công việc đều có tính 2 mặt của nó, không có bất cứ công việc nào là hoàn hảo 100% hết. Cho dù bạn có lựa chọn trở thành một freelancer hay một công ty làm công ăn lương ổn định thì cũng sẽ có những lúc bạn cảm thấy chán nản và mệt mỏi mà thôi. Mình sẽ đưa ra cho bạn một số lười khuyên để giúp bạn có thể định hình rõ hơn về con đường mà mình muốn phát triển nhé.
- Nếu như bạn là một người thực sự năng lực, chuyên môn cao trong một lĩnh vực nào thì bạn có thể bắt đầu freelancer với các sản phẩm mà bạn tự tin nhất, nhưng trước tiên bạn cũng phải thử sức với một vài job nhỏ trước để nhận được những đánh giá khách quan từ phía khách hàng nhé.
- Nếu bạn muốn làm freelancer thì cần phải có bản lĩnh, sự mạnh mẽ để chấp nhận tất cả những rủi ro, cạnh tranh của một công việc freelancer. Còn nếu bạn chỉ mong muốn một công việc ổn định với mức lương đều đều hàng tháng thì mình nghĩ một công việc văn phòng sẽ phù hợp hơn với bạn.
- Lời khuyên dành cho bạn khi còn là một sinh viên mới ra trường thì nên lựa chọn các công ty để có thêm kinh nghiệm, xây dựng được các kỹ năng cần thiết. Sau một thời gian nếu bạn cảm thấy có đủ kinh nghiệm, đủ kiến thức rồi hẵng nghĩ đến việc rời công ty và trở thành một freelancer.
Trên đây là các lý do giúp bạn giải đáp được thắc mắc có nên làm freelancer hay không. Chúc bạn sẽ lựa chọn được một định hướng đúng đắn cho công việc của mình nhé.
Tham gia bình luận ngay!