1. Coffee shop là gì?
Chắc hẳn ở đây đã có nhiều người nghe đến cụm từ quán cà phê mà người việt ta hay nói với nhau. Vậy coffee shop có cách gọi khác chính là quán cà phê. Và cũng có thể hiểu là coffee shop là loại hình thức kinh doanh các đồ uống liên quan đến coffee, thậm chí có thể kinh doanh thêm các mặt hàng về bánh và một số loại nước uống khác.
Loại hình kinh doanh này thì đã phủ sóng khắp Việt Nam và trải dài trên khắp cả nước. Số lượng quán là rất lớn, đa phần thuộc loại nhỏ và lẻ và thuộc loại hình tư nhân. Một số thương hiệu lớn thì đã có nhiều quán trên các địa điểm như: the coffee house, Gemini coffee, …
Quán cà phê thường là những nơi lý tưởng cho các cuộc hẹn hay gặp gỡ. Không gian quán thì thường được thiết kế và bố trí theo mong muốn mà chủ quán muốn hướng đến với khách hàng. Và luôn tạo cho khách hàng một không gian khi bước vào cảm giác thoải mái nhất. Vừa tạo được sự thoáng đãng mà còn có cảm giác riêng tư. Nhu cầu vào quán để được phục vụ nước uống đồ ăn là rất cao của người Việt, vậy nên mô hình kinh doanh này luôn có tiềm năng để phát triển.
Tuy loại mô hình kinh doanh này khá đơn giản nhưng không phải ai kinh doanh cũng thành công và như theo ý mong muốn. Vậy để kinh doanh thành công thì ta cần nên biết những kiến thức gì để có thể vận hành quán tốt nhất? Hãy cũng topcvai.com đi tiếp vào những phần sau nhé.
2. Những thứ cần biết về hoạt động kinh doanh coffee shop
Để sở hữu một quán cà phê nhỏ nhỏ dành riêng cho bản thân là điều mà nhiều bạn trẻ đang mơ ước tới. Nhưng đa phần đều không có được định hướng và đang không biết mình nên làm những gì và không biết làm tư đâu thậm chí là không biết điều hành. Và sau đây, mình sẽ đưa ra một vài kiến thức mà các bạn muốn kinh doanh coffee shop cần trang bị
2.1. Loại đồ uống
Để có thể kinh doanh được thì chắc chắn phải tìm hiểu kỹ và rõ về kiến thức loại đồ uống. Bạn không biết mình bán thứ gì thì chắc chắn cơ hội thành công sẽ không đến với bạn.
2.1.1. Đồ uống coffee
Với coffee shop thì nước uống chủ đạo là được pha chế từ coffee. Và sẽ được chia ra làm hai loại là coffee truyền thống và coffee máy. Chúng khác nhau dựa trên cách pha chế. Thậm chí là sử dụng các loại hạt khác nhau cho nên đối tượng sử dụng cũng dẫn đến có sự khác nhau.
Với coffee truyền thống được chế biến chủ yếu từ hạt coffee Rubusta, Arabica. Sau khi được thu hoạch thì đem đi rang và xay nhỏ. Sau đó dùng phin cà phê để pha chế. Do vậy mà mùi vị của coffee truyền thống cũng có phần đặc biệt hơn. Đậm vì và đắng là hai tính từ có thể miêu tả rõ nhất về coffee truyền thống này. Để thưởng thức thì ta có thể cho thêm ít đá, đường và ít sữa tùy thuộc vào vùng miền và khẩu vị của bạn.
Còn coffee máy thì được pha chế từ các máy công nghệ cao bây giờ. và từ đó cũng cho ra nhiều với cái tên gọi khác như cappuccino, latte, Mocha, …
2.1.2. Đồ uống từ các loại hạt và từ trái cây
Bên cạnh thức uống về coffee ta có thể tìm hiểu nhiều hơn về các thức uống khác như các loại từ trái cây và các loại Hạt .
Một quán coffee shop thì không thể nào đơn thuần chỉ kinh doanh với một thứ nước uống về coffee. Như vậy sẽ rất khó khăn để có thể tồn tại lâu dài. Chúng ta phải có nhiều loại đồ uống để có thể mở rộng đối tượng vào quán hơn như vậy cơ hội kinh doanh mới thăng tiến. Và các nước đồ uống từ trái cây và các loại hạt là lựa chọn không hề tồi tệ. Trái cây chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe và nhiều loại giúp ích cho vẻ đẹp nhờ vậy nước uống trái cây là lựa chọn tốt dành cho chị em phụ nữ và trẻ nhỏ. Trái cây ai ai cũng có thể thưởng thức nên đối tượng sẽ được nhân rộng lên rất nhiều lần.
Do nhu cầu của người tiêu dùng cao do vậy nên không chỉ đơn thuần làm nước ép, trà mà ta có thể làm nhiều món hơn với vô vàn công thức đơn giản như sinh tố, đá xay, kem,... Từ đó sẽ tạo ra nhiều món bắn miệng hơn từ trái cây.
2.2. Cập nhật xu hướng biến đổi
Gu thưởng thức của mỗi người sẽ biến đổi theo thời gian không định vị bất kì theo một xu hướng nhất định nào. Do thế mà khi quán có nhiều loại đồ uống độc lạ thì sẽ thu hút rất nhiều đối tượng vào quán.
Ngoài ra thì các đồ uống đóng chai mà có thương hiệu hay nổi với giới trẻ cũng phải cập nhật liên tục.
Do vậy phải luôn biết cách thay đổi để tạo được dấu ấn riêng dành cho quán. Không ngừng thay đổi nước uống thơm ngon bổ dưỡng mà còn bắt mắt người nhìn thì quán sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
2.3. kiến thức về pha chế
Bạn có học các khóa học dạy pha chế hay trực tiếp, đi làm tại các cửa hàng để có kinh nghiệm thực tế và trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm dành cho bản thân. Có được một công thức, bí quyết pha đồ uống ngon, độc đáo và độc quyền riêng của bạn.
2.4. Tạo một menu hoàn chỉnh
Menu là bảng liệt kê các sản phẩm mà quán kinh doanh với mức giá đề ra trong bảng. Để tạo menu ta cần chú ý các bước sau:
+ Đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm xuất hiện hết trong menu
+ Cách sắp xếp trong menu. Ta có thể sắp xếp các thứ nước uống được bán chạy nhất lên trên hoặc sắp xếp theo thứ tự chữ cái. Chúng ta nên có một chiến thuật sắp xếp sao cho đạt doanh thu cao nhất cho quán
+ Cách thiết kế. Tuy là việc đơn giản nhưng sẽ để lại sự ấn tượng cho những thực khách tới lần đầu.
3. Bạn có biết các bước để kinh doanh coffee shop?
Để có thể kinh doanh được một quán cà phê thì cũng không phải là điều quá khó khăn nhưng vì vậy mà ta cũng cần phải có những kiến thức cơ bản để làm sao kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
3.1. Lên ý tưởng kinh doanh.
Trước khi lên lập kế hoạch và chuẩn bị kinh doanh, hãy chú trọng việc lên ý tưởng và dần dần cụ thể hóa. Bạn có thể xem xét đến việc tạo ra loại đồ uống mới, cách trang trí độc đáo, vị trí, phong cách phục vụ khách hàng, thái độ nhân viên,...
3.2. Kiến thức quản trị kinh doanh
Không cần bạn là một người chuyên sâu hay quá xuất sắc về quản trị. Nhưng để thực hiện kinh doanh thì bạn cũng phải biết về quản trị nhân lực hay là những kiến thức kinh doanh nền tảng đúng không nào. Để việc tuyển nhân viên cho quán thôi cũng đủ để cho bạn đau đầu. Vậy việc có kiến thức mảng quản trị là điều rất cần thiết. Có rất nhiều cách để bạn có thể bổ sung kiến thức cho bản thân. Bạn có thể tham gia khóa học ngắn hạn của các chuyên gia. Tự đọc và tìm tòi các tài liệu có sẵn trong sách vở hay là học qua các công cụ như youtube, facebook, google có gắn internet. Khi bạn có kiến thức bán sẽ nhìn ra các phương hướng mà mình cần làm để có thể kinh doanh hiệu quả.
3.3. Lên kế hoạch
Sau khi lên ý tưởng thì việc lên kế hoạch chi tiết và cụ thể là điều quan rất quan trọng. Bạn cần lên một bản kế hoạch càng chi tiết càng cụ thể sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong tiến trình tạo quán.
3.3.1. Lên kế hoạch chi phí.
Bạn cần phải tính toán sơ bộ và ước chừng số tiền xây dựng quán. Đối chiếu với số tiền hiện có và đưa ra các phương án phòng khi gặp các vấn đề rủi ro về việc thiếu hụt chi phí.
Sau khi quán đi vào hoạt động bạn nên chia ra thành hai loại chi phí là chi phí không cố định và chi phí cố định. Với chi phí không cố định như sửa chữa đồ dùng, các chương trình khuyến mãi,.... Khoản chi phí cố định là phí thuê mặt bằng, trả nhân viên, nhập nguyên liệu, điện nước, ….
3.3.2. Địa điểm thuê
Vị trí thuê để mở quán cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của quán. Vì thế bạn cần nhiều thời gian để khảo sát, tham khảo và đưa ra quyết định.
3 tiêu chí mà bạn cần chú ý để có thể chọn địa điểm ăn ý:
+ Địa điểm có phù hợp với nguồn vốn của bản thân. Có trong dự định trong bản kế hoạch đã đề ra?
+ Địa điểm có nhiều đối tượng mà bạn hướng đến hay không?
+ Địa điểm có phải là nơi mà đối tượng bạn hướng đến di chuyển nhiều hay không?
Từ 3 tiêu chí trên mà bạn có thể chọn ra địa điểm phù hợp mà bạn ưng ý.
3.3.3. Lựa chọn phong cách mà coffee shop hướng tới
Nên bày biện và trang trí quán theo đúng xu hướng và đối tượng hướng đến từ đó đưa ra các loại đồ uống khác nhau.
Mỗi đối tượng sẽ cho ta một phong cách khác. Vậy nên hãy tìm hiểu kỹ đối tượng mà bạn muốn hướng đến để có thể chọn phong cách phù hợp nhé.
Qua bài viết này bạn đã hiểu coffee shop là gì chưa? Để kinh doanh coffee shop bạn thấy thế nào? Trên đây là tất cả thông tin mà topcvai.com tìm hiểu về coffee shop. Hy vong qua bài này sẽ giúp ích cho các bạn trẻ đam mê hay đang ấp ủ dự định mở coffee shop nhé.
Tham gia bình luận ngay!