1. Khái niệm công chức và công chức loại a1 là gì?
Công chức là nhân viên làm việc trong các đơn vị, cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Nhà nước. Là những người được xét tuyển và bổ nhiệm vào những vị trí, chức danh trong cơ quan Nhà nước thường là các đơn vị hành chính được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Công chức loại A1 là những người có trình độ Đại học và được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên.
Đọc thêm: Công chức loại a2 là gì ? Chế độ của mỗi ngạch công chức ra sao
2. Các tiêu chí phân loại của công chức a1 là gì?
Có nhiều cách để phân loại công chức, hãy xem đó là những cách gì ở phần dưới đây nhé:
- Theo trình độ đào tạo: Theo tiêu chí này, công chức được chia thành 4 loại đó là A,B,C và D. Công chức loại A sẽ là những người có trình độ đào tạo bậc đại học trở lên; Công chức loại B là những người có trình độ đào tạo từ Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp; Công chức loại C là những người có trình độ chuyên môn bậc sơ cấp còn Công chức loại D sẽ là những người có trình độ đào tạo chuyên môn dưới sơ cấp.
- Theo ngạch chuyên môn: Công chức được phân thành 18 loại. Thứ nhất đó là Công chức ngành hành chính, sự nghiệp; Thứ hai là công chức ngành lưu trữ; Thứ ba là công chức ngành Thanh tra; Thứ 4 là công chức ngành tài chính; Thứ 5- Công chức ngành tư pháp; Thứ 6- Công chức ngành ngân hàng; Thứ 7- Công chức ngành Hải Quan; Thứ 8- Công chức ngành Nông nghiệp; Thứ 9- Công chức ngành Thuỷ lợi; Thứ 10- Công chức ngành Kiểm lâm; Thứ 11- Công chức ngành xây dựng; Thứ 12- Công chức ngành Khí tượng thuỷ văn; Thứ 13- Công chức ngành Khoa học kỹ thuật; Thứ 14- Công chức ngành Y tế; Thứ 15- Công chức ngành Giáo dục và đào tạo; Thứ 16- Công chức ngành Thể thao; Thứ 17- Công chức ngành Văn hoá thông tin; Thứ 18- Công chức ngành dự trữ Quốc gia.
- Xét theo vị trí làm việc: Công chức được chia thành hai loại, loại thứ nhất đó là công chức lãnh đạo và loại thứ hai đó là công chức chuyên môn.
Đó là một số các tiêu chí để phân biệt công chức thường được sử dụng nhất, để biết thêm thông tin về cách phân laoij mời các bạn truy cập tại topcvai.com.
Tìm hiểu thêm: Hạng chức danh nghề nghiệp là gì? Click để xem ngay thông tin chi tiết.
3. Có những ngạch công chức nào đang được áp dụng?
Một số ngạch công chức thuộc công chức loại a1 đó là: Chuyên viên; Các chấp hành viên thuộc quận, huyện, thị xã hoặc là thành phố trực thuộc tỉnh; Công chứng viên; Thanh tra viên; Kế toán viên; Kiểm soát viên thuế; Kiểm soát viên ngân hàng; Kiểm toán viên; Kiểm tra viên hải quan; Kiểm dịch viên động vật, thực vật; Kiểm soát viên đê điều; Kiểm viên lâm chính; Kiểm soát viên thị trường; Thống kê viên; Thẩm kế viên; Kiểm tra viên thuế; Thẩm tra viên; Thư ký thi hành án; Kỹ thuật viên bảo quản; Chấp hành viên sơ cấp;...
4. Điều kiện và thủ tục chuyển đổi ngạch công chức có thể bạn chưa biết
4.1. Điều kiện để chuyển đổi ngạch công chức
Chuyển ngạch công chức là việc công chức của ngạch chuyên môn này chuyển sang ngạch của ngành chuyên môn khác nhưng có cùng thứ bậc và nghiệp vụ.
Đối với những cán bộ công chức chuyển ngạch thì yêu cầu cần phải có đó là kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với ngạch được chuyển và ngạch phải có cùng quyền hạn như nhau.
Những công chức đang được giao nhiệm vụ không phù hợp với chuyên môn và nghiệp vụ mà công chức đang giữ thì phải được chuyển ngạch cho phù hợp.
Đặc biệt đó là không thực hiện việc nâng lương khi chuyển ngạch để đảm bảo sự công bằng cho các công chức viên.
Những điều kiện nêu trên được thực hiện khi những công chức được chuyển đổi ddnag nắm giữ những nhiệm vụ không đúng với năng lực chuyên môn của mình và buộc yêu cầu phải chuyển đổi sang ngạch có ngành chuyên môn phù hợp hơn.
4.2. Thủ tục cần có để thực hiện chuyển đổi ngạch công chức
Trước tiên để chuyển đổi ngạch công chức thì đơn vị, cơ sở có yêu cầu chuyển đổi sẽ phải có văn bản đề nghị với Sở Nội vụ. Lúc này Sở Nội vụ sẽ hoàn thành những thủ tục có liên quan trình lên UBND tỉnh nếu đó là đối tượng thuộc diện quản lý của tỉnh. Còn nếu không sẽ ra văn bản chuyển ngạch luôn cho đơn vị đó.
Để hoàn thành thủ tục này thì đơn vị cần có hồ sơ trình lên Sở Nội Vụ, và các giấy tờ cần có bao gồm: Công văn đề nghị chuyển đổi ngạch công chức của đơn vị; 1 bản sao quyết định lương hiện đang được hưởng của công chức chuyển đổi; Các bản sao văn bằng, bảng điểm, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học,... có chứng thực; Bản photo quyết định bổ nhiệm công chức, viên chức cũ; và bản photo bổ nhiệm chức vụ mới nhất.
Đó là những điều kiện cũng như thủ tục cần phải làm để chuyển đổi ngạch công chức thành công, hãy ghi nhớ kiến thức phần này bởi biết đâu sẽ có lúc bạn cần sử dụng đến nó.
Xem thêm: Thi công chức là gì? Chuẩn bị hồ sơ cần thiết để thi công chức
5. Lương của công chức loại A1 được tính như thế nào?
Lương của công chức nói riêng và công chức loại a1 nói riêng sẽ được quy định bởi bảng lương do Nhà nước quản lý. Tất nhiên sẽ đều có mức lương theo từng bậc, từng hệ số,...
Ví dụ : +) Công chức hạng A1 bậc 1 đang có hệ số lương là 2.34, mức cơ bản đang là 1.390.000 đồng. Vậy thì lương của công chức này được tính như sau:
2.34 * 1.390.000 = 3.252.600 đồng
Tương tự có tất cả là 12 bậc khác nhau chúng ta sẽ lần lượt tình như vậy để ra được số lương cuối cùng mà công chức nhận được.
+) Công chức hạng A1 bậc 2 có hệ số lương là 2.67 sẽ tính như sau:
2.67 * 1.390.000 = 3.711.300 đồng
+) Công chức A1 bậc 3 có hệ số lương là 3.00, lương được tính như sau:
3.00 * 1.390.000 = 4.170.000 đồng
Đó là một ố ví dụ về cách tính lương theo hệ số và theo bậc của công chức hạng A1, ngoài ra còn nhiều cách tính lương của các bậc theo hệ số lương khác các bạn có thể tham khảo tại topcvai.com.
Tham khảo: Tải ngay Mẫu phiếu đánh giá công chức chuẩn nhất.
6. Các hành vi đặc biệt bị nghiêm cấm đối với những cán bộ công chức của Nhà nước
Là một cán bộ làm việc trong các đơn vị Nhà nước cần phải có thái độ và cách ứng xử sao cho đúng mực không gây khó chịu cho người dân. Là một cán bộ Nhà nước không được thực hiện những hành vi mà Nhà nước đã nghiêm cấm, những hành vi bị nghiêm cấm đó là:
- Gây phiền hà, sách nhiễu những người dân đến tố cáo, khiếu nại: Tất cả những vấn đề người dân gặp khó khăn hoặc rắc rối có nhu cầu cần phải được giải quyết thì những cán bộ chuyên trách, có quyền hạn xử lý đều phải thực hiện, không được gây khó dễ cho người đến yêu cầu.Nhiều cán bộ làm việc với tâm thế luôn đặt mình trong vùng an toàn, không muốn liên quan đến việc tranh chấp kiện tụng vì vậy mà sẽ không muốn tham gia vào những nhiệm vụ như là giải quyết tranh chấp, cãi vã giữa người dân. Đây là một việc làm thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong công việc mà bị Nhà nước nghiêm cấm đối với các cán bộ công chức Nhà nước.
- Phân biệt đối xử trong khi tiếp dân: Đây là việc làm thể hiện tư cách của những cán bộ công chức Nhà nước. Trong mọi việc đều phải giữ công bằng cho dân mới xứng đáng là một cán bộ gương mẫu. Phân biệt đối xử khi tiếp dân là một thái độ thể hiện sự vô trách, chỉ coi trọng những người quyền cao chức trọng mà giải quyết cho họ trước, còn với những người dân nghèo thì có thái độ coi kinh.
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp: Trong đời sống công việc tất nhiên sẽ có những mâu thuẫn xảy ra, tuy nhiên không vì thù hằn cá nhân mà được phép xúc phạm, nói xấu đồng nghiệp của mình, hành vi này thể hiện văn hoá làm việc của bộ máy Nhà nước. Vì vậy nghiêm cấm hành vi này xảy ra ở đơn vị hành chính của Nhà nước để làm gương cho người dân.
- Trong môi trường làm việc không được chia bè, kết phái với nhau: Vì đây là tập thể chung làm việc cho Nhà nước, cần phải giữ được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như đời sống hàng ngày. Có như vậy mới đúng với phương châm làm việc của Đảng và Nhà nước đưa ra.
- Không được tự ý bỏ việc hoặc là đình công: Trong quá trình công tác và làm việc nếu có vấn đề gì không hài lòng hoặc sức khỏe không tốt, không thể tiếp tục đảm nhận công việc hiện tại thì có thể làm đơn xin thôi việc. Không được phép kêu gọi đồng nghiệp tự ý bỏ việc hoặc là đình công như vậy sẽ phá vỡ hết mọi quy chuẩn mà Nhà nước đã xây dựng.
- Không được lấy tài sản chung để làm việc cá nhân: Đây là hành vi xấu, lạm dụng của công thu lợi cho cá nhân. Hành vi này có thể gây ra thiệt hại hoặc hư hỏng đồ dùng của Nhà nước và trái với quy định của Nhà nước ban hành.
- Nghiêm cấm hành vi tiết lộ bí mật của quốc gia: Bí mật của quốc gia không được phép tiết lộ dưới mọi hình thức hay lý do nào. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến sự an nguy của một đất nước. Đối với những cán bộ Nhà nước sau khi đã nghỉ hưu cũng không được phép hoạt động trong lĩnh vực trước đó đã làm trong vòng 5 năm ở những doanh nghiệp nước ngoài.
- Cán bộ công chức Nhà nước không được phép tham gia vào các hoạt động kinh doanh dưới mọi hình thức như là thành lập doanh nghiệp, góp vốn kinh doanh hoặc là đầu tư,...
Đây là một số những điều nghiêm cấm đối với những cán bộ công chức của Nhà nước để có được bộ máy làm việc hết lòng vì nhân dân, tận tâm, tận tụy với dân, có thể cùng nhân dân phát triển.
Trên đây là bài viết về Công chức loại A1 mà tôi muốn chia sẻ, mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ có cho mình những kiến thức nhất định về công chức loại A1, biết được những điều kiện để chuyển đổi ngạch công chức và những hành vi bị nghiêm cấm đối với công chức. Để biết thêm nhiều thông tin khác nữa mời bạn truy cập vào website topcvai.com kho tàng kiến thức đang đợi các bạn vào khám phá.
Chúc các bạn có được những thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình học tập và làm việc tốt nhất. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết của tôi!
Tham gia bình luận ngay!