1. Công chức cấp xã gồm những ai?
1.1. Điều kiện để trở thành công chức cấp xã
Công chức xã, phường, thị trấn và các tiêu chuẩn cụ thể cần có như sau:
– Công dân phải có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên; và học vấn cần tốt nghiệp trung học phổ thông;
– Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên và có ngành được đào tạo phải phù hợp với những yêu cầu về nhiệm vụ của chức danh đó. Đối với công chức làm việc tại xã ở miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, những vùng ở sâu, ở xa và các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định quy định phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên .
– Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo chuẩn kỹ năng.
1.2. Các bộ phận công chức cấp xã
Các công chức ở cấp xã có các chức danh ở các vị trí điển hình như sau:
– Trưởng Công an xã
– Ban chỉ huy quân sự cấp xã
– Văn phòng – Thống kê
– Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường
– Tài chính – kế toán
– Văn hóa – xã hội
1.3. Trách nhiệm của từng bộ phận
1.3.1. Về bộ phận Trưởng Công an xã
Có trách nhiệm tham mưu về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực về an ninh, trật tự và an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của pháp luật về công an xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
Thực hiện các nhiệm vụ liên quan do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu;
1.3.2. Về Ban chỉ huy quân sự cấp xã trên địa bàn
Thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực Quốc phòng và các quy định khác có liên quan và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao theo quy định của pháp luật.
1.3.3. Công chức Văn phòng – Thống kê
Có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực như văn phòng, thống kê, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, cải cách hành chính theo quy định của pháp luật;
Trực tiếp tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Xây dựng và theo dõi việc thực hiện của các chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (bao gồm cả lịch định kỳ và đột xuất); tổ chức các kỳ họp và chuẩn bị các nội dung liên quan.
- Tổ chức tiếp dân; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, xây dựng chính quyền điện tử; kiểm soát các thủ tục về hành chính; thống kê, quản lý cơ sở dữ liệu tại địa phương; thực hiện nhiệm vụ nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo từ người dân, cơ quan, tổ chức và chuyển đến các bộ phận có thẩm quyền quy định; - Chủ trì và theo dõi việc thực hiện các kế hoạch về phát triển kinh tế – xã hội; tổng hợp, thống kê những kết quả thực hiện được theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến chuyên ngành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
1.3.4. Bộ phận Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường cần trách nhiệm như nào?
Có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực trong các lĩnh vực như đất đai, tài nguyên, môi trường, đô thị, giao thông, công tác xây dựng nông thôn mới…. theo quy định của pháp luật;
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Thu thập thông tin, tổng hợp, lập sổ sách tài liệu và báo cáo về đất đai, tài nguyên, môi trường, công tác quy hoạch, đô thị, giao thông, xây dựng nông thôn mới;
- Vận động nhân dân địa phương học hỏi và sử dụng các khoa học kỹ thuật tiến bộ vào chăn nuôi, sản xuất, đề cao công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn;
- Giám sát các công trình xây dựng thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Phối hợp với các công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính việc tiếp nhận hồ sơ và làm rõ hiện trạng đất đai: đăng ký, sử dụng, tình trạng tranh chấp và những biến động khác; xây dựng các văn bản, giấy phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao liên quan đến chuyên ngành
1.3.5. Công chức Tài chính – Kế toán
Có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực về tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật;
Trực tiếp thực thi các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch dự toán thu, chi ngân sách được trình bày để thẩm quyền phê duyệt; xây dựng , lập kế hoạch, tổ chức về việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cùng với đó là các biện pháp để khai thác nguồn thu một cách có hiệu quả trên địa bàn;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận quản lý tài sản công để kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý quy định của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ về chuyên ngành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
1.3.6. Công chức Tư pháp – Hộ tịch
Có trách nhiệm tham mưu tổ chức thực hiện về các lĩnh vực cho Ủy ban nhân dân cấp xã: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Cần trực tiếp phối hợp, thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phổ biến, quản lý, giáo dục pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật, tổ chức cho người dân được nghiên cứu pháp luật, tổ chức các buổi lấy ý kiến nhân dân để góp phần tăng thêm trách nhiệm và quyền của nhân nhân dân đối với việc xây dựng pháp luật;
- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ công tác về tư pháp, chứng thực, chứng nhận, theo dõi về hộ tịch, quốc tịch; số lượng, chất lượng về dân số…
- Phối hợp với công chức khác xử lý vi phạm hành chính;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
1.3.7. Công chức Văn hóa – Xã hội
Có trách nhiệm tham mưu tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực cho Ủy ban nhân dân cấp xã: Văn hóa, thể dục, thể thao, thông tin, du lịch, truyền thông, thương binh, lao động, y tế, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, gia đình, dân tộc, trẻ em và thanh niên theo các quy định của pháp luật;
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ trực tiếp sau:
- Tổ chức, theo dõi và báo cáo các hoạt động về thể dục, thể thao, văn hóa, giáo dục, du lịch, y tế, gia đình, trẻ em; về việc xây dựng công tác đời sống văn hóa, gia đình văn hóa.
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế – xã hội ở địa phương;
- Thống kê về dân số, số lao động, ngành nghề trên địa bàn; tổng hợp, báo cáo số lượng cũng như tình hình biến động của chính sách lao động, tín ngưỡng, dân tộc, tôn giáo; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, chi trả cho các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ, chương trình xóa đói, giảm nghèo;
- Theo dõi, phối hợp với các bên chức năng khác để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác bảo vệ trẻ em…
- Đôn đốc tổ dân phố, thôn xã thực hiện công tác giáo dục khi phối hợp với các trưởng thôn, tổ trưởng….
2. Các chế độ mà các công chức nhận được
2.1. Các chế độ về bảo hiểm y tế và xã hội
Với các cán bộ cấp xã trong thời gian nhận chức vụ sẽ được hưởng bảo hiểm y tế, xã hội theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp, các công chức đã đóng đủ 15 đến 20 năm bảo hiểm xã hội mà nghỉ việc chưa đến thời hạn đó thì vẫn nhận được các trợ cấp theo quy định của pháp luật.
2.2. Các chế độ hỗ trợ bồi dưỡng và đào tạo
Các công chức cấp xã sẽ được hưởng một số chế độ về bồi dưỡng và đào tạo như sau:
- Chế độ được hưởng sẽ phụ thuộc vào từng chức danh đảm nhiệm trong cơ quan và tùy theo từng kế hoạch.
- Khi các công chức nào được cử đi học hay bồi dưỡng nghiệp vụ sẽ nhận được các chế độ như: hỗ trợ ăn uống, tài liệu học tập, chi phí đi lại.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà topcvai.com tổng hợp và cung cấp cho bạn về công chức cấp xã gồm những ai. Chắc bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn và tìm được con đường đi cho mình rồi phải không nào? Hy vọng sẽ có những cơ hội tốt dành cho bạn.
Tham gia bình luận ngay!