1. Có nên nộp đơn xin việc 2 lần không?
Để đi tìm trả lời câu hỏi ứng viên có nên nộp đơn xin việc 2 lần không thì hãy tìm hiểu một chút về những nguyên nhân dẫn đến quyết định ứng tuyển lần 2 và những căn cứ để cân nhắc về quyết định nộp đơn xin việc lần 2 nhé!
1.1. Ứng viên cần có sự chủ động nhiều hơn khi ứng tuyển
Thông thường khi xem xét đơn ứng tuyển, các chuyên viên nhân sự hoặc người phụ trách công tác tuyển dụng sẽ cân nhắc mọi điều kiện của ứng viên cho vị trí đang ứng tuyển. Nếu thấy ứng viên không phù hợp với những yêu cầu của công việc thì họ sẽ chuyển hồ sơ sang của ứng viên đó các vị trí khác liên quan và phù hợp với năng lực của ứng viên hơn. Tuy nhiên điều này chỉ đúng trong trường hợp ứng viên đó thực sự có năng lực khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng và công ty đang tuyển dụng nhiều vị trí.
Trong trường hợp bạn đã nộp hồ sơ nhưng chờ đợi khá lâu mà chưa được phải hồi, tuy nhiên bạn vẫn thấy công ty tiếp tục đăng bài tuyển dụng cho vị trí công việc đó thì có khả năng xảy ra một trong hai trường hợp sau đây:
+ Công ty đăng tuyển đợt đầu và chưa nhận được sự quan tâm của nhiều ứng viên, vì vậy họ tiếp tục đăng tuyển thêm đợt hai để có thể nhận được hồ sơ của nhiều ứng viên hơn, sau đó kết hợp xét tuyển một lần.
+ Hồ sơ của bạn đã bị loại và công ty tiếp tục tuyển dụng đợt 2 để tìm đủ số lượng nhân sự phù hợp.
Trong trường hợp này, có thể nhà tuyển dụng không thông báo lại với bạn về kết quả xét duyệt hồ sơ, hoặc họ đã gửi thông báo những bạn không chú ý tới. Cách giải quyết tốt nhất là bạn hãy kiểm tra lại hộp thư của mình, nếu vẫn không thấy thông báo từ nhà tuyển dụng thì bạn nên mạnh dạn gọi điện đến công ty và hỏi thăm về tình trạng hồ sơ của mình trước khi quyết định nộp hồ sơ lần hai cho vị trí khác.
1.2. Vậy có nên nộp đơn xin việc 2 lần không?
Trong mỗi lần phỏng vấn xin việc, điều quan trọng nhất là bạn không nên tự ti về bản thân mình. Một ứng viên thông minh sẽ hiểu rõ năng lực của mình và chỉ tìm kiếm những công việc mà bản thân phù hợp.
Trong trường hợp bạn bị từ chối cho một công việc nào đó, thì hoặc là bạn chưa thực sự phù hợp với công việc đó, hoặc trường hợp thứ hai là bạn thỏa mãn tất cả những yêu cầu của công việc, tuy nhiên nhà tuyển dụng tìm thấy một người còn tốt hơn bạn. Nếu đúng như vậy thì quả thật bạn nên nhớ lại xem hôm đó ra đường bạn đã bước chân nào trước.
Điều quan trọng nhất khi đi xin việc là bạn hiểu rõ về những gì mình có và không tự tin về bản thân.
Bạn đã bị nhà tuyển dụng từ chối ư?
Mặt trời vẫn mọc và bạn vẫn thức dậy mỗi ngày. Ngoài chuyện lòng tự ái bị tổn thương một chút xíu thôi thì chẳng có gì nghiêm trọng cả.
Miễn là bạn vẫn yêu thích vị trí công việc đó, vẫn muốn làm việc ở công ty đó, thì bạn đâu cần phải quan tâm nhà tuyển dụng đã từ chối bạn bao nhiêu lần. Quan trọng là bạn hiểu rõ và tin tưởng vào khả năng của bản thân mình. Việc thất bại một vài lần trong quá trình xin việc chẳng phải là một điều gì đó không thể nào chấp nhận được. Hãy luôn cố gắng vì công việc mà mình yêu thích. Mọi điều tốt đẹp đều cần bạn chủ động nắm lấy, cứ ngồi im thì cơ hội sẽ không tự tìm đến cửa đâu!
Vậy bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi có nên nộp đơn xin việc 2 lần chưa?
2. Bạn cần làm gì nếu quyết định nộp đơn xin việc lần nữa?
2.1. Nhà tuyển dụng nghĩ gì nếu ứng viên nộp đơn xin việc 2 lần?
Trong trường hợp bạn nộp đơn xin việc hai lần, có hai tình huống để bàn luận tới:
+ Bạn nộp đơn xin việc 2 lần cho cùng một vị trí
+ Bạn nộp đơn xin việc lần nữa cho vị trí khác
Sau đây chúng ta sẽ lần lượt đi vào chi tiết từng trường hợp nhé.
2.1.1. Nếu bạn nộp đơn xin việc 2 lần cho cùng một vị trí
Thực tế là hồ sơ và đơn xin việc của các ứng viên có thể được lưu trữ lại, vì vậy nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn nộp đơn xin việc lần nữa. Trong trường hợp này họ có thể sẽ bỏ qua luôn đơn xin việc của bạn, nếu bạn thực sự không có đủ năng lực làm việc. Ngược lại, họ có thể sẽ cân nhắc một lần nữa về việc mở rộng thêm một vị trí cho công việc đó, hoặc là họ sẽ cân nhắc bạn cho một vị trí công việc khác cũng đang còn trống bởi họ thấy được khả năng cũng như nhiệt huyết của bạn.
Trường hợp thứ hai có vẻ hy hữu hơn, đó là nhà tuyển dụng đã không nhìn thấy đơn xin việc của bạn trong lần nộp đầu tiên. Có thể vì một lý do nào đó mà lá đơn xin việc đầu tiên của bạn không đến được với nhà tuyển dụng. Khi bạn nộp đơn xin việc lần thứ hai có nghĩa là bạn đã chủ động tìm kiếm cơ hội cho bản thân.
2.1.2. Nếu bạn nộp đơn xin việc lần nữa cho vị trí khác
Về việc ứng viên chỉnh sửa đơn xin việc và ứng tuyển lại vào một trí khác trong cùng một công ty, rất khó để nói các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá như thế nào, bởi mỗi công ty hay cá nhân đều có những cách thức tuyển dụng và thái độ khác nhau khi tiếp xúc với cùng một vấn đề.
Ngoài ra, nếu bạn không có gì mới có giá trị thuyết phục nhà tuyển dụng thì lời khuyên của chúng tôi đó là bạn không nên nộp thêm đơn xin việc vào vị trí khác. Điều này chỉ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người không biết “tự lượng sức mình” mà thôi.
Nếu bạn lo lắng nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người không xác định được mục tiêu cụ thể cho bản thân, thì đó không phải là vấn đề bạn cần lo lắng. Nhà tuyển dụng sẽ chỉ quan tâm đến duy nhất một vấn đề đó là bạn có thể làm tốt công việc hay không và có thể đóng góp những gì cho công ty.
Bởi vậy, nếu bạn tự tin vào bản thân thì tại sao không chủ động tìm kiếm cơ hội?
2. 2. Những điều cần chú ý nếu nộp đơn xin việc lần nữa
2.2.1. Thay đổi cách viết đơn xin việc
Nếu bạn quyết định nộp đơn xin việc lần nữa, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ xuất hiện trước mắt nhà tuyển dụng với một trạng thái hoàn toàn khác. Nạn nên cân nhắc ứng tuyển lại cách lần đầu khoảng 6 tháng, hay tối thiểu là 3 tháng. Thời gian đó đủ cho bạn tự rèn luyện thêm và tích lũy thêm các kỹ năng cần thiết để nâng cao giá trị của bản thân.
Thực tế thì bạn luôn có có cơ hội gửi đơn xin việc 2 lần cho một vị trí, miễn là bạn tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thay đổi cách tiếp cận
Bạn cần phải chỉnh sửa lại nội dung chính của đơn xin việc, đồng thời chỉnh sửa lại các thành phần khác trong hồ sơ xin việc sao cho phù hợp hơn.
- Thay đổi cách trình bày đơn xin việc sao cho chuẩn chỉnh nhất, điều chỉnh, thêm từ khóa và các nội dung dựa trên mô tả công việc của nhà tuyển dụng.
- Viết chi tiết hơn
Thay vì chỉ đề cập đến những nội dung công việc chung chung trong phần kinh nghiệm làm việc, hãy đưa thêm vào các minh chứng cụ thể. Các con số và tỷ lệ phần trăm sẽ có giá trị định lượng tốt hơn và rõ ràng hơn nhiều về khả năng làm tốt công việc của bạn.
2.2.2. Bạn có nên đề cập đến lần ứng tuyển trước đây không?
Nếu được hỏi về các lần ứng tuyển trước đây ở bất cứ khâu nào trong quy trình tuyển dụng, tốt nhất là bạn nên thành thật. Đừng chú ý đến lý do tại sao bạn bị từ chối ở lần đầu tiên; thay vào đó, hãy nhấn mạnh kinh nghiệm làm việc và kỹ năng giúp bạn tăng thêm sức cạnh tranh ở vị trí đó.
Điều quan trọng là bạn tuyệt đối không được thể hiện thái độ tiêu cực với đội ngũ tuyển dụng đã loại bạn ở lần phỏng vấn trước đây. Hãy cho họ thấy thái độ cầu tiến và mong muốn nhận được phản hồi của họ để hoàn thiện bản thân hơn. Đôi lúc thái độ còn quan trọng hơn cả năng lực và kinh nghiệm làm việc. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã tiến bộ hơn nhiều so với lần phỏng vấn trước đó.
Nếu như nhà tuyển dụng băn khoăn về việc liệu có nên tuyển nhân viên cũ từng làm ở công ty hay không thì ứng viên lại không biết có nên nộp đơn xin việc 2 lần vào một công ty hay không? Đây là tình huống không còn xa lạ gì với nhiều người. Không nói đến những cá nhân thực sự xuất sắc, hầu như mỗi chúng ta đều trải nghiệm ít nhất một lần bỏ lỡ cơ hội rồi sau đó mới tìm kiếm được công việc yêu thích hoặc đúng chuyên ngành. Trong trường hợp bạn vẫn còn sự yêu thích cho một công việc và vẫn muốn làm việc tại công ty đó, thì đừng ngần ngại mà hãy tự chủ động tìm kiếm cơ hội cho mình nhé!
Tham gia bình luận ngay!